Buổi sáng ăn 2 loại quả này giúp dưỡng tim mạch, giảm viêm, bồi bổ sức khỏe
Hai loại quả này chứa chất béo Omega-3 giúp giảm lượng cholesterol xấu, là chất chống viêm, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch và một số loại ung thư.
Quả bơ
Quả bơ được mệnh danh là “siêu thực phẩm” có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ và được ưa chuộng khắp thế giới. Quả bơ chứa gần 20 vitamin như vitamin A, B; cùng các khoáng chất như: magie, sắt, đồng, kẽm, phốt pho, mangan; protein; chất béo lành mạnh, ít đường… mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chính những ưu điểm vượt trội, quả bơ trở thành thực phẩm có mặt trong các chế độ ăn uống lành mạnh, ngăn ngừa đẩy lùi bệnh tật.
Trong quả bơ chứa nhiều Omega-3 là chất chống viêm, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch và một số loại ung thư.
Omega-3 giúp cải thiện chức năng não bộ, giảm viêm và tăng cường độ ẩm cho da, từ đó giúp da khỏe mạnh, mịn màng hơn.
Omega-3 giúp cải thiện chức năng não bộ, giảm viêm và tăng cường độ ẩm cho da, từ đó giúp da khỏe mạnh, mịn màng hơn.
Giảm viêm liên quan bệnh lý tim mạch, giảm cholesterol
Nhiều nghiên cứu đã nhận định axit oleic – chất béo không bão hòa đơn trong quả bơ giúp giảm viêm, giảm nguy cơ phát triển bệnh tim nhờ vào việc góp phần cải thiện quá trình xơ vữa động mạch và ổn định mảng bám.
Một đánh giá của 10 nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ bơ có thể làm giảm tổng lượng cholesterol trung bình xuống 18,8 mg/dl, cholesterol LDL xuống 16,5 mg/dl và triglyceride xuống 27,2 mg/dl so với ban đầu. Hơn nữa, bơ còn chứa phytosterol hòa tan trong chất béo nhiều hơn gần 20 lần so với các loại trái cây khác, có tác dụng tích cực đối với sức khỏe tim mạch.
Cân bằng huyết áp
Trong 100 gam bơ chứa 485 mg kali giúp duy trì sức khỏe tim mạch và chức năng cơ bắp bằng cách điều chỉnh huyết áp thông qua việc điều chỉnh khả năng giữ nước trong cơ thể. Ngoài ra, kali điều chỉnh sự cân bằng điện giải trong cơ thể. Điều này rất quan trọng đối với việc dẫn truyền tín hiệu điện trong tim, giúp nhịp tim ổn định, khỏe mạnh.
Hỗ trợ tình trạng viêm nhiễm
Nghiên cứu năm 2019 xác định tiềm năng chống viêm, giảm sản xuất các hợp chất gây viêm và cải thiện phản ứng miễn dịch trong các bệnh viêm mạn tính như đái tháo đường, bệnh Alzheimer và viêm khớp… từ chiết xuất bơ. Vitamin E có trong quả bơ cũng là một nguồn chống oxy hóa mạnh với đặc tính chống viêm hiệu quả, hỗ trợ tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.
Giúp no lâu hơn
Một nghiên cứu năm 2019 cho cho thấy chất béo và chất xơ có trong quả bơ làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, thay đổi các hormone đường ruột giúp bạn cảm thấy no lâu hơn sau khi ăn.
Video đang HOT
Đặc tính này làm cho bơ trở thành một thực phẩm có giá trị giúp giảm sự thèm ăn, từ đó giảm năng lượng nhập vào hàng ngày nên giúp giảm cân.
Một nghiên cứu đã kiểm tra mô hình dinh dưỡng của người Mỹ và nhận thấy rằng những người ăn bơ có chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng hơn, ít nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và trọng lượng cơ thể thấp hơn so với những người không ăn bơ.
Cũng có một nghiên cứu lớn khác, khảo sát tỉ lệ ăn bơ và theo dõi cân nặng của người tham gia trong vòng 4 đến 11 năm, cho thấy giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì và giảm sự tăng cân ở những người thường xuyên ăn bơ so với nhóm không ăn thực phẩm này.
Trứng gà
Trứng gà có lượng dinh dưỡng cao hơn so với nhiều thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Tuy nhiên lượng calo trong trứng gà lại khá thấp. Vì vậy nó giúp bạn dễ dàng kiểm soát được việc tiêu thụ calo mỗi ngày cũng như hỗ trợ tích cực cho việc tăng/giảm cân của nhiều người.
Trứng gà chứa cholesterol, nhưng chủ yếu là cholesterol tốt, giúp bảo vệ tim mạch. Trứng gà (gà thả vườn) chứa Omega-3 dồi dào, có tác dụng giảm triglyceride. Đây là một bữa ăn sáng giàu năng lượng, giúp bạn no lâu và duy trì hoạt động suốt cả buổi sáng.
Ngoài ra, trứng gà còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin D, Giúp cơ thể hấp thụ canxi, tốt cho xương và răng; Vitamin B12 là chất quan trọng cho hệ thần kinh, sản xuất tế bào máu; Choline hỗ trợ chức năng não, phát triển trí não ở trẻ nhỏ và selen có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
Có thể nói, trứng gà là thực phẩm chứa protein có giá trị sinh học cao nhất và được xem là tiêu chuẩn vàng cho chế độ dinh dưỡng của nhiều thực đơn hiện nay. 60% Protein chất lượng cao trong trứng gà nằm ở lòng trắng trứng, phần còn ở lòng đỏ với các vitamin, khoáng chất khác.
Bên cạnh đó, trong trứng gà còn có vitamin A, E, B5, Omega 3 cùng 1 số khoáng chất khác như I ốt, Phốt pho… Nếu so sánh trứng gà với các loại thực phẩm dinh dưỡng khác thì giá trị dinh dưỡng trong trứng gà bằng 84.5% của sữa, 76% của cá và 74% của thịt bò.
Trứng là một trong những nguồn axit béo Omega-3 chất lượng. Mỗi khẩu phần ăn 2 quả trứng cung cấp trung bình 180mg Omega 3. Trong số lượng này, 114mg là axit béo Omega-3 chuỗi dài chiếm từ 71-127% lượng tiêu thụ mong muốn cho người lớn.
Cá có dầu là một trong những nguồn cung cấp Omega-3 nổi tiếng nhất, tuy nhiên, đối với những người không thể ăn cá, trứng là nguồn cung cấp các loại chất béo lành mạnh này đặc biệt hữu ích.
Cải thiện sức khỏe thần kinh, não bộ
Lượng choline trong trứng sẽ giúp tạo ra Acetylcholine – một chất dẫn truyền xung động thần kinh, tốt cho việc ghi nhớ của não bộ. Bên cạnh đó, sự kết hợp của choline, vitamin B2, B12 và tryptophan trong trứng có tác dụng làm giảm nguy cơ lo lắng và mắc bệnh trầm cảm, hỗ trợ giấc ngủ sâu hơn.
Thúc đẩy sức khỏe của xương
Trứng là một trong số ít thực phẩm giàu vitamin D tự nhiên. Vì vậy đây là lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang thiếu hụt vitamin D. Đây là chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi và phốt pho – 2 khoáng chất giúp duy trì xương và răng khỏe mạnh. Vitamin D còn hỗ trợ chức năng cơ bắp khỏe mạnh và duy trì hệ thống miễn dịch.
Thông thường, một khẩu phần 2 quả trứng gà cung cấp khoảng 82% lượng vitamin D khuyến nghị hàng ngày cho người lớn. Và hàm lượng vitamin D này sẽ phụ thuộc và quy trình nuôi. Gà nuôi ngoài trời sẽ có lượng vitamin D cao gấp 3-4 lần so với gà công nghiệp.
Ngoài ra trong trứng còn có các thành phần chống oxy hóa tốt cho sức khỏe của móng tay, móng chân.
Ngăn nguy cơ ung thư vú
Có nghiên cứu đưa ra cho rằng phụ nữ ăn ít nhất 6 quả trứng mỗi tuần sẽ giảm 44% nguy cơ ung thư vú. Việc ăn trứng sẽ cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và thành phần chống oxy hóa cho cơ thể. Do đó, sẽ cung cấp khả năng ức chế các gốc tự do, làm chậm lão hóa.
Hạn chế tiêu thụ calo, hỗ trợ quá trình giảm cân
Trứng là một trong những thực phẩm tốt nhất để quản lý cân nặng do trứng gà chỉ có khoảng 70-80 calo và chứa nhiều protein. Đặc biệt với lòng trắng trứng hàm lượng calo còn thấp hơn. Chúng giúp mang lại cảm giác no lâu và giảm mong muốn ăn muộn trong ngày, từ đó hạn chế lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trứng gà giúp no lâu hơn bằng cách: Tăng mức độ hormone giúp bạn cảm thấy no sau khi ăn; Duy trì mức năng lượng cao; Tăng hoạt động trao đổi chất; Làm chậm tốc độ thức ăn rời khỏi dạ dày
Trứng chứa hàm lượng Protein cao nên là thành phần lý tưởng của nhiều chế độ ăn kiêng khác nhau với mục đích kiểm soát cân nặng. Tiêu thụ trứng cũng mang đến lợi ích lâu dài trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống.
Trứng giúp duy trì thị lực tốt hơn
Trứng gà chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, trong đó bao gồm vitamin A, vitamin E và Selen. Đây đều là những chất chống oxy hóa quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe mắt và chức năng võng mạc. Chúng giúp chống lại tình trạng lão hóa thị lực khi chúng ta già đi.
Lòng đỏ trứng lượng lớn lutein và zeaxanthin, các chất chống oxy hóa hữu ích giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng ở mắt. Các nghiên cứu cho thấy những chất chống oxy hóa này được cơ thể hấp thu từ trứng tối hơn các nguồn thực vật thay thế.
Ăn khoai lang bỏ vỏ, nhiều người bỏ lỡ 'vị thuốc đại bổ' mà không hay
Nhiều người thường có thói quen bỏ vỏ khoai lang trước khi chế biến. Đây thực sự là một sai lầm đáng tiếc, bởi vỏ khoai lang chứa đựng nhiều dưỡng chất quý giá, đặc biệt có lợi cho sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa.
Vỏ khoai lang cực tốt cho hệ tiêu hóa
Vỏ khoai lang chứa rất nhiều chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Vỏ khoai lang cũng chứa một lượng lớn prebiotics, là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch.
Vỏ khoai lang chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào trong đường tiêu hóa khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra. Điều này giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và các bệnh lý về đường tiêu hóa. Vì vậy, ăn khoai lang cả vỏ không chỉ giúp bạn tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa của bạn.
Ăn khoai lang bỏ vỏ đồng nghĩa với việc bạn đang bỏ đi một "vị thuốc bổ" tự nhiên. Ảnh: Shutter Stock
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Chất xơ trong vỏ khoai lang giúp giảm cholesterol xấu (LDL) trong máu, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác. Vỏ khoai lang chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là anthocyanin (trong khoai lang tím), giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra, giảm viêm nhiễm và nguy cơ mắc bệnh tim.
Nguồn kali dồi dào trong vỏ khoai lang giúp điều hòa huyết áp, giảm căng thẳng cho tim và mạch máu. Ngoài ra, vỏ khoai lang tự nhiên không chứa cholesterol và ít chất béo, phù hợp cho chế độ ăn lành mạnh cho tim mạch.
Ngăn ngừa một số bệnh mãn tính
Vỏ khoai lang rất giàu chất chống oxy hóa, bao gồm anthocyanin (trong khoai lang tím), vitamin C và các hợp chất phenolic khác. Các chất này giúp trung hòa các gốc tự do gây hại trong cơ thể, từ đó giảm viêm nhiễm và stress oxy hóa - những yếu tố góp phần gây ra nhiều bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, tiểu đường và các bệnh thoái hóa thần kinh.
Vỏ khoai lang cung cấp một lượng lớn chất xơ, giúp điều hòa đường huyết, giảm cholesterol và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Điều này có thể giúp ngăn ngừa tiểu đường type 2, bệnh tim mạch và một số loại ung thư đường tiêu hóa. Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như kali, mangan và vitamin A, hỗ trợ chức năng miễn dịch, sức khỏe xương và thị lực.
Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất trong vỏ khoai lang có khả năng chống viêm, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến viêm nhiễm như viêm khớp, bệnh Crohn và các bệnh tự miễn khác.
Vỏ khoai lang giúp ngăn ngừa một số bệnh mãn tính. Ảnh: Getty Images
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Vỏ khoai lang chứa rất nhiều chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn và hạn chế việc ăn quá nhiều. Vỏ khoai lang có lượng calo thấp, nhưng lại cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, giúp bạn cảm thấy no mà không nạp quá nhiều năng lượng.
Chất xơ trong vỏ khoai lang giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu và giảm cảm giác thèm ăn đồ ngọt.
Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất trong vỏ khoai lang có thể hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể đốt cháy calo hiệu quả hơn.
Giúp làm chậm quá trình lão hóa
Vỏ khoai lang chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ như anthocyanin (trong khoai lang tím), vitamin C và các hợp chất phenolic khác. Các chất này giúp trung hòa các gốc tự do gây hại trong cơ thể, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và làm chậm quá trình lão hóa.
Vỏ khoai lang chứa một lượng nhỏ collagen, một loại protein quan trọng giúp duy trì độ đàn hồi và săn chắc của da, ngăn ngừa nếp nhăn và chảy xệ. Các loại vitamin A và C trong vỏ khoai lang giúp thúc đẩy tái tạo tế bào da, làm mờ các vết thâm nám và cải thiện làn da tổng thể.
Lý do bạn nên ăn cá 2 lần một tuần Các chuyên gia Hiệp hội Tim mạch Mỹ đề xuất người dân nên ăn cá hai lần một tuần giúp giảm 36% nguy cơ tử vong vì bệnh tim. Nhưng ở Mỹ, chỉ khoảng 20% dân số quan tâm tới lời khuyên đó. Khoảng 1/3 dân số Mỹ ăn hải sản mỗi tuần một lần, trong khi gần một nửa chỉ thỉnh thoảng...