Xua tan nỗi lo mắc hen suyễn mùa lạnh.
Hen phế quản (HPQ) còn được gọi bệnh suyễn là bệnh khó thở từng cơn do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch. Những người mắc bệnh này thường rất “nhạy cảm” với thay đổi thời tiết. Điển hình họ thường ho nhiều về đêm đặc biệt trong mùa đông.
Hen suyễn là bệnh thường gặp và có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh nhất là trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu do tác nhân môi trường sống bị ô nhiễm, quá căng thẳng do thuốc men, hóa chất…thậm chí có thể do yếu tố di truyền.
Bệnh không do vi khuẩn trực tiếp gây nên nhưng các viêm nhiễm hô hấp mạn tính đường hô hấp có thể phối hợp dẫn đến cơn hen. Yếu tố thời tiết như đổi mùa, thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh, mưa phùn gió bấc ẩm ướt là những yếu tố cho cơn hen khởi phát.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỉ lệ trẻ em mắc bệnh hen suyễn ngày càng gia tăng, hiện có khoảng 300 triệu bệnh nhân bị hen suyễn trên toàn cầu.
Riêng ở trẻ em, tỉ lệ tăng gấp đôi người lớn, trẻ dưới 15 tuổi là 10%, trẻ dưới 2 tuổi là 20%. Tại TP HCM, năm 2003 có 21,9% số trẻ bị hen suyễn và liên tục tăng những năm gần đây. Tại nhiều nước số người bị hen đã tăng gấp đôi trong vòng 30 năm qua.
Bệnh nhân hen suyễn sẽ không còn phải e ngại vì bệnh tật
Do phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản nên người bệnh thường bị khó thở, đặc biệt khó thở ra. Khó thở tạo thành tiếng rít như tiếng cò cử. Cơn khó thở tùy nặng nhẹ có thể từ 5-10 phút cho đến hàng giờ. Sau đó tự lui dần với cơn ho, khạc đờm đặc quánh.
Bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến hen ác tính gây khó thở trầm trọng thậm chí ngừng thở, tím tái, hạ huyết áp dẫn đến tử vong.
Hiện nay, trên thế giới cả đông và tây y chưa có một loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn.
Video đang HOT
Bên cạnh biên pháp như ăn uống điều độ, giữ ấm cơ thể mùa đông, tránh xa các tác nhân gây dị ứng, hạn chế căng thẳng và thường xuyên tập luyện.
Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện sản phẩm của tập đoàn Omron Heathcare mang tên máy xông mũi họng NE- C801. Sản phẩm “chăm sóc sức khoẻ tại nhà” có nguồn gốc từ Nhật Bản. Đây là sản phẩm đang được người tiêu dùng ưa chuộng, là thiết bị y tế đắc lực “đẩy lùi” hen suyễn.
Máy xông mũi họng NE – C801 là thuộc loại máy nén khí không nóng, dễ sử dụng. Là dụng cụ chuyên dụng để điều trị vùng hô hấp trên và hô hấp dưới giúp người dùng điều trị các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn… một cách hiệu quả mà không gây phản ứng phụ và tốt cho hệ tiêu hóa.
Sản phẩm máy xông mũi họng NE – C801 được nhập khẩu từ Nhật Bản
Với tính năng nổi bật, cốc thuốc được thiết kế dựa trên công nghệ van ảo độc đáo (V.V.T) chỉ có duy nhất có ở Omron. Hạt thuốc nhỏ, mịn (3 micromet) dễ dàng thẩm thấu và tận các tiểu phế nang.
Khi xông hơi, thuốc sẽ tác dụng trực tiếp lên chỗ viêm nhiễm ở đường hô hấp, trong khi nếu uống thì thuốc sẽ phải qua dạ dày, đường máu rồi mới đến các tế bào nên hiệu quả sẽ chậm hơn.
Máy sử dụng động cơ bơm pít tông nén với áp suất xông cực đại mang lại cho người dùng cảm giác thoải mái, hiệu quả nhanh mà vẫn tiết kiệm được dung lượng thuốc.
Thiết kế nhỏ gọn, máy có trọng lượng chỉ 270g này rất thuận tiện cho người dùng trong việc di chuyển, đi công tác xa, du lịch… Người dùng có thể yên tâm sử dụng mọi lúc mọi nơi. Máy chạy êm, không tiếng ồn và gây khó chịu cho người xung quanh.
Máy xông mũi họng NE – C801 có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Thời gian cho mỗi lần xông không nên quá 15 phút. Sau mỗi lần sử dụng, người dùng dễ dàng vệ sinh máy. Sản phẩm rất thân thiện với trẻ nhỏ và đảm bảo không lây nhiễm.
Rất nhiều trẻ em thích thú khi sử dụng sản phẩm máy xông mũi họng
Ngoài ra, người dùng cũng có thể dùng máy hàng ngày để xông nước muối sinh lý NaCl 0,9% giúp đề phòng bệnh hô hấp.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, người dùng nên kết hợp sử dụng máy xông mũi họng theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa về các loại thuốc và liều lượng cho phù hợp.
Theo VNE
Nhiều bệnh phát sinh trong mùa lạnh
Thời tiết chuyển lạnh là lúc nhiều bệnh phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe. Người già và trẻ em là hai đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Trong mùa lạnh, mọi người cần giữ ấm khi ra đường để phòng ngừa bệnh - Ảnh: Độc Lập
Bác sĩ Trần Thanh Dũ, Phó khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), cho biết, có nhiều bệnh phát sinh, trở nặng trong mùa lạnh. Các nhóm bệnh thường gặp là hô hấp, tim mạch, khớp, dị ứng.
Nhóm bệnh về đường hô hấp là nhóm bệnh hay gặp nhất với các bệnh cúm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản. Các bệnh này thường gặp ở trẻ em, phụ nữ có thai, những người có bệnh mãn tính (tăng huyết áp, tiểu đường, lao phổi, COPD (phổi tắc nghẽn mạn tính), suy giảm miễn dịch).
Người bệnh về đường hô hấp sẽ có triệu chứng sốt, đau nhức cơ, đau đầu, ho, chảy nước vàng, xanh, đau ngực... Các bệnh đường hô hấp gây khó chịu cho người bệnh, các bệnh cúm thường gây những trận dịch lớn trong cộng đồng.
Nhóm bệnh tim mạch cũng là nhóm bệnh hay gặp trong mùa lạnh như tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim cấp. Nhóm bệnh này thường gặp ở những người lớn tuổi, có bệnh mãn tính, có bệnh lý tim mạch.
Khi bị tăng huyết áp, bệnh nhân sẽ thấy nóng bừng ở mặt, chóng mặt. Khi bị nhồi máu cơ tim, người bệnh thấy đau ngực lan lên cổ hoặc vai, cơn đau kéo dài trên 5-10 phút.
Với người bệnh bị tai biến mạch máu não sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, nôn ói, tê, yếu chân tay hoặc liệt nửa người.
Các bệnh tim mạch thường có tỷ lệ tử vong cao, tai biến mạch máu não thường để lại di chứng, chi phí điều trị cao.
Ngoài ra, bệnh khớp như thấp khớp, viêm đa khớp, gút cũng gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong mùa lạnh. Người bệnh cảm thấy đau nhức các khớp (như khớp gối, khuỷu tay, cổ tay, cổ chân), sưng, nóng, viêm đỏ các khớp.
Bệnh khớp gây khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt của người bệnh và là một trong những bệnh gây tàn phế nặng nhất.
Bên cạnh đó, còn có các bệnh như dị ứng (viêm mũi dị ứng, hen phế quản) với các biểu hiện nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa, sổ mũi, nghẹt mũi, khò khè, khó thở, phù mặt, phù mi mắt, chảy nước mắt... Bệnh dị ứng gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, trường hợp dị ứng nặng có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Bác sĩ Thanh Dũ khuyên, khi tiết trời lạnh nên giữ ấm, đặc biệt là trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Cần tiêm phòng cúm, viêm phổi cho trẻ nhỏ hoặc những người có bệnh hen, COPD.
Trong trường hợp trẻ bị bệnh, hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, tránh lây lan bệnh. Tránh ăn những thức ăn dễ gây dị ứng (cá biển, bò, gà...), tránh tiếp xúc dị nguyên (phấn hoa, bụi, lông chó mèo...)
Theo TNO
Da bị ngứa và mọc mụn nước vào mùa lạnh Trên da và lòng bàn chân tôi thường nổi những quầng đốm màu đỏ ửng, ngứa, bề ngoài cỡ 1 cm (thường mùa đông lạnh, khoảng tháng 10 đến tháng 1 âm lịch năm sau nổi nhiều nhất). Sau đó, chúng mờ dần và tự hết. Bác sĩ nói ngứa lòng bàn tay, bàn chân là ghẻ ngứa, tôi thấy có lẽ đúng...