Bổ sung vitamin và nước trong mùa lạnh
Bên cạnh việc phải cung cấp đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng thì việc bổ sung nước và vitamin hàng ngày là rất quan trọng.
Nguyên nhân thiếu nước và vitamin trong mùa rét là do ngại uống nước (sợ bị đi tiểu thường xuyên hoặc nghĩ rằng vào mùa đông không ra mồ hôi nên không cần phải uống nước), và không dùng rau, quả tươi, quả chua… (do có quan niệm cho rằng làm lạnh bụng). Đây là những quan niệm, thói quen hết sức sai lầm. Bên cạnh việc phải cung cấp đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng thì việc bổ sung nước và vitamin hàng ngày là rất quan trọng.
Bổ sung nước đầy đủ
Cơ thể chúng ta có đến 75% trọng lượng cơ thể là nước. Và nước giữ nhiều vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý của cơ thể và thường xuyên được bài tiết ra ngoài. Thông thường hàng ngày ta cần uống khoảng 2 lít nước để bù vào lượng nước được bài tiết ra khỏi cơ thể (qua nước tiểu, mồ hôi, hơi thở…). Vào mùa hè khí hậu nóng bức hoặc đối với người lao động chân tay nặng, lượng nước uống vào mỗi ngày đòi hỏi phải hơn 2 lít. Nước nhất thiết phải được cung cấp đầy đủ để duy trì khối lượng tuần hoàn của máu, giúp tạo môi trường vận chuyển và chuyển hóa các chất dinh dưỡng, đặc biệt giúp điều hòa thân nhiệt… Nếu nước không được cung cấp đủ, có thể sẽ dẫn đến một số rối loạn trong cơ thể, đặc biệt nếu uống nước quá ít dễ có nguy cơ bị sỏi niệu, táo bón (từ táo bón dễ dẫn đến bệnh trĩ). Riêng đối vớiphụ nữ càng cần uống đủ nước, tránh táo bón để giúp da dẻ mịn màng, tươi đẹp, nhất là trong mùa rét da rất dễ bị khô. Ta nên dùng đa dạng các loại nước như nước lã đun sôi để nguội, nước khoáng, nước trà, nước trái cây (nước chanh, nước cam…) để tạo sự ngon miệng mà vẫn duy trì đủ lượng nước cần thiết.
Mùa lạnh vẫn cần bổ sung nước cho cơ thể. (Ảnh minh họa)
Và vai trò của vitamin
Video đang HOT
Vào những ngày trời đông giá rét, ngoài việc ngại uống đủ nước, người dân còn không thích ăn rau quả tươi, quả chua nên thường dẫn đến thiếu vitamin C. Trong khi đó, vitamin C đã được thừa nhận là rất cần thiết cho sự tạo thành collagen, chỉnh sửa mô trong cơ thể và tham gia vào nhiều phản ứng chuyển hóa. ặc biệt, vitamin C có vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch, giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn. Như vậy, vitamin C có tác dụng giúp vết thương mau lành (do giúp tạo collagen), dùng để phòng cảm cúm (do giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn). Do đó, trong mùa rét chúng ta cũng rất cần vitamin C. Trong khi vào mùa rét, ta rất dễ bị cảm cúm nên càng cần ăn nhiều rau quả tươi, quả chua để tăng sức đề kháng, thậm chí có thể dùng thêm thuốc bổ sung vitamin C cho cơ thể..
Do cơ thể chúng ta không tổng hợp được vitamin, vì vậy cần được cung cấp vitamin thông qua các đồ ăn, thức uống. Trên lý thuyết, nếu ta ăn uống đầy đủ và cân bằng dưỡng chất thì không sợ thiếu vitamin. Tuy nhiên, có thể do việc bảo quản và chế biến thức ăn không tốt (như nấu chín các loại rau cải sẽ bị mất vitamin C); Hoặc do sự hấp thu ở đường tiêu hóa kém nên dù ăn uống đầy đủ cơ thể vẫn có thể thiếu vitamin. ặc biệt, một số đối tượng sau thường có nguy cơ thiếu vitamin như người ăn kiêng, ăn chay, người mới ốm dậy, bệnh nhân lao phổi, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, phụ nữ đang dùng thuốc ngừa thai, trẻ em chậm lớn, người hút thuốc, nghiện rượu… rất cần phải bổ sung vitamin bằng thuốc.
Theo VNE
Bệnh nhân xương khớp tăng vọt vào mùa lạnh
Thời tiết lạnh khiến nhiều người ngại vận động, hay bị cứng, đau khớp. Thời tiết buốt giá cũng khiến các bệnh mãn tính về xương khớp như viêm, thoái hóa thấp khớp cũng trở nặng hơn.
Ăn gì giảm đau khớp ngày lạnh?
Vì những lý do này, số bệnh nhân đến các bệnh viện khám và điều trị bệnh về xương khớp tăng vọt trong mùa lạnh.
Theo tiến sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc, Khoa Khớp Bệnh viện Bạch Mai, thường có sự gia tăng đột biến các trường hợp bệnh thấp khớp vào giai đoạn chuyển mùa như Thu - Đông và Đông - Xuân, đặc biệt là vào thời tiết lạnh. "Những ngày này, số bệnh nhân đến khám bệnh khớp rất đông, tăng gấp rưỡi những ngày thời tiết bình thường, có khi con số bệnh nhân khám lên tới cả trăm, trong khi trung bình chỉ là 50-60", bác sĩ Ngọc nói.
Ông cho biết, khi thời tiết lạnh, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút nhanh chóng khiến cho các yếu tố gây bệnh như: vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công. Ngoài ra, khi nhiệt độ xuống thấp, các gân cơ thường bị co rút gây nên các chứng vẹo cổ cấp do lạnh, vận động khớp khó khăn khiến bệnh nhân dễ ngã. Thậm chí có thể gây nên gãy xương. Một số bệnh nhân bị gút cũng thường hay bị tái phát các đợt viêm khớp cấp trong thời tiết lạnh do axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp gây viêm.
Mùa lạnh, những người trẻ khỏe cũng có thể mắc các vấn đề về xương khớp. Ảnh minh họa:Lê Anh.
Đặc biệt, ở người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau. Hay gặp nhất là các trường hợp sáng thức dậy bị cứng khớp cổ tay, chân và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như gấp, xoay cổ tay... một hồi mới giảm bớt cảm giác cứng khớp.
"Bình thường chỉ khi để khớp ở tư thế bất động lâu mới xảy ra hiện tượng cứng khớp như buổi sáng mới ngủ dậy. Nhưng khi thời tiết lạnh, chỉ cần bất động khớp 5-10 phút như ngồi xổm, đứng, gác chân ở một tư thế... đã xuất hiện cơn cứng khớp", bác sĩ giải thích.
Ông cho biết, thời gian cứng khớp có thể kéo dài tới hàng giờ, khiến người bệnh đau đớn, không thể cử động được. Đây là biểu hiện của chứng viêm khớp thấp. Nếu không chú ý điều trị và giữ gìn sức khỏe rất dễ dẫn tới sưng đau khớp kéo dài sẽ rất nguy hiểm, thậm chí tàn phế.
Theo tiến sĩ Phạm Quang Thuận, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Thể thao Việt Nam, mùa lạnh đơn vị này cũng tiếp nhận đông bệnh nhân đến khám, chữa xương khớp hơn hẳn, mặc dù không có thống kê cụ thể.
Bác sĩ Thuận cho biết, bệnh nhân khớp tăng là điều đương nhiên, vì khi thời tiết lạnh giá, sinh hoạt thường ngày của chúng ta bất cập, khó k hăn hơn, nhiều người dễ bị co cứng gân cơ. Không những thế, các bệnh mãn tính như viêm, thoái hóa khớp, thấp khớp cũng thường trở nặng khi thời tiết lạnh vì sức đề kháng của cơ thể giảm.
Bác sĩ Thuận khuyến cáo, để phòng tránh các bệnh cơ xương khớp trong mùa lạnh, mọi người phải luôn giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cơ thể xa tim như tay, chân. Có chế độ lao động, nghỉ ngơi thích hợp, đặc biệt lưu ý tư thế cơ thể khi làm việc, nhất là công việc phải bê vác, kéo, nâng vật nặng. Tư thế lúc nghỉ cũng phải đảm bảo đúng, tránh tư thế nửa nằm, nửa ngồi, gối đầu cao quá lâu.
Thường xuyên và duy trì đều đặn việc tập luyện thể dục thể thao ở mức phù hợp với bản thân mỗi người, tránh tập luyện quá sức. Cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng, nước uống nhằm đảm bảo năng lượng cho cơ thể.
Ngoài ra, mỗi người cũng nên đi khám và tư vấn định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nói chung, bệnh lý cơ xương khớp nói riêng.
Theo bác sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc, những bệnh nhân bị bệnh về xương khớp có thể giảm đau bằng cách lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm giảm đau, giảm sưng. Còn với những người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì...) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh. Một cách khác là ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng. Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15 đến 30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau và phòng bệnh đau khớp cổ chân.
Theo VNE
Bí quyết để khỏe suốt mùa lạnh Rửa mũi, tăng cường vitamin C, dùng nấm, gừng và các thực phẩm theo mùa... là những cách đơn giản bạn có thể thực hiện để giúp cơ thể tăng cường sức mạnh chống lại bệnh tật. Thiên nhiên đã ban cho chúng ta hệ thống miễn dịch tuyệt vời, chống lại tất cả kẻ thù hằng ngày để giữ cho cơ thể...