Bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ, mẹ cần lưu ý 4 nguyên tắc này để con khỏe, mẹ vui
Bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ, bụng bầu của mẹ bầu đã lớn lên thấy rõ. Bạn cần chú ý đến 4 điểm sau để cả hai mẹ con đều mạnh khỏe.
Nhắc đến chuyện mang thai, thực sự có quá nhiều điều bạn cần phải chú ý. Ví dụ, trong thời kỳ mang thai, các thai phụ luôn cần giữ tâm trạng vui vẻ, ngủ đủ giấc, ăn uống hợp lý, vệ sinh sạch sẽ, phòng chống bệnh tật…để đảm bảo sức khỏe thể chất cho bản thân mình và thai nhi. Khi thai kỳ bước sang tháng thứ 6, mẹ bầu cần chú ý tuân thủ 4 nguyên tắc dưới đây để đảm bảo con khỏe, mẹ vui.
Điều chỉnh tư thế ngủ kịp thời
Khi tử cung và thai nhi lớn lên, tư thế ngủ của mẹ bầu càng trở nên quan trọng. Việc ngủ sai tư thế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng bụng, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3. Thai phụ ngủ sai tư thế sẽ làm tăng áp lực lên tử cung, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến tử cung và nhau thai.
Vì vậy, khi bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ, mẹ bầu chú ý nằm nghiêng bên trái để đảm bảo lưu thông máu, cung cấp đủ oxy cho thai nhi và giảm bớt tình trạng phù nề khi mang thai.
Chú ý đến chuyển động của thai nhi
Trước khi sinh, các bà mẹ cần theo dõi các chuyển động khác nhau của thai nhi để hiểu được quy luật sống và tình trạng sức khỏe của bé. Đồng thời em bé trong bụng cũng “trò chuyện” với mẹ qua những cú “đấm đá” như vậy.
Vì vậy, các bà mẹ mang thai cần theo dõi và đếm cử động của thai nhi. Tần suất cử động bình thường của thai nhi là không dưới 5 lần/giờ và tần suất khoảng 70 lần/ngày. Nhưng sự phát triển của mỗi thai nhi là khác nhau, có những em bé rất hiếu động và thường cử động 100 lần/ngày.
Miễn là số lần cử động của thai nhi đều đặn và không thay đổi quá lớn thì sự phát triển của em bé vẫn bình thường. Đối với thai nhi, cử động của thai nhi cũng là một kiểu tương tác của bé với bố mẹ. Tuy nhiên, nếu cử động của thai nhi ít hơn 20 lần một ngày thì đó là hiện tượng bất thường. Nếu thai nhi cử động dưới 10 lần mỗi ngày thì mẹ cần đến bệnh viện ngay để thăm khám.
Video đang HOT
Chú ý bổ sung canxi
Nhiều bà mẹ không biết tầm quan trọng của việc bổ sung canxi khi mang thai nên thường bỏ qua việc này, Tuy nhiên, canxi là chất quan trọng duy trì chức năng thần kinh và sự co bóp của cơ. Nếu nồng độ canxi trong huyết thanh của một người không đủ sẽ dẫn đến tăng kích thích thần kinh cơ và các triệu chứng như chuột rút ở bắp chân.
Nếu thai nhi không được cung cấp đủ canxi, trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh nhuyễn sụn thanh quản bẩm sinh. Điều này rất bất lợi cho sức khỏe của bé. Ngoài ra, thai nhi thiếu canxi dễ mắc bệnh còi xương như mềm sọ, vuông sọ, thóp đóng bất thường, não phễu…Vì vậy, các mẹ bầu nên chú ý bổ sung canxi qua chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không được bỏ sót rau, củ quả.
Thứ tư, dậy sớm và đi ngủ sớm
Ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với sức khỏe của thai phụ đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong bụng. Khoảng 1/3 cuộc đời con người dành cho giấc ngủ. Chính vì vậy, tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe là điều hiển nhiên. Mẹ bầu nên ngủ sớm, dậy sớm, tránh thức khuya. Thai phụ thức khuya trong thời gian dài dễ bị tổn thương gan, thận, khí, huyết. Vì vậy, bạn cần rèn luyện thói quen thức dậy sớm, ngủ đủ giấc xuyên suốt thai kỳ.
Thực phẩm bổ sung canxi cho hệ xương chắc khỏe
Hỗ trợ xương khớp phát triển, điều hòa hệ tim mạch, tăng cường chức năng cơ và thần kinh đều nhờ vào lượng canxi trong cơ thể. Nguồn thực phẩm bổ sung canxi có từ các loại rau củ thực vật, dễ kiếm với giá thành không quá cao.
Các loại hạt
Đa số các loại hạt đều chứa hàm lượng canxi cao như hạt hoa anh túc, hạt vừng, hạt chia... Một thìa cà phê hạt vừng (9g) có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 9% nhu cầu canxi hàng ngày.
28,3gr hạt hướng dương chứa 20mg canxi tương đương 2% nhu cầu hàng ngày. Bạn có thể dùng hạt hướng như món ăn nhẹ hoặc rắc vào salad. Hạt hướng dương cũng giàu vitamin E, chất chống oxy hóa, protein và nhiều chất béo lành mạnh.
Ảnh minh họa
28gr hạt hạnh nhân (khoảng 22 hạt) có khoảng 76mg canxi tương đương 7,6% nhu cầu canxi mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy, ăn hạt hạnh nhân trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp đốt cháy nhiều chất béo và carb trong khi tập luyện. Hạt hạnh nhân chứa hàm lượng vitamin E, protein, chất xơ, chất béo không bão hòa đơn khá dồi dào, giúp giảm cholesterol xấu khi bạn ăn điều độ.
87,8 mg hạt mè (vừng) tương đương 9% nhu cầu canxi hàng ngày. Một muỗng canh hạt vừng chứa nhiều canxi tương đương nửa cốc sữa.
Phô mai, sữa chua, sữa
Phô mai là nguồn cung cấp canxi hiệu quả với 28g phô mai có thể cung cấp khoảng 5% nhu cầu canxi hàng ngày. Phô mai còn chứa protein, chất béo và calo có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường loại 2.
Ảnh minh họa
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn (probiotic) tốt cho hệ tiêu hóa. Một hộp sữa chua nguyên chất (245g) có thể cung cấp khoảng 30% nhu cầu canxi hàng ngày, cùng nhiều chất có lợi khác như phốt pho, ka li, vitamin B2 và B12. Sữa chua còn có tác dụng tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể, ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 và các bệnh tim mạch.
Sữa là nguồn cung cấp năng lượng cao và quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với vận động viên và người cao tuổi. Sữa bò có thể nuôi dưỡng xương chắc khỏe. Các loại sữa từ hạt cũng có thể bổ sung canxi thậm chí cao hơn các sản phẩm từ sữa bò. Một cốc sữa đậu nành giúp bổ sung 30% nhu cầu canxi hàng ngày.
Các loại đậu
Các loại đậu cung cấp canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác như chất xơ, protein, kẽm, sắt, nhiều vi chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe. Đậu còn có thể làm giảm mức cholesterol LDL (mức cholesterol xấu), từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Ảnh minh họa
Khoảng 37 mg các loại đậu còn non nguyên vỏ (đậu que, đậu xanh, đen còn non) tương đương với 3,7% lượng canxi cần mỗi ngày. Một cốc đậu xanh còn chứa 27% lượng vitamin C và 3,5 gram chất xơ cho cơ thể.
Đậu trắng không chỉ chứa nhiều chất xơ lành mạnh giúp bạn no lâu mà còn có protein để xây dựng cơ bắp, kali. Đặc biệt, đậu trắng chứa rất nhiều canxi, chất xơ, protein và chất sắt, thêm vào đó là chất kháng tinh bột, một loại chất dinh dưỡng tốt giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. 161 mg đậu trắng bổ sung 16% nhu cầu canxi mỗi ngày.
Đậu nành (hay còn gọi là đậu tương) chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như canxi, protein, lipid, nhiều vitamin, protein, hàm lượng nhỏ vitamin B9 và dưỡng chất. Khoảng 155g đậu nành sẽ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu canxi hàng ngày. Đậu phụ khi được chế biến lại có hàm lượng canxi cao hơn hẳn. Ăn 126g đậu phụ, cơ thể sẽ hấp thụ được khoảng 86% nhu cầu canxi hàng ngày.
Đậu bắp là một trong những loại thức ăn giàu canxi giải quyết chứng táo bón hiệu quả. Đậu bắp còn chứa các chất xơ không hòa tan, vitamin B6 và folate (vitamin B9).
Các loại rau xanh
Canxi có nhiều trong các loại rau lá màu sẫm như cải xanh, cải xoăn, củ cải, cải búp... Hàm lượng canxi cung cấp trong 94 mg - 197mg rau xanh tương đương 9,4 - 19,7% nhu cầu canxi mỗi ngày.
Bên cạnh việc cung cấp hơn một phần tư lượng canxi cần thiết mỗi ngày cho cơ thể, những loại thực phẩm này còn đem lại lượng vitamin A, chất dinh dưỡng giúp giữ cho đôi mắt sáng dù bạn đang lão hóa.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, một số loại rau như rau bina có chứa hàm lượng cao oxalate (một chất kháng dinh dưỡng). Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.
Bông cải xanh rất giàu canxi và các chất dinh dưỡng tốt khác như vitamin A, C, B6. Mỗi 62 mg bông cải nấu chín tương đương với 6% lượng canxi cơ thể cần mỗi ngày. Bông cải xanh còn chứa hoạt chất chống ung thư, ăn bông cải xanh thường xuyên mỗi tuần có thể giảm 41% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Bà bầu có 3 dấu hiệu này chứng tỏ thai đang phát triển rất nhanh Trong cả quá trình mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ phát ra 3 tín hiệu thông báo thai nhi đang lớn rất nhanh nên mẹ bầu cần phải ăn nhiều hơn một chút. Sau khi mang thai, việc quan trọng nhất mà các mẹ bầu cần làm chính là chăm sóc cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé...