Da bị ngứa và mọc mụn nước vào mùa lạnh
Trên da và lòng bàn chân tôi thường nổi những quầng đốm màu đỏ ửng, ngứa, bề ngoài cỡ 1 cm (thường mùa đông lạnh, khoảng tháng 10 đến tháng 1 âm lịch năm sau nổi nhiều nhất). Sau đó, chúng mờ dần và tự hết.
Bác sĩ nói ngứa lòng bàn tay, bàn chân là ghẻ ngứa, tôi thấy có lẽ đúng được một nguyên nhân. Tôi từ hồi còn nhỏ đã thường xuyên mắc bệnh này, ngứa cả gan bàn chân, gan bàn tay. Tôi cứ phải cọ vào thành bàn để gãi, gãi chán đến lúc hết ngứa thì thôi. Sau đó xuất hiện các vết ngứa ở kẽ tay và các mụn như mụn nước, khoảng tuần sau thì tất cả mụn này bong tróc lớp da ngoài. Khám bác sĩ nói thiếu vitamin A, B, C, D gì đó rồi cho đủ các loại thuốc về uống cũng chẳng thấy đỡ. Nhưng có điều lạ là tôi chỉ bị vào mùa đông, mùa hè thì không bị nữa, bàn tay phẳng đẹp. Lý do là gì ạ? (Sinh)
Trả lời:
Chào bạn Sinh,
Thông thường các tổn thương trên da là rất đa dạng. Nếu tính số lượng bệnh được phân theo chuyên khoa da thì có đến hàng nghìn bệnh da khác nhau. Điều này cho thấy có rất nhiều loại bệnh lý có biểu hiện ra ngoài da khá giống nhau nhưng về bản chất lại do nguyên nhân khác nhau gây nên.
Bệnh da có thể gồm các loại: bệnh xuất phát từ cơ địa của người bệnh, hoặc tổn thương do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các tác nhân bên ngoài khác gây nên. Do vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh thì ngoài việc quan sát, hỏi tiền sử người bệnh, phải cần tới các xét nghiệm hỗ trợ để tìm ra nguyên nhân. Tuy vậy, không phải lúc nào cũng tìm ra được lý do, và cho tới nay có khá nhiều bệnh về da mà không xác định rõ nguyên nhân.
Về trường hợp của bạn, các tổn thương ở lòng bàn tay, bàn chân, và ở kẽ tay, kẽ chân với miêu tả là mụn nước, kèm theo ngứa, thường là do ghẻ. Tuy nhiên, ghẻ còn kèm theo yếu tố dịch tễ (tức là yếu tố cộng đồng, những người sống xung quanh cũng sẽ có người bị ghẻ), do bệnh gây ra bởi ký sinh trùng ghẻ. Về cơ bản, với nhiều bệnh gây ra bởi ký sinh trùng nói chung và bệnh ghẻ nói riêng, thì việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ có thể cũng giúp loại trừ hoàn toàn bệnh nếu duy trì đủ thời gian cần thiết.
Một yếu tố nữa rất đáng chú ý với trường hợp của bạn, đó là tổn thương diễn ra lặp đi lặp lại cùng vị trí da, cùng thời điểm theo mùa. Như vậy, cũng không thể loại trừ có thể bệnh xuất phát từ bản thân cơ thể bạn (hay còn gọi là bệnh cơ địa), dạng dị ứng theo thời tiết… Các tổn thương khác như bong tróc da, có thể là tổn thương phối hợp do ngứa gãi, do thiếu một số vitamin, do nhiễm vi khuẩn, nấm…
Video đang HOT
Tóm lại, việc xác định bệnh thông qua mô tả tổn thương, diễn biến bệnh chỉ giúp định hướng bệnh. Còn để xác định chính xác, bạn nên sớm đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa về bệnh da, nên khám vào thời điểm có các tổn thương trên da xuất hiện. Các bác sĩ sẽ kiểm tra trực tiếp da và cho làm xét nghiệm chẩn đoán cần thiết, từ đó mới có biện pháp điều trị hiệu quả. Bên cạnh đấy, bạn nên có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ, đặc biệt lưu ý tới chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và các loại vitamin, khoáng chất, nên tránh để vùng da có tổn thương tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xà phòng… Điều này sẽ giúp tăng cường sức khoẻ cơ thể nói chung và ngăn ngừa, giảm bớt các tổn thương da nói riêng.
Chúc bạn vui khoẻ!
Thạc sĩ, bác sĩ Thanh Hà
Theo VNE
Những lưu ý khi tắm vào mùa đông
Mùa đông trời lạnh nên rất nhiều người ngại tắm. Tuy nhiên bạn cần phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ thì mới tránh được nhiễm bệnh trong mùa đông.
Vào mùa đông, thời tiết lạnh nên nhiều người cũng ngại trong việc tắm rửa, vệ sinh. Và giải pháp làm ấm phòng tắm được coi là một cứu cánh cho việc này. Nhưng bạn có biết rằng, vào mùa đông, không khí lạnh, gió, sử dụng lò sưởi, nước nóng... làm làn da của bạn dễ bị mất nước và trở nên khô ráp hơn những mùa khác.
1. Nếu ngày nào cũng tắm thì làn da sẽ yếu đi
Tắm thường xuyên sẽ làm tổn thương đến lớp biểu bì của da, làm cho da mẩn ngứa, sức đề kháng của da cũng yếu đi, từ đó dễ gây ra các bệnh về da.
2. Thời gian tắm quá lâu: Dễ nhiễm lạnh
Tắm trong thời gian quá lâu khiến da dễ bị mất nước, cơ thể mệt mỏi, dễ gây ra thiếu máu ở tim, thiếu dưỡng khí và gây rco rút mạch, dẫn tới tụ máu, thậm chí gây ra đột tử do nhiễm lạnh và nhịp tim thất thường.
Tắm quá lâu, nhất là với nước ấm, khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi. Nhưng nếu chỉ tắm "qua loa" thì lại không thể làm sạch và cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho làn da. 10-15 phút là thời gian hợp lý cho bạn.
3. Nước quá nóng: Ảnh hưởng đến tim
Nhiệt độ nước tắm quá cáo sẽ phá vỡ chất dầu trên bề mặt da, gây nở lỗ chân lông, giản huyết quản, làm tăng thêm độ khô cho da.
Đồng thời, tắm nước quá nóng còn có thể tăng thêm gánh nặng cho tim, bởi vì huyết quản da toàn thân phình to rõ rệt gây thiếu máu và dưỡng khí cho tim.
4. Ăn xong, lập tức đi tắm: Dễ bị bệnh tiêu hóa
Mùa đông, cơ thể cần nhiều thời gian để cân bằng nhiệt độ.Sau khi ăn, cơ thể cần tập trung máu tới hệ tiêu hóa, nên nếu tắm ngay có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ thức căn, dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày, tá tràng.
5. Tắm bằng vòi hoa sen không giúp bổ sung độ ẩm cho da
Những tia nước từ vòi hoa sen chỉ giúp làn da của bạn mềm đi và tạo cảm giác thư thái vì được massage nhẹ nhàng chứ không hề cung cấp cho da bạn độ ẩm. Hơn nữa, nếu không lau khô mà để các giọt nước tự khô thì nước ở lớp biểu bì cũng sẽ bốc hơi theo. Da bạn sẽ càng khô thêm.
6. Cần phải chọn sữa tắm đúng cách
Bên cạnh tiêu chí làm sạch chất bụi bẩn, các loại sữa tắm luôn có những công dụng khác như làm trắng da, giữ hương thơm dài lâu... Vào mùa đông bạn nên tạm chia tay với các loại này mà hãy chọn cho mình loại sữa tắm có thành phần dưỡng ẩm dịu nhẹ.
Kết hợp với bông tắm, nhẹ nhàng massage khắp cơ thể với gel tắm dưỡng thể giàu chất dưỡng ẩm không chỉ tác động trên bề mặt da, hình thành lá chắn bảo vệ giúp làn da giữ được độ ẩm mà còn thấm sâu nuôi dưỡng từ bên trong.
7. Giữ ấm và dưỡng ẩm sau khi tắm
Trước khi bước ra khỏi phòng tắm nên lau khô và mặc đủ ấm để tránh sự chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài. Sau khi tắm, làn da của bạn đã sạch sẽ và đủ độ ẩm cần thiết, đây là lúc bạn sử dụng sản phẩm sữa dưỡng thể bổ sung độ ẩm, bảo vệ làn da trong mùa đông.
Theo PNO
10 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bạn đang gặp stress Nếu như bạn gặp phải các vấn đề về tinh thần như không thoải mái, luôn cảm thấy đau mỏi, buồn ngủ, thậm chí xuất hiện những biểu hiện như rụng tóc, đau răng... thì đó chính là những dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bạn đang gặp stress rồi đấy. 1. Đau cơ Khi bạn bị đau cổ, bạn thường nghĩ đó...