Bố mẹ hốt hoảng vì con trai 17 tuổi nhưng “cậu nhỏ” bé xíu
Trái ngược với trẻ dậy thì sớm lại có nhiều trường hợp trẻ dậy thì muộn, nhiều trẻ vào viện vì ở tuổi 16 – 17 nhưng “cậu nhỏ” không phát triển.
Dậy thì muộn vì thói quen cha mẹ
Bệnh nhân H.M.Đ, 17 tuổi, tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, được gia đình đưa đến khám vì không có biểu hiện dậy thì đồng thời hay đau nhức xương khớp. Trước đó, gia đình đã đưa con đi khám tại một số nơi, có điều trị nhưng tình hình không cải thiện.
ThS. BS Trần Tuấn Anh – Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Medlatec cho biết khi thăm khám cho bệnh nhân thấy có biểu hiện giống bệnh Cushing như: Xuất hiện vết rạn da, mọc lông nhiều vùng gáy, cổ, ria mép, tăng cân nhanh, béo tại vùng vú và mông kèm đau mỏi xương nhưng không có dấu hiệu dậy thì (tinh hoàn, dương vật của trẻ nhỏ hơn so với tuổi, không có lông mu…)
Gia đình cho biết, khoảng năm em M. 13-14 tuổi hay bị ngứa khắp người, tuy nhiên, không đi khám mà chỉ ra quầy mua thuốc điều trị là Prednisolon thuộc nhóm thuốc corticoid có tác dụng chống dị ứng. Nguy hiểm hơn, cha, mẹ để con tự dùng và không kiểm soát liều lượng theo hướng dẫn nên thậm chí, em M đã uống quá liều liên tục trong một thời gian dài cũng không hay biết.
Khi đến khám tại các cơ sở y tế không uy tín, bệnh nhân tiếp tục được kê đơn sử dụng Medrol – một loại thuốc corticoid có thời gian tác dụng chậm, thời gian bán hủy kéo dài vì vậy không những không giúp điều trị mà ngược lại còn tiếp tục gây hại cho sức khỏe.
Bác sĩ nghi ngờ việc lạm dụng thuốc đã gây rối loạn nội tiết và dậy thì muộn ở tuổi vị thành niên. Bệnh nhân thiếu vitamin D và canxi nên hay đau xương. Testosterol máu giảm, các chỉ số thấp hơn rất nhiều so với chỉ số bình thường của độ tuổi bệnh nhân. Đây là biểu hiện của suy tuyến thượng thận và suy tuyến yên.
Kết luận bệnh nhân bị hội chứng Cushing và dậy thì muộn (theo tiêu chuẩn hiện nay, con trai trên 14 tuổi không có biểu hiện dậy thì gọi là dậy thì muộn) do lạm dụng corticoid.
Bệnh nhân được yêu cầu dừng uống các loại thuốc trước đó và tiến hành điều trị theo phác đồ mới nhất bằng hormone thay thế hidrocotisol. Đây cũng là một thuốc corticoid nhưng có thời gian tác dụng ngắn và ít tác dụng phụ nhất do đó sẽ giảm được tối đa các hệ lụy liên quan do thuốc gây nên. Đồng thời gia đình cũng cần nâng cao vai trò quản lý và theo dõi, tránh để việc con dùng thuốc quá liều lượng cho phép.
BS Hà Ngọc Mạnh chia sẻ về dậy thì muộn
Hốt hoảng vì con không giống các bạn
Thạc sĩ, bác sĩ Hà Ngọc Mạnh – Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết anh cũng tiếp nhận một số ca dậy thì muộn ở nam giới. Ví dụ như trường hợp của N.N.T. 16 tuổi, Hà Nội được bố mẹ đưa đi kiểm tra nam học bởi vì T. thấy “cậu nhỏ”của mình bé hơn các bạn cùng trang lứa.
Mỗi lần đi vệ sinh T. hay bị bạn đùa nên mặc cảm. Về nhà T. thủ thỉ với mẹ về chuyện đó. Bố của T. kiểm tra cho con cũng hốt hoảng vì “cậu nhỏ” của con vẫn như lúc 11, 12 tuổi. Khám cho bệnh nhân bác sĩ thấy dương vật bị vùi lấp do cậu quá béo. Thạc sĩ Hà cho biết đây là trường hợp dậy thì muộn do rối loạn tuyến yên.
Video đang HOT
Thạc sĩ Mạnh cho biết nhiều trường hợp dậy thì muộn cũng là do trẻ bị béo phì. Dậy thì muộn hay gặp ở trẻ nam do dấu hiệu nhận biết dễ hơn nữa đó là không dậy thì, giọng nói không thay đổi, dương vật không phát triển.
BS Mạnh khuyến cáo phụ huynh nếu thấy con qua tuổi 15 tuổi (đối với nam) và 13 – 14 (đối với nữ) mà chưa dậy thì, cần cho trẻ đi kiểm tra để xác định có phải dậy thì muộn không. Ở nữ, dậy thì muộn có biểu hiện là ngực không phát triển vào tầm độ tuổi 13, chu kỳ kinh nguyệt không bắt đầu trong khoảng độ tuổi 16.
Ở nam, dậy thì muộn thể hiện bằng các dấu hiệu như tinh hoàn không phát triển to hơn ở khoảng độ tuổi 14 hoặc giai đoạn tăng trưởng sinh dục bị trì hoãn hơn 5 năm.
Với trẻ dậy thì muộn tìm ra nguyên nhân điều trị, có thể cho sử dụng thuốc nội tiết tố kích thích các bộ phận sinh dục phát triển. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong vấn đề dậy thì sớm hay muộn. Cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh để hạn chế béo phì, không lạm dụng thuốc bừa bãi.
Bé gái 9 tuổi có kinh nguyệt, bố mẹ phát hiện thì đã quá muộn, 7 nguyên nhân này cần đặc biệt lưu ý
Một trong những vấn đề gây nhức nhối đối với xã hội và lo lắng cho bố mẹ đó là tình trạng dậy thì sớm của trẻ em đang có xu hướng tăng dần.
Bác sĩ Trì Mỹ Châu, phó giáo sư và phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Ôn Châu, Trung Quốc kể lại một câu chuyện đáng báo động đối với trẻ em hiện nay. Theo đó, đúng 7h45 vào một buổi sáng thứ 7, khi bắt đầu khám cho bệnh nhân ngoại trú cuối tuần như thường lệ, ông thấy bố mẹ một bé gái vội vàng bước tới nói: " Bác sĩ làm ơn giúp con gái tôi với. Con bé vừa đến kỳ hôm qua. Tôi phải làm gì bây giờ? Từ đêm qua tới giờ tôi không thể ngủ được ".
Bác sĩ Trì nhìn bệnh nhân rồi vội hỏi bệnh tình như thế nào. Đó là cô bé tên Tiểu Ngọc, năm nay 9 tuổi, cao 137cm, nặng 40kg. Tuy nhiên ngực cô bé phát triển rất rõ, khi kiểm tra tuổi xương thì khoảng 12 tuổi. Điều này có nghĩa là nếu không sớm can thiệp, chiều cao trưởng thành sẽ giống như hiện tại, không vượt quá 150cm. Cô bé được chẩn đoán dậy thì sớm.
Mới 9 tuổi nhưng Tiểu Ngọc đã dậy thì sớm. (Ảnh minh họa)
Nghe như vậy, mẹ của Tiểu Ngọc hối hận vô cùng. Cô thừa nhận cách đây 1 năm, khi tắm đã phát hiện ngực con gái nhú nhưng lúc đó chỉ nghĩ là do mập. Cô không quan tâm nhiều đến vấn đề này, cũng không đưa con gái đến bệnh viện khám.
Những trường hợp như thế này không phải là hiếm ở các phòng khám tăng trưởng và phát triển. Bởi vì, dậy thì sớm không giống như cảm và sốt, trẻ không có triệu chứng khó chịu rõ ràng, và nhiều bậc cha mẹ không hiểu các quy luật tăng trưởng và phát triển của trẻ. Hơn nữa, việc quan sát hàng ngày không kỹ càng rất khó phát hiện ra tình trạng bất thường của trẻ, kết quả bỏ lỡ thời điểm can thiệp điều trị tốt nhất.
Những biểu hiện của dậy thì sớm ở trẻ?
- Bé gái
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của các bé gái là ngực to ra, có thể sờ thấy một cục cứng dưới quầng vú, một số thì mềm, 2 bên to đều cùng lúc nhưng cũng có nhưng một số trẻ lúc đầu chỉ to một bên ngực.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, ngực nở to, dịch tiết âm đạo tăng lên, cơ quan sinh sản bên ngoài phát triển, chiều cao của trẻ cũng tăng nhanh. Xuất hiện lông mu, lông nách, rong kinh là biểu hiện của trẻ dậy thì sớm.
Xuất hiện lông mu, lông nách, rong kinh là biểu hiện của trẻ dậy thì sớm. (Ảnh minh họa)
- Bé trai
Dấu hiệu sớm nhất của dậy thì sớm ở bé trai là tinh hoàn to lên, sau đó dương vật to dần, có thể có hiện tượng cương cứng, chiều cao tăng dần, xuất hiện lông mu, râu, lông nách và cuối cùng là mộng tinh về đêm.
Sự phát triển của các bé gái tương đối dễ nhận thấy, ngực phát triển rất dễ lộ ra khi mặc quần áo. Thế nhưng, nhiều cha mẹ cứ nghĩ rằng "chưa có kinh nguyệt nên không cần lo lắng". Quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Nếu để quá muộn sẽ không thể can thiệp được nữa.
Sự phát triển của các bé trai thường kéo dài âm ỉ hơn, nhiều bậc cha mẹ thường thấy rằng, giọng nói của con mình đã thay đổi, thậm chí có hình dáng của quả táo Adam trước khi họ nghĩ đó là dấu hiệu của dậy thì sớm. Thực tế, đây đã bước vào giai đoạn giữa và cuối, lúc này mới chú ý đến vấn đề chiều cao thì đã quá muộn.
Bất kể là trai hay gái, dậy thì sớm sẽ có một đặc điểm chung, đó là tốc độ phát triển chiều cao nhanh chóng trong thời gian ngắn. Vì vậy, lớn quá nhanh chưa chắc đã là điều tốt, nhiều bậc cha mẹ thường tự hào về điều đó nhưng lại không biết rằng con mình có thể gặp vấn đề.
Nguyên nhân gây dậy thì sớm bố mẹ không ngờ tới
Việc xuất hiện dậy thì sớm là một quá trình rất phức tạp, không chỉ liên quan đến yếu tố di truyền, mà còn liên quan đến môi trường xã hội.
1. Do mức sống được nâng cao, chế độ dinh dưỡng của trẻ em được cải thiện, điều kiện sống trong gia đình tốt hơn, giảm thiểu bệnh tật và các yếu tố môi trường khác.
2. Trong những năm gần đây, các tài liệu báo cáo rằng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các chất thải ra môi trường bởi chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu và công nghiệp nhựa và các sản phẩm phân rã của chúng, có thể tạo ra một loạt các chất gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng việc dậy thì của trẻ em.
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến việc dậy thì sớm ở trẻ em. (Ảnh minh họa)
3 Thừa cân, béo phì: Hiện nay, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em toàn cầu đang gia tăng, có mối tương quan đáng kể với dậy thì sớm.
4. Hấp thụ quá nhiều hormone nội tiết tố và quá nhiều thuốc bổ: Nhiều bậc cha mẹ muốn cho trẻ ăn một số loại "thực phẩm bảo vệ sức khỏe", "thuốc bổ" trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển, thậm chí còn mua cho con một cách mù quáng mà họ không biết rằng đó là những loại "thuốc bổ" có tác dụng phụ.
5. Đồ ngọt, đồ chiên rán, thức ăn nhanh nếu tiêu thụ thường xuyên sẽ gây béo phì. Đừng coi thường những chất béo này, chúng sẽ kích thích hệ thống tiết hormone ở trẻ, có thể gây dậy thì sớm.
6. Tiếp xúc với mỹ phẩm: Mỹ phẩm có thể chứa một lượng hormone nhất định. Một số bà mẹ đang cho con bú thoa kem có chứa hormone lên ngực. Sau khi trẻ bú sữa mẹ, nó cũng có thể gây dậy thì sớm. Một số bà mẹ trẻ thường sử dụng sữa rửa mặt dành cho người lớn, kem ngọc trai, bột làm trắng da mật ong và các loại mỹ phẩm khác cho con mình, những loại mỹ phẩm này chứa hormone, có thể hấp thụ vào cơ thể qua da và gây dậy thì sớm.
7. Yếu tố xã hội và tâm lý: Dậy thì sớm của trẻ em có liên quan rất nhiều đến sự kích thích ngôn ngữ và văn hóa hàng ngày. Trên các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau, chẳng hạn như TV, phim ảnh, báo, tạp chí..., nội dung liên quan đến tình dục đã tăng lên đáng kể so với trước đây. Trẻ em nhìn thấy một số hình ảnh nhạy cảm trên truyền hình từ rất sớm, có thể bắt chước và ảnh hưởng đến tâm lý.
Làm th ế nào để ngăn ngừa dậy thì sớm ở trẻ?
Để tránh cho trẻ bị dậy thì sớm, việc đầu tiên các bậc cha mẹ nên làm là rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống tốt, thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ.
Trong khẩu phần cần có sự kết hợp hợp lý giữa thịt và rau, chế độ ăn nhạt, tránh cay kích thích, thực phẩm chế biến sẵn. Cố gắng ăn ít thức ăn chiên rán, chẳng hạn như gà rán, khoai tây chiên. Đặc biệt, không được tự ý mua thuốc bổ nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Y học Trung Quốc chỉ ra rằng, chế độ ăn uống càng nhiều thuốc bổ thì càng dễ làm thay đổi môi trường nội tiết bình thường, gây mất cân bằng về phát triển thể chất và trí não của trẻ. Những sản phẩm này tuy bổ sung dinh dưỡng nhưng chứa các chất giống hormone, dễ gây dậy thì sớm.
Giảm kích thích tâm lý: Về ăn mặc, không cho trẻ ăn mặc quá thời trang, quá gợi cảm. Về mặt giải trí, tránh để trẻ tiếp xúc với những hình ảnh hành vi vượt quá lứa tuổi. Không đưa trẻ em ra vào quán bar, vũ trường và các địa điểm vui chơi, giải trí không phù hợp.
Giảm tiếp xúc với các chất gây rối loạn nội tiết trong môi trường: cố gắng tránh sử dụng mỹ phẩm có chứa vitamin E và nhau thai (kem chống nắng, kem dưỡng trắng da hoặc trẻ hóa da), chú ý đến thành phần của dầu gội và sữa tắm trẻ em, không sử dụng sản phẩm nhựa kém chất lượng...
Tránh cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng quá lâu, chẳng hạn như giảm thời gian ngồi trước màn hình TV và máy tính. Đặc biệt là tiếp xúc với ánh sáng quá lâu vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến tùng, một cơ quan nội tiết trong não, có thể dẫn đến dậy thì sớm.
Ngoài ra, tăng cường hoạt động thể chất có thể giúp tăng trưởng và ngăn ngừa thừa cân, béo phì.
Bà mẹ trẻ sợ con ăn yến dậy thì sớm, bác sĩ lý giải ra sao? Sợ con không đủ sức ôn thi, bà mẹ trẻ mua đủ các loại thực phẩm chức năng như bổ mắt, não, thần kinh cho con uống nhưng vẫn chưa yên tâm. Chị còn hầm thêm cả yến cho con ăn nhưng lại lo sợ... dậy thì sớm. Bà mẹ trẻ sợ con ăn yến dậy thì sớm (Ảnh minh họa) Bổ sung...