Bộ Y tế và Viện dinh dưỡng khuyên: Những món cần có trong mâm cơm cùng 3 việc phải làm mỗi ngày để tăng cường miễn dịch phòng chống dịch nCoV
Nhằm góp phần phòng chống dịch nCoV, Viện Dinh dưỡng đề nghị người dân cần chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và bảo đảm an toàn thực phẩm.
Tính đến chiều tối ngày 14/3, Việt Nam đã ghi nhận 53 ca dương tính với Covid-19. Trong bối cảnh dịch có nhiều diễn biến mới, chúng ta cần phải thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, Viện Dinh dưỡng đề nghị cần thực hiện một số biện pháp cụ thể về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm góp phần phòng chống dịch nCoV.
Theo Viện Dinh dưỡng, bữa ăn hàng ngày người dân cần đảm bảo thực hiện dinh dưỡng hợp lý để tăng cường miễn dịch cho cơ thể, cụ thể:
- Cung cấp đủ chất đạm (protein) cho cơ thể, vì đây là nguyên liệu quan trọng để tạo nên các kháng thể. Cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu protein động vật (như các loại cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa…) và protein thực vật (từ các loại đậu, đỗ…).
Cung cấp đủ chất đạm (protein) cho cơ thể, vì đây là nguyên liệu quan trọng để tạo nên các kháng thể.
- Cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, như vitamin A; C; D; E; Sắt; Kẽm; Selen, đây là những chất quan trọng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Tăng cường sử dụng một số thực phẩm/gia vị chứa các hoạt chất đặc biệt giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, hành, nghệ, sả, nấm, tảo biển… giúp kích thích hệ thống miễn dịch thông qua kích hoạt các cytokin, hoạt hóa đại thực bào để thực hiện chức năng miễn dịch. Ngoài ra, nhóm thực phẩm chứa flavonoid cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch của cơ thể. Các thực phẩm giàu flavonoid như: các loại rau gia vị, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh…
- Thực hiện bổ sung vi chất dinh dưỡng (viên đa vi chất dinh dưỡng, hoặc sản phẩm dinh dưỡng có chứa vi chất sắt, kẽm, vitamin A, D, E…) nếu khẩu phần ăn không đủ các chất dinh dưỡng nói trên, hoặc khi cơ thể được bác sỹ dinh dưỡng chẩn đoán là bị thiếu vi chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, Viện Dinh Dưỡng cũng khuyến cáo người dân thêm 3 điều quan trọng khác trong ăn uống:
1. Đảm bảo an toàn thực phẩm
Video đang HOT
a. Khi đi mua thực phẩm
- Cần sử dụng găng tay, khẩu trang khi đi mua thực phẩm; Không sử dụng thịt vật nuôi bị ôi, hỏng; Tránh xa khu vực chứa chất thải và nước thải trong chợ; Tuyệt đối không tiếp xúc, sử dụng thịt động vật chết do bị bệnh vì đây là những nguồn gây bệnh nguy hiểm.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có cồn ngay sau khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm và các loại thịt sống để tránh mang mầm bệnh về nhà.
b. Chế biến thực phẩm tại nhà
- Sử dụng tạp dề, găng tay, khẩu trang khi chế biến các sản phẩm thịt, trứng gia cầm.
- Sử dụng dao và thớt riêng khi nấu ăn để tránh nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào đồ ăn chín.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ các mầm bệnh sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống hoặc trước khi tiếp xúc với thực phẩm chín.
- Nấu chín các loại thịt, trứng gia cầm trước khi ăn để đảm bảo tiêu diệt các mầm bệnh (như virus, vi khuẩn…).
c. Ăn uống đảm bảo vệ sinh
- Luôn ăn chín, uống sôi để hạn chế nguy cơ lây bệnh qua thực phẩm;
- Không sử dụng đũa, thìa cá nhân để lấy các món ăn dùng chung nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn qua đường ăn uống; trên mâm hay bàn ăn, phải có thìa/muỗng/đũa để lấy thức ăn vào bát riêng, sau đó mới sử dụng thìa/muỗng/đũa cá nhân để thưởng thức món ăn của mình. Không uống chung ly nước hoặc đồ đựng các loại thức uống với người khác.
2. Uống nước đúng cách góp phần phòng chống dịch nCov
- Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2 – 2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ 2/3 lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp.
- Không được để miệng và cổ họng khô; Cần uống nước sạch, nước đun sôi để nguội, uống chậm, uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày ngay cả khi không khát.
- Không uống nước bị đun đi đun lại nhiều lần; Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ; Không nên uống nước ngọt thay cho nước lọc. Những đồ uống chứa cồn, trà, cà phê có tác dụng lợi tiểu, nên làm tăng tốc độ mất nước qua thận do vậy cần hạn chế.
3. Chú ý chế độ dinh dưỡng cho một số đối tượng đặc biệt
- Đối với người cao tuổi: Đặc biệt lưu ý ăn đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, trứng, lưu ý đến khẩu vị, sở thích để có thể ăn đủ số lượng. Nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.
Đối với người cao tuổi: Đặc biệt lưu ý ăn đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, trứng…
- Trẻ em: Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn, đây là biện pháp phòng chống lây nhiễm tốt nhất với trẻ nhỏ. Tiếp tục bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trẻ mẫu giáo và học sinh, cần ăn uống điều độ, đủ số lượng nếu trẻ bị biếng ăn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nên ăn nhiều quả chín, rau xanh, uống nước ngụm nhỏ thường xuyên để giữ ẩm cổ họng, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
- Những người đang mắc các bệnh mạn tính: Như đái tháo đường, tăng huyết áp, Parkinson… cần uống thuốc điều trị bệnh thường xuyên, đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Thực hiện chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng.
Nguồn: Viện Dinh dưỡng và Bộ Y tế (Trí Thức Trẻ)
Nỗi oan siêu thực phẩm
Cụm từ "siêu thực phẩm" gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng, khiến không ít người chỉ tập trung ăn một loại thực phẩm hơn các loại khác.
"Siêu thực phẩm" được nhiều người nói đến như là một loại thần dược có thể phòng ngừa, điều trị một số bệnh. Ví dụ, hạt chia - siêu thực phẩm chống ung thư, việt quất - siêu thực phẩm phòng bệnh tim mạch...
Thực chất, trong tự nhiên không có một loại thực phẩm nào được gọi là "siêu thực phẩm". Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam được Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế công bố năm 2017, mỗi một loại thực phẩm có chứa một số thành phần dinh dưỡng nhất định, với số lượng và tỷ lệ khác nhau. Không thực phẩm nào trong tự nhiên có đầy đủ và cân đối về các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu của con người, ngoại trừ sữa mẹ trong 6 tháng đầu mang đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ.
Đồng thời, những nhà khoa học cho rằng không có một loại thực phẩm nào gọi là tốt hay xấu. Mỗi loại thực phẩm có ưu điểm riêng. Vì vậy người ta chia thực phẩm trong tự nhiên thành 4 nhóm: Nhóm giàu gluxid, giàu protein, giàu lipid, giàu vitamin và muối khoáng.
Vì vậy, không có tiêu chí nào để xác định một siêu thực phẩm.
Khoa học Dinh dưỡng không xác định một thực phẩm nào là "siêu thực phẩm". Ảnh: Happyeatshealthy.com.
Hiểu nhầm là "siêu thực phẩm", nhiều người dùng chỉ tập trung ăn một loại thực phẩm, dẫn đến ăn uống không đủ chất, mất cân đối các chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Việc sử dụng đơn lẻ một loại thực phẩm thường xuyên sẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết.
Khái niệm "siêu thực phẩm" không có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng mà chỉ đơn thuần là một thuật ngữ tiếp thị. Để có sức khỏe tốt, cần ăn phối hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm, ăn đủ nhu cầu cơ thể, tỷ lệ cân đối hợp lý giữa các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cần bảo đảm về vệ sinh an toàn thực phẩm để thức ăn không là nguồn gây bệnh. Duy trì hoạt động thể lực hợp lý, thực hiện một lối sống năng động, lành mạnh. Đó là những yếu tố căn bản để có một tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe tốt.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành
Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Theo VNE
Tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ 32 người nghi nhiễm Covid-19 Việt Nam đã điều trị khỏi 15/16 ca nhiễm Covid-19 và hiện còn 32 trường hợp cần theo dõi, cách ly chặt chẽ. Theo PV/VOV.VN