Bưởi “tiến vua”, nửa triệu đồng một quả, nông dân không có đủ hàng để bán
Bưởi Luận Văn (Thọ Xuân, Thanh Hóa) được nhiều người biết đến là một sản vật “tiến vua” ngày xưa.
Ngày nay, loại bưởi này vẫn đang rất được ưa chuộng, nhất là vào dịp tết. Vào những ngày cận tết, giá mỗi quả bưởi to đẹp lên đến nửa triệu đồng, tuy nhiên, nhiều lúc nông dân vẫn không đủ hàng để bán.
Bưởi “tiến vua”, nửa triệu một quả nông dân không có đủ hàng bán
Đến với Thọ Xuân dịp này, chúng tá sẽ bắt gặp những vườn bưởi đang chuyển từ màu vàng dần sang màu đỏ. Nhiều năm nay, quả bưởi đỏ Luận Văn là nguồn sinh kế quan trọng, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hàng ngàn hộ dân nơi đây.
Ông Trịnh Đình Thành một gia đình trồng bưởi Luận Văn (thôn Xuân Tân, xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) cho biết: Khoảng hơn 10 năm đây thấy nhu cầu của thị trường tăng nên nhà ông đã đầu tư nhiều hơn với khoảng 300 gốc bưởi. Hiện nay giá mua sỉ tại vườn giao động từ 65.000 – 70.000 đồng/quả, nhưng vào dịp tết giá sẽ còn khác nữa.
Theo người dân ở làng Luận Văn (xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) xưa kia bưởi đỏ Luận Văn dùng để tiến vua, còn ngày nay được nhiều người dân tìm mua để thờ cúng trong mỗi dịp lễ Tết.
Với đặc trưng từ vỏ đến ruột của quả bưởi Luận Văn đều có màu đỏ rất đẹp. Ngoài ra bưởi đỏ còn có mùi thơm đặc trưng, bởi vậy giống bưởi này được nhiều người ưa chuộng, được cho là sẽ đem lại may mắn, thịnh vượng khi bày trong mâm quả đặc biệt là vào dịp tết về.
Bưởi đỏ tiến vua có nguồn gốc từ làng Luận Văn (Thanh Hóa). Do đó, loại bưởi đỏ này còn được gọi là bưởi Luận Văn. Bưởi tiến vua khi nhỏ cũng có vỏ màu xanh như các loại bưởi thông thường, đến khoảng tháng 10 – 11 âm lịch, bưởi tiếp tục có sự thay đổi về màu sắc. Toàn bộ quả bưởi từ vỏ đến tép bưởi đều chuyển sang màu đỏ gấc.
Nhận thấy quả bưởi đỏ Luận Văn rất khác biệt so với những giống bười thường, năm 2013, anh Phạm Văn Nam – Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Đại Nam đã mạnh dạn ký kết bao tiêu và phục dựng lại cây bưởi đỏ Luận Văn.
Hiện công ty đang bao tiêu khoảng 100 ha ở các xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa). Ngoài thị trường hiện nay giá khoảng 200.000 đồng/quả, đến Tết Nguyên đán giá có thể lên đến 250.000 – 300.000 đồng/quả hoặc có thể đắt hơn. Với một cặp bưởi đẹp được cho là “vip” có giá hơn một triệu đồng/cặp. Với những quả bưởi đỏ tiến vua thư pháp có giá cao khoảng 350.000 đồng/quả.
Đến nay, công ty Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Đại Nam đã có 30 cửa hàng trưng bày trên cả nước để giới thiệu bưởi đỏ Luận Văn đến với mọi người.
Những năm gần đây, diện tích cây cây bưởi đỏ Luận Văn tăng lên nhanh chóng vì người dân thấy hiệu quả nên đã tập trung vốn đầu tư. Tuy nhiên, anh Phạm Văn Nam – Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Đại Nam khuyến cáo người dân không mở rộng diện tích mà tập trung vào chăm sóc, nâng cao chất lượng; quy hoạch cụ thể về diện tích khu vực trồng và kiểm soát chất lượng để giữ gìn thương hiệu bưởi đỏ Luận Văn ngày một bay cao, bay xa hơn nữa.
Lạng Sơn: Một nông dân thu 4 tỷ đồng/năm nhờ làm thứ trông đen sì ăn mát lịm, nói ra ai cũng bất ngờ
Bà Hoàng Thi Bạch là 1 trong 90 điển hình tiêu biểu trong cộng đồng dân cư vừa đươc Mật trận Tổ Quốc Việt Nam tuyên dương.
Mỗi ngày, cơ sở sản xuất thạch đen của bà Hoàng Thị Bạch (thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) sản xuất và cung cấp ra thị trường hàng nghìn hộp thạch đen Tràng Định. Thạch đen của gia đình cô được khách hàng ưa thích nhờ thạch được nấu truyền thống, và được đóng hộp đẹp mắt, có tem mác truy xuất nguồn gốc.
Đến thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, nhắc đến cơ sở sản xuất thạch đen Tràng Định Hồng Nhung, không ai là không biết. Chủ của cơ sở sản xuất này là bà Hoàng Thị Bạch - 1 trong 90 điển hình tiêu biểu trong cộng đồng dân cư vừa được Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tuyên dương.
Bà Hoàng Thi Bạch là 1 trong 90 điển hình tiêu biểu trong cộng đồng dân cư vừa đươc Mật trận Tổ Quốc Việt Nam tuyên dương.
Chia sẻ với PV Dân Việt, bà Hoàng Thị Bạch cho biết, cây thạch đen ở huyện Tràng Định nổi tiếng. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch, thạch đen chủ yếu được bà con phơi khô rồi xuất khẩu sang Trung Quốc, rất ít hộ dân nấu thạch đen tại địa phương.
Nhận thấy nhu cầu, thị hiếu khách hàng và thị trường tiềm năng nên năm 2015, bà cùng chồng đã quyết định thành lập cơ sở sản xuất thạch đen Hồng Nhung.
"Để đưa được thương hiệu gần hơn với người tiêu dùng, trước hết sản phẩm phải ngon, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, thạch đen được đóng hộp tiện lợi, đẹp mắt với đầy đủ tem nhãn truy xuất nguồn gốc. Có như vậy thì khách hàng mới tin tưởng và ủng hộ", bà Bạch chia sẻ.
Theo bà Bạch, thạch đen hiện vẫn được gia đình cô sơ chế và nấu bằng phương pháp thủ công. Như vậy, thạch đen mới đảm bảo độ dẻo, độ dai và thơm ngon.
"Trước đây, gia đình tôi cũng được nhà nước hỗ trợ nồi nấu thạch đen bằng điện. Tuy nhiên, chỉ sau vài mẻ, khách hàng đánh giá không ngon bằng nấu thủ công, nấu bằng nồi gang, bếp củi. Tôi cũng nhận thấy như vậy nên từ đó cũng bỏ luôn nồi điện, quay lại nấu bằng phương pháp truyền thống", bà Bạch nói.
Thạch đen Tràng Định do cơ sở thạch đen Hồng Nhung sản xuất được khách hàng rất ưa chuộng.
Cũng theo bà Bạch, trước đây, công nhân phải quấy thạch và lọc nước bằng sức người. Còn bây giờ, gia đình cô đã đầu tư máy quấy và máy lọc giúp tiết kiệm thời gian, sức người, công suất cao hơn.
Lúc mới lập cơ sở sản xuất, mỗi ngày gia đình bà chỉ sản xuất 300 - 500 hộp thạch đen, thị trường chủ yếu là các huyện trong tỉnh.
Nhưng đến nay, thạch đen Tràng Định của gia đình bà được đóng hộp, chuyển đi khắp các tỉnh thành, từ Bắc đến Nam, bằng ô tô, xe khách đường dài, thậm chí được vận chuyển bằng máy bay.
Khách hàng đặt nhiều nhất là từ các tỉnh Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Lạt, TP.HCM... Trong năm 2020, cơ sở thạch đen Hồng Nhung của gia đình bà thu 4 tỷ đồng.
"Với nhân lực và hệ thống bếp, nồi như hiện tại, hoạt động hết công suất, cơ sở cũng chỉ làm ra được 15-25 mẻ thạch đen, với 1.600 - 2.000 hộp/ngày.
Vào những ngày mùa đông, cơ sở làm trung bình 300 - 500 hộp/ngày, đáp ứng đủ nhu cầu khách đặt. Tuy nhiên, vào thời điểm mùa hè, nhiều lúc khách đặt 3.000 - 4.000 hộp, cơ sở không đáp ứng được", bà Bạch chia sẻ.
Bà Bạch tất bật với công việc đóng thạch đen đi gửi khách hàng.
Bà Bạch cũng cho hay, để làm ra những mẻ thạch đen thơm ngon, dẻo và dai, phải chọn những cây thạch đen trồng trên nương.
"Thạch nương sẽ thơm ngon và dễ nấu hơn thạch ruộng. Vì thế hằng năm, cơ sở của tôi thường đặt thu mua cây thạch đen của bà con trồng trên nương. Trong năm 2020 này, tôi đã thu mua gần 200 tấn thạch đen khô của bà con với giá dao động từ 30.000- 48.000 đồng/kg.
Thạch đen Tràng Định được gửi đi khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Nói về dự định trong thời gian tới, bà Bạch cho biết: "Sắp tới, tôi sẽ mở rộng thêm diện tích, công suất của cơ sở đảm bảo đáp ứng thêm nhu cầu của thị trường. Sản phẩm thạch sẽ vẫn giữ được hương vị thơm ngon nhất, chất lượng nhất, hướng tới trở thành sản phẩm OCOP nổi bật của địa phương được đông đảo thực khách, người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn".
Hiện nay, diện tích trồng cây thạch đen của huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn) hằng năm duy trì từ 1.200 - 1.500ha. Sản lượng cây thạch đen đạt từ 8.700 - 12.000 tấn/năm, đem lại giá trị kinh tế khoảng 360 tỷ đồng/năm.
Đặc biệt, năm 2017, Cục SHTT, Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định 52662/QĐ-SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Tràng Định" cho cây thạch đen của huyện Tràng Định.
Thái Bình: Tròn mắt trước ao nuôi cá rô đồng đặc sản, bắt bán cả trăm tấn/năm, ông nông dân này giàu sụ Ông tỷ phú nông dân Bùi Thọ Thính, thôn Đông, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình làm giàu nhờ nuôi cá rô đồng đặc sản trong cái ao mênh mông rộng tới hơn 2ha Trải nghiệm ao nuôi cá rô đồng đặc sản rộng hơn 2 ha ở tỉnh Thái Bình. Mỗi năm thả nuôi từ 2-3 triệu con cá...