Bình thường hay không?
Cho dù lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) lý giải rằng, điểm chuẩn đại học (ĐH) năm 2021 tăng vọt là chuyện bình thường, nhưng theo ý kiến của nhiều phụ huynh, việc thí sinh đạt 30 điểm vẫn trượt ĐH là không bình thường, phi lý trong giáo dục.
Hoặc chí ít khi thấy dấu hiệu từ mùa tuyển sinh 2020, Bộ GDĐT phải sớm có giải pháp để thí sinh không thiệt thòi.
Ảnh minh họa
Theo phân tích từ lãnh đạo Bộ GDĐT: Các trường “top” trên điểm chuẩn tăng không nhiều lắm, chỉ tiêu không tăng, số thí sinh còn lại vào các trường “top” giữa tăng vọt. Khi tỷ lệ số thí sinh đăng ký trên số chỉ tiêu tăng hẳn như thế thì chuyện tăng điểm chuẩn là bình thường…
Lãnh đạo Bộ GDĐT cũng cho rằng, việc xét tuyển ĐH là câu chuyện cạnh tranh. Bộ GDĐT đã đưa ra mô hình xét tuyển nhiều trường, nhiều ngành và cơ hội trong tay thí sinh.
Video đang HOT
Nói như vậy, nghĩa là với cách xét tuyển hiện nay thì thí sinh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự lựa chọn của mình, mà ở sự lựa chọn nào cũng phải chấp nhận sự may rủi.
Đúng là trên thực tế, mùa tuyển sinh 2021 thí sinh có hẳn 3 lần được điều chỉnh nguyện vọng. Những thí sinh có kết quả điểm thi cao tự tin chọn nguyện vọng 1 vào trường yêu thích và dự kiến có điểm chuẩn cao chứ không chọn giải pháp an toàn như năm trước. Nhưng không phải thí sinh nào cũng sáng suốt như vậy. Việc được quyền thay đổi nguyện vọng tới 3 lần đã khiến nhiều thí sinh rối. Thành thử, cứ điều chỉnh đi lại đâm ra hóa trượt.
Vậy thí sinh điểm cao vẫn trượt ĐH có còn cơ hội nào nữa không? Sau khi công bố điểm chuẩn xét tuyển ĐH đợt 1 – 2021, nhiều trường cho biết đã tuyển gần đủ chỉ tiêu. Song cũng còn một số ít trường “top” giữa và “top” cuối cho biết sẽ tuyển chỉ tiêu bổ sung, và tiếp tục tuyển thí sinh diện đặc cách tốt nghiệp.
Như vậy có thể hiểu, ở mùa tuyển sinh 2021 với đa số các trường “top” trên, trong đợt 1 xét tuyển theo điểm thi THPT cơ hội của các em đã gần như khép lại. Nhiều thí sinh đạt từ 25, 26 điểm ở các khối C, D đã vỡ mộng vì không được học ngành hoặc trường mình yêu thích. Nhìn những cô cậu học trò nức nở, bỏ ăn, sầu não… hỏi phụ huynh nào không đau lòng?
Nếu nhìn vào điểm xét tuyển ĐH 2 năm qua, hẳn có người sẽ thốt lên: học trò bây giờ giỏi thật! Với ngành học mà điểm thi đạt 30/30 thì đúng là nể phục quá. Và mức điểm chuẩn lên tới 30,5 (khoa Sư phạm Ngữ văn – ĐH Hồng Đức), nếu không có điểm ưu tiên – thì nói theo ngôn ngữ của bọn trẻ là vẫn “tạch” như thường.
Điểm thi cao mà vẫn trượt – cho dù có được lý giải thế nào đi chăng nữa, nhiều người cũng thấy chưa hài lòng, rõ ràng đó là một điều không bình thường. Nếu những dấu hiệu này đã âm ỉ từ mùa tuyển sinh 2020, lẽ ra nhà quản lý cần phải lưu tâm để sớm có giải pháp cân bằng chỉ tiêu ở các phương thức tuyển sinh.
Kỳ thi “2 trong 1″ được tổ chức từ năm 2015, tới nay đã qua 6 năm thực tế và cái kết như chúng ta đang thấy. Một kỳ thi phục vụ đồng thời 2 mục đích vừa căn bản vừa phân hóa sẽ rất khó. Theo đó, Bộ GDĐT cần có đánh giá tổng thể về phương thức tuyển sinh “2 trong 1″; cần nghiêm túc xem xét lại kỳ thi, sớm có sự điều chỉnh trong lộ trình đổi mới thi cử, tạo điều kiện cho những thí sinh thực sự có năng lực, có ước mơ và có điều kiện học ĐH được toại nguyện.
Nghịch lý thí sinh đạt 3 điểm 10 vẫn có thể trượt ĐH
Điểm chuẩn cao chót vót, lên đến hơn 30 điểm, của các trường ĐH khiến thí sinh đạt 3 điểm 10 vẫn có thể trượt ĐH nếu không có điểm ưu tiên.
Năm nay, thí sinh trúng tuyển vào ngành Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao của Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hoá) phải đạt ít nhất 30,5 điểm. Điểm chuẩn ngành Xây dựng lực lượng Công an nhân dân của Học viện Chính trị Công an nhân dân lên tới 30,34 điểm với nữ (khối C00). Điều này đồng nghĩa với việc thí sinh đạt 3 điểm 10 tuyệt đối vẫn trượt ĐH nếu không được cộng điểm ưu tiên.
Nghịch lý thí sinh đạt 3 điểm 10 vẫn có thể trượt ĐH trong mùa tuyển sinh 2021
Ngành Hàn Quốc học (khối C00) của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng lấy điểm chuẩn là 30. Cũng ở trường này, có những ngành mà điểm chuẩn khối C00 cũng ở mức gần tuyệt đối như Đông phương học (29,8 điểm), Quan hệ công chúng (29,3 điểm).
Tương tự, ngành Sư phạm Lịch sử chất lượng cao của Trường ĐH Hồng Đức cũng có điểm trúng tuyển là 29,75 điểm, tăng 5,75 điểm so với năm trước.
Tại Trường ĐH Luật Hà Nội, năm nay, ngành Luật Kinh tế (tổ hợp C00) điểm trúng tuyển là 29,25 điểm, kế đó ngành Luật là 28 (tổ hợp C00), cao hơn năm trước từ 0,5 đến 2,5 điểm.
Tại các trường "hot" như Đại học Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Luật Hà Nội, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), nếu thí sinh đạt mỗi môn 9 điểm vẫn trượt nhiều ngành.
Thủ khoa khối C của TP Đà Nẵng năm nay đạt 28 điểm với điểm số 3 môn: Ngữ văn 9 điểm, Lịch sử 9,5 điểm, Địa lý 9,5 điểm. Với mức điểm này, tưởng như Tăng Thị Thùy Dang có thể dễ dàng trúng tuyển vào nhiều trường. Nhưng thực tế là thủ khoa Đà Nẵng chỉ thừa đúng 0,1 điểm để trở thành sinh viên Học viện Ngoại giao. Điều này đồng nghĩa với tất cả thí sinh xét tuyển khối C của Đà Nẵng nếu không có điểm cộng thì không thể vào trường ĐH này.
Lý giải về việc điểm chuẩn một số ngành học cao chót vót, TS Vũ Tuấn Anh, Trưởng khoa Truyền thông và Văn hoá đối ngoại, Học viện Ngoại giao, cho rằng điểm chuẩn một số ngành rất cao do năm nay phổ điểm các môn khối khoa học xã hội năm nay cao, số lượng điểm 10 cũng nhiều hơn hẳn so với các năm trước.
Thống kê cho thấy trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, cả nước có 24.318 điểm 10 ở các môn thi tốt nghiệp THPT. Ở tổ hợp khối C00 có 227 bài thi được điểm 10 môn địa lý, môn lịch sử dù có tới 266 thí sinh đạt điểm 10, môn ngữ văn cũng có 3 thí sinh đạt điểm tuyệt đối.
Phổ điểm đẹp lý giải phần nào nhiều thí sinh 27, 28 điểm vẫn có thể trượt đại học nếu không tỉnh táo khi đăng ký xét tuyển ĐH. Thêm vào đó, thí sinh các tỉnh còn được cộng điểm ưu tiên khu vực cũng đẩy điểm chuẩn tăng lên.
Nói thêm về việc điểm chuẩn lên đến 30, GS-TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, từng lý giải, chỉ tiêu vào ngành học này vốn không cao nhưng nhà trường xét tuyển thẳng hơn một nửa số chỉ tiêu. Đó là lý do vì sao điểm chuẩn cho số thí sinh còn lại xét tuyển vào ngành tăng mạnh.
Trượt đại học có phải là một thất bại? Khi một cánh cửa đóng lại, ắt sẽ có một cánh cửa khác mở ra nếu bạn đủ tỉnh táo để tìm thấy tay nắm cửa. Trượt đại học có thể là một thất bại, nhưng "bỏ cuộc chắc chắn là cách duy nhất để thất bại"... Trượt đại học có phải là một thất bại? Thất bại luôn có tính chất thời...