Các món ăn đặc sản của Bình Định
Hãy đến Bình Định để thưởng thức vô số món ăn ngon miệng, hấp dẫn ở đây.
Mỗi vùng, mỗi miền có những món đặc sản riêng biệt. Vì vậy, Bình Định cũng thế, con người ở đây thân thiệt, dễ thương và thức ăn cũng rất tuyệt vời. Dưới đây là một số món đặc sản của Bình Định.
Bánh được làm từ bột nếp, lá gai, dừa tươi, đậu xanh và các nguyên vật liệu khác. Là đặc sản tại nơi đây được nhiều người yêu thích, thường có mặt trong các ngày cúng, giỗ của người dân ở Bình Định.
Bánh ít lá gai làm tại Bình Định (Ảnh: monan)
Video đang HOT
Đây là loại bánh đặc biệt… dày và thơm ngon nên người làm cũng phải dụng công rất nhiều. Chiếc bánh làm ra phải có mùi thơm đậm đà từ mì, mè, hành, tiêu, dừa. Còn phải mặn mà hơn so với các loại bánh thông thường.
Chiếc bánh thơm vị dừa, béo vị mè và đặc biệt là nồng đượm vị hành tím miền Trung khiến ai một lần đã được nếm đều công nhận là “món ngon nhớ lâu” không bao giờ quên được.
Bánh tráng nước dừa có hương vị thơm ngon (Ảnh: kenau)
Tuy chỉ làm từ nguyên liệu đơn giản như cơm, nước mắm ớt nhưng lại mang đến hương vị tươi ngon mà ít vùng miền có thể làm được. Giá của món ăn đặc sản này cũng rất yêu thương nữa. Một miếng cơm cháy có đường kính 10 cm chỉ tốn khoảng 1.000đ đến 1.500đ. Người dân ở đây thường dùng làm quà cho bạn bè, người quen ở nơi khác vì hương vị thơm ngon và có thể bảo quản lâu của nó.
Cơm cháy mắm ớt (Ảnh: muabannhanh)
Bánh bèo – một đặc sản Bình Định, đặc biệt nhất là thị trấn Tam Quan và thành phố Quy Nhơn. Là nơi có truyền thống trồng lúa lâu đời nên có rất nhiều thức ăn được làm từ gạo do chính tay người dân trồng. Ngon hơn nữa là gia vị thêm vào bánh bèo. Bánh bèo được ăn kèm với đậu phộng, hẹ, và nước sốt làm từ cà chua, thịt và chả cá. Bạn có thể ăn từ 15 đến 20 chén bánh bèo Bình Định mà chưa thấy chán.
Bánh bèo chén (Ảnh: foody)
Thường thì rất ít vùng có bánh canh làm từ bột gạo. Họ thường làm bánh canh từ bột mì. Nhưng ở Bình Định thì khá quen thuộc với loại bánh canh làm từ bột gạo này. Bánh canh thường được bán vào buồi sáng hoặc chiều tối. Bánh canh nấu với chả cá nên có vị ngọt tự nhiên. Người dân cũng nghĩ ra phương pháp để bột bánh giữ lâu hơn đó là phơi khô. Vì vậy, bà con làng xóm thường gửi làm quà cho con cháu, anh chị em của họ ở xa để sử dụng.
Nét ẩm thực đến từ bột gạo (Ảnh: foody)
Nem chua Yên Mạc món ngon hương vị quê hương
Ninh Bình được biết đến là điểm du lịch hội tụ nhiều di sản văn hóa thiên nhiên phong phú đa dạng.
Không chỉ nổi tiếng về nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Nơi đây còn có sức hấp dẫn với mỗi du khách bởi các món ăn đặc sản như thịt dê, cơm cháy, miến lươn,.. Một đặc sản truyền thống du khách nên thưởng thức khi đến với Ninh Bình là nem chua Yên Mạc - hương vị đặc trưng dung dị miền thôn quê.
Xã Yên Mạc, huyện Yên Mô từ lâu được biết đến với nghề làm nem chua nổi tiếng. Nem chua Yên Mạc đã có từ lâu đời. Tương truyền, bà Phạm Thị Thư có cha là cụ Phạm Thận Duật giữ chức Thượng thư trong triều đình Huế, bà theo cha vào kinh thành Huế và đã học hỏi các đầu bếp nổi tiếng của cung đình để làm món nem chua. Về sau, bà Thư về quê là làng Yên Mô Thượng (xã Yên Mạc) truyền nghề làm nem chua. Món ngon nức tiếng lan khắp tỉnh và những vùng xung quanh như Thanh Hóa, Nam Định,..
Nem Yên Mạc được tinh chế khá công phu. Để nem chua đạt chất lượng ngon khâu quan trọng nhất là chọn được thịt lợn tươi vừa mới mổ xong miếng thịt còn nóng và phải là thịt nạc mông thì ngon nhất, lọc bỏ hết gân sớ thịt. Dùng dao cắt thịt thành những miếng nhỏ dài khoảng 2 - 3cm. Trộn với bì lợn thái sợi, thêm thính (gạo rang vàng giã nhuyễn) một ít ớt, tỏi và hạt tiêu. Sau đó dùng lá ổi gói lại thành cuộn nhỏ tiếp theo lấy lá chuối bọc bao quanh bên ngoài. Nem chỉ cần để từ khoảng 3-4 ngày là ăn được
Nem Yên Mạc ăn kèm với chút lá ổi, lá sung cùng rau thơm cuộn lại, chấm với nước mắm tỏi chanh. Thành phẩm đĩa nem chua màu sắc phải đỏ hồng, khô và tơi sợi, mùi thơm chua của nem đã lên men quyện cùng mùi thơm cay của tỏi, thính gạo rất hấp dẫn và đặc biệt. Cho nem, rau thơm vào trong lá sung cuộn, chấm mắm và thưởng thức. Cái vị chua chua của nem, một chút cay của tỏi ớt, vị thơm bùi ngọt của lá sung và thính tất cả tạo nên một món ăn vô cùng bình dị và tinh tế. Tiết trời lành lạnh cùng nhâm nhi vài chén rượu với đĩa nem chua thì quả thật không có gì thú vị bằng.
Cùng với rượu nếp Yên Lâm, nem Yên Mạc đã tạo nên cái duyên "bầu rượu, nắm nem" đi vào thứ ẩm thực của nhiều thế hệ. Ngày nay, nem Yên Mạc đã vươn xa, có mặt ở nhiều khách sạn, nhà hàng cả trong và ngoài tỉnh. Ngày càng được nhiều người biết đến "Yên Mạc đặc sản Nem chua - Tiệc tùng đình đám thường mua về dùng". Đến với Yên Mạc - Ninh Bình để thưởng thức hương vị dân dã mộc mạc của món nem chua, là một trải nghiệm khó quên với mỗi thực khách.
Kỳ lạ món bánh hồng nhưng màu trắng phau, ăn xong quần áo trắng xóa Món bánh trở thành đặc sản của xứ Nẫu - Bình Định mà bất kỳ du khách nào tới đây cũng phải mua vài hộp về làm quà. Một lần đến với xứ Nẫu - Bình Định, chắc chắn du khách không thể quên nếm thử các loại bánh ở vùng đất này như bánh ít lá gai, bánh tráng nước dừa, bánh...