Bọt màu đục xuất hiện trong nồi thức ăn khi nấu là gì, có hại không? Chắc hẳn nhiều người vẫn đang hiểu sai
Lúc chúng ta chế biến thức ăn như hầm xương, luộc thịt rất hay thấy lớp bọt khí trắng nổi lên trên mặt nước. Vậy lớp bọt khí đấy thực sự là gì, có dinh dưỡng hay chất độc hại cần phải vớt bỏ không?
Ngoài lúc chế biến thức ăn như hầm xương, luộc thịt… khi chúng ta pha trà, rót bia cũng sẽ thấy một lớp bọt khí dày nổi lên trên bề mặt chất lỏng. Nhiều người nghĩ rằng đó là chất bẩn, cần phải được vớt bỏ. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều xung quanh việc này.
Vì sao lớp bọt khí bong bóng được sản sinh khi chúng ta chế biến thực phẩm?
Để hiểu được vì sao lớp bọt bong bóng được tạo ra khi hầm, luộc thực phẩm, trước tiên bạn cần biết về “sức căng bề mặt” là gì.
Sức căng bề mặt do là lực tạo ra bởi các chất lỏng như nước, để làm cho bề mặt càng nhỏ càng tốt. Nói một cách đơn giản, đó là lực co của bề mặt chất lỏng.
Nước tinh khiết có sức căng bề mặt lớn và lực co rút bề mặt chất lỏng lớn, không dễ tạo bọt. Còn đối với nước canh, súp, nước cháo loãng, sức căng bề mặt nhỏ, dễ dàng tạo ra bọt khí bong bóng nổi trên bề mặt.
Khi chế biến thực phẩm, các chất hữu cơ như protein, carbohydrate… trong thực phẩm sẽ bị hòa tan, phân tán trong nước, làm giảm sức căng bề mặt của chất lỏng. Từ đó tạo ra liên tục lớp bọt dày đặc và ổn định trong thời gian nấu.
Lớp bọt khí đó có mang giá trị dinh dưỡng không?
Câu trả lời là có. Bản thân chất bọt đó là một chất dinh dưỡng. Thực phẩm tạo ra bọt vì nó chứa chất hữu cơ, hòa tan trong nước và tạo ra bọt khi chúng ta sử dụng thìa, đũa để ngoáy, khuấy.
Ngoài ra, trong lớp bọt khí đó còn chứa một số chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo như vitamin tan trong chất béo: Vitamin A, D, E, K.
Bên cạnh đó, lớp bọt được tạo ra khi pha trà có chứa saponin, có chức năng kháng khuẩn, điều hòa lipid máu và bảo vệ tim mạch. Cũng giống thế, lớp bọt khi nấu sữa đậu nành cũng chứa saponin, có chức năng chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch và chống xơ vữa động mạch.
Video đang HOT
Mặc dù lớp bọt khí này có giá trị dinh dưỡng nhất định, nhưng không phải không có cơ sở để nói rằng lớp bọt này là một chất bẩn. Chúng ta hãy phân tích kỹ thêm để có một câu trả lời rõ ràng.
Lớp bọt khí được tạo ra khi chế biến thực phẩm có thành phần gây hại không?
Như đã được trình bày ở trên, lớp bọt khí có chứa các chất hữu cơ và một số chất dinh dưỡng tốt tan trong chất béo. Nhưng chúng cũng có thể chứa một số chất có hại hòa tan trong chất béo.
Ví dụ như các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu… và các thành phần khác trong thực phẩm cũng có thể nhân cơ hội xâm nhập vào bọt. Đây cũng là một vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Nhưng hiện nay, không có dữ liệu nghiên cứu về chất có hại trong lớp bọt khí khi nấu ăn, liệu nó có gây hại cho sức khỏe con người hay không.
Nếu những thực phẩm được chế biến do chính tay bạn trồng, nuôi dưỡng, không sử dụng các loại thuốc nông nghiệp thì bạn hoàn toàn không phải lo lắng về chất độc hại, yên tâm thưởng thức giá trị dinh dưỡng của lớp bọt khí.
Cách xử lý bọt khí đúng cách
1. Bọt được sản sinh lúc nấu, luộc thức ăn
Hầu hết bọt được tạo ra bởi thực phẩm như thịt khi chúng được đun sôi. Điều này xảy ra do lượng máu còn sót lại, lớp cặn bã, protein biến tính ở nhiệt độ cao. Phần bọt này có mùi thịt sống, tanh rõ ràng, sẽ ảnh hưởng đến hình thực và mùi vị của món ăn.
Bởi vậy, lớp bọt này nên được vớt bỏ. Còn các lớp bọt trắng được sản sinh sau đó thì không cần phải vớt bỏ, có thể giữ lại.
2. Bọt được sinh ra khi nấu sữa đậu nành
Khi nấu sữa đậu nành, rất nhiều bọt được tạo ra do hàm lượng saponin trong đậu nành rất phong phú. Vì vậy, không nên vớt bỏ lớp bọt khí này.
Phương pháp đúng là giảm nhiệt độ, hoặc thêm một vài giọt dầu ăn và tiếp tục đun trong một thời gian. Điều này sẽ giúp chất protease trong đậu nành hạn chế sự hoạt động của các chất chống dinh dưỡng. Từ đó, sữa đậu nành sẽ thêm ngon và bổ dưỡng hơn.
3. Rót bia tạo bọt khí
Một số người lo lắng rằng lớp bọt khí trong bia giàu purine làm tăng sự sản xuất axit uric, nhưng điều này không đúng. Lớp bọt bia được tạo ra bởi protein, carbon dioxide trong bia tạo nên và bản thân bia là một loại đồ uống có hàm lượng purine thấp. Bởi vậy bạn không cần phải bận tâm về lớp bọt bia lúc rót bia.
Nguồn: Aboluowang/Helino
Dinh dưỡng cho trẻ sau mổ teo mật bẩm sinh
Teo mật bẩm sinh là bệnh lý hiếm gặp của gan và đường mật, được đặc trưng bởi sự gián đoạn hoặc thiếu hụt của hệ thống đường mật ngoài gan, dẫn đến cản trở dòng chảy của mật.
Vitamin tan trong dầu - Ảnh minh họa
Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, ở trẻ teo mật bẩm sinh do giảm bài tiết dịch mật xuống ruột và chức năng chuyển hóa, hấp thu của gan bị tổn thương dẫn tới giảm khả năng hấp thu các vitamin tan trong dầu như A,D,E,K và các vi chất sắt, kẽm, canxi . Vì vậy, cần thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin trong chế độ ăn cho trẻ.
Có nhiều vấn đề về dinh dưỡng chúng ta sẽ phải đối mặt sau phẫu thuật, phổ biến nhất là tình trạng chậm lên cân, sự kém hấp thu và rối loạn tiêu hóa. Một số nguyên nhân gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng và qua trình hấp thu thức ăn ở trẻ sau mổ teo mật:Trẻ trải qua một cuộc phẫu thuật lớn, thời gian nằm viện kéo dài sau phẫu thuật, trẻ hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng phối hợp, kém hấp thụ thúc ăn do tình trạng ứ mật,...
Một vài chế độ dinh dưỡng gồm thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi:
Với trẻ trong độ tuổi này chỉ nên ăn sữa, chưa nên sử dụng các thực phẩm ăn dặm bổ sung.
Với trẻ còn vàng da, Bilirubin cao trên ngưỡng bình thường nên lựa chọn các sản phẩm sữa có đạm thủy phân và MCT do các sản phẩm này dễ hấp thụ hơn với trẻ.
Với trẻ thoát mật tốt, hết vàng da, Bilirubil trở về giới hạn bình thường, chức năng gan ổn định, tăng cân tốt có thể lựa chọn sữa mẹ, sữa công thức hoặc sữa đạm thủy phân.
Bảng thức ăn giàu Vitamin A cho trẻ (Ảnh: BVCC)
Với trẻ vào độ tuổi ăn dặm (trên 6 tháng tuổi):
Lựa chọn thực phẩm đa dạng cho bữa ăn để bé có một bữa ăn đầy đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển tinh thần và thể chất.
Rau củ: Nên chọn các loại rau lá có màu xanh đậm vì sẽ cung cấp thêm cho trẻ nhiều yếu tố vi lượng kẽm, sắt...Bố mẹ nên bổ sung mỗi tuần từ 1 đến 2 bữa các thực phẩm chứa vitamin A và Beta Caroten như bí đỏ, carot, cà chua.... Không nên ăn quá nhiều vì có thể gây chứng vàng da do ứ đọng Beta Caroten.
Trẻ có thể ăn đa dạng các loại Protid có nguồn gốc động vật, hải sản.......đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Với trẻ sau mổ teo mật bẩm sinh nên:
Với trẻ có chức năng gan không tốt nên hạn chế các loại thịt đỏ( thịt bò, thịt trâu, thịt dê, đà điểu...) vì các loại thịt này chứa nhiều acid amin nhân thơm khiến gan phải làm việc nhiều hơn.
Hạn chế dùng mỡ động vật cho bé gây khó tiêu
Không cho bé ăn phủ tạng động vật: lòng lơn, tim , cật, gan lớn
Hạn chế sử dụng các thực phẩm có phẩm mầu, các thực phẩm có chất bảo quản và các thức ăn công nghiệp đóng hộp.
M.Trang
Theo phapluatplus
Rau mùi: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo rước ung thư vào người Rau mùi là loại rau gia vị quen thuộc với các món ăn của người Việt. Rau mùi có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn rau mùi không đúng cách, bạn có thể rước bệnh vào người. Ảnh minh họa: Internet Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi, cả rễ,...