Bình Liêu: Chăm lo cho sự nghiệp giáo dục
Những năm qua, được sự quan tâm của Sở GD&ĐT, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội và đông đảo các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong huyện, ngành GD&ĐT huyện Bình Liêu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản đủ về số lượng, nhiệt tình, trách nhiệm. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường đáng kể, là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Ký túc xá Trường PTDTNT huyện Bình Liêu được xây mới, đưa vào sử dụng năm 2020, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh.
Cách thị trấn Bình Liêu 9 cây số, Trường Tiểu học Đồng Tâm, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, hiện có 1 điểm chính và 8 điểm lẻ; có 423 học sinh với 30 lớp, trong đó có 75 học sinh ở bán trú. Tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm trên 97%.
Thầy giáo Lương Trọng Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đồng Tâm, cho biết: Học sinh bán trú tại Trường được hỗ trợ mỗi tháng 15 cân gạo và hơn 500.000 đồng tiền ăn. Học sinh nghèo và cận nghèo được hỗ trợ chi phí học tập là 100.000 đồng/tháng. Do nằm tại xã đặc biệt khó khăn, giáo viên dạy tại Trường được hưởng 70% phụ cấp lương. Những giáo viên chưa hưởng đủ 5 năm khi dạy tại Trường còn được hưởng thêm 70% trợ cấp thu hút trên lương.
Gặp nhiều thầy cô giáo trong trường, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các thầy cô đều thoải mái, yên tâm khi giảng dạy tại đây. Cô Sái Thị Hạnh, người dân tộc Tày, giáo viên Trường Tiểu học Đồng Tâm, chia sẻ: Năm 2015, biến cố lớn đến với gia đình tôi khi chồng tôi tai nạn nặng, chấn thương sọ não. Suốt một thời gian dài chăm sóc chồng bệnh nặng, tôi đã gặp không ít khó khăn, vất vả. Có lúc tôi tưởng chừng phải bỏ dở công việc nghề giáo. Dù vậy, được sự quan tâm, động viên của nhà trường và tình yêu thương của học trò, tôi vẫn tiếp tục gắn bó với sự nghiệp trồng người nơi vùng cao này.
Cũng bởi vì tình thương yêu vô bờ bến với học sinh vùng cao, sau những giờ dạy trên lớp, cô Hạnh lại dành thời gian của mình để giúp đỡ, hỗ trợ các em học sinh bán trú tại trường. Cô như người mẹ thứ hai khi dạy các em từ những việc nhỏ nhất như: Trồng và chăm sóc rau xanh, dạy các em gấp chăn màn, trò chuyện, tâm sự, chia sẻ buồn vui với các em…
Video đang HOT
Tiết học của các bé Trường Mầm non thị trấn Bình Liêu.
Dù là huyện miền núi, điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng những năm qua, huyện Bình Liêu đã luôn quan tâm đến giáo dục. Trước thềm mỗi năm học, UBND huyện Bình Liêu luôn chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện tiến hành rà soát cơ sở vật chất, nắm bắt nhu cầu xây mới, sửa chữa các điểm trường, đảm bảo tốt nhất cho năm học.
Riêng năm học 2020-2021, huyện đã sửa chữa 16 hạng mục, xây mới 2 hạng mục công trình trường học. Em Hoàng Thị Kim Oanh, lớp 8A, Trường PTDTNT huyện Bình Liêu, chia sẻ: Năm 2020, được huyện quan tâm, chúng em đã có thêm khu ký túc xá mới với 18 phòng. Vì thế, em rất thích mỗi khi đến trường.
Bên cạnh sự quan tâm về cơ sở vật chất, huyện Bình Liêu còn chú trọng phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu dạy học trong tình hình mới. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành Giáo dục huyện năm học 2019-2020 là 754 người. 71,4% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 23,7%.
Toàn huyện hiện có 25 trường với 420/427 nhóm, lớp, trên 8.700 học sinh. Chất lượng giáo dục của huyện cũng có sự chuyển biến, dần đi vào thực tế theo hướng đánh giá phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Ông Vi Tiến Vượng, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu, cho biết: Với sự quan tâm của huyện, sự hỗ trợ của các cấp, các ban, ngành, địa phương, việc dạy và học của thầy và trò ở huyện Bình Liêu đã phần nào vơi bớt khó khăn. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Phát huy những kết quả đạt được, sự nghiệp giáo dục huyện vùng cao Bình Liêu sẽ bứt phá để tiếp tục gặt hái những “mùa quả ngọt” trong những năm tới.
Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Pleiku-Gia Lai): Nâng cao chất lượng dạy và học trong toàn trường
Thầy, cô và trò Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng đóng chân trên địa bàn TP.Pleiku, đã và đang nỗ lực hết mình nhằm thực hiện hiệu quả công tác dạy và học, từ đó giúp các em chuẩn bị tốt nhất hành trang cho các cấp học kế tiếp.
Theo đó, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, ngay từ đầu các năm học, ban lãnh đạo nhà trường đã xây dựng kế hoạch, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, coi trọng việc đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên theo từng năm học thực chất, công bằng. Tăng cường kỷ cương, nề nếp trong dạy học, chấp hành quy chế chuyên môn; đề cao trách nhiệm của người thầy trong kiểm tra và đánh giá nhận xét học sinh.
Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng.
Ngôi trường mới được đầu tư, nâng cấp khang trang tạo điều kiện tốt nhất cho cô, trò yên tâm học tập, giảng dạy.
Tham gia có hiệu quả các hội thi như thi giáo viên dạy giỏi; tổ chức hội thảo "Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh"; đổi mới SHCM nghiên cứu bài học đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn công tác giáo dục trên địa bàn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Song song với đó, nhà trường luôn triển khai các kế hoạch đăng ký, kiểm tra và xét duyệt các sáng kiến kinh nghiệm ngay đầu năm học; tổ chức xét duyệt và công nhận theo đúng yêu cầu của hội đồng cấp trên. Ngoài ra, tất cả giáo viên, nhân viên được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị cho giáo viên.
Trường đã và đang tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng hiện đại, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh; dạy học phân hóa, dạy học cá thể, dự án, dạy học ngoài trời, ngoại khóa, dạy học bằng trải nghiệm, ứng dụng CNTT. Đặc biệt, quan tâm hơn đến từng em học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; phát huy vai trò tích cực của học sinh trong việc chủ động sưu tầm thông tin để nâng cao chất lượng học tập và giúp cho học sinh có điều kiện tự quản.
Tiếp tục tổ chức và thực hiện đánh giá hiệu quả các chuyên đề đã được triển khai, như môn Mỹ thuật theo phương pháp mới theo công văn số 2070/BGDĐT-GDTH ngày 12/5|2016 của Bộ GD&ĐT, về việc triển khai dạy học Mỹ thuật theo phương pháp mới ở tiểu học và trung học cơ sở.
Thực hiện tích hợp dạy học môn Tiếng Việt và các nội dung giáo dục (giáo dục đạo đức, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; giáo dục an toàn giao thông, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS. ..) vào các môn học và hoạt động giáo dục.
Lãnh đạo nhà trường xác định, việc tích hợp cần đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả, không gây áp lực đối với học sinh và giáo viên. Tiếp tục tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tại các tổ, khối chuyên môn trong trường và tham dự đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn trong cụm.
Cùng với đó, chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học, góp ý xây dựng giúp giáo viên nâng cao năng lực giảng dạy.
Để làm tốt các công tác trên, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho giáo viên thường xuyên về nghiệp vụ công tác giáo dục, công tác chủ nhiệm và đổi mới phương pháp dạy học. Xác định, đây là mục tiêu chuẩn trong việc xét khen thưởng cuối năm. Ngoài ra, còn kết hợp tốt bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ với công tác tổng kết sáng kiến kinh nghiệm trong giáo viên, công nhân viên. Thường xuyên kiểm tra công tác dự giờ, thao giảng, chuyên đề của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy...
Được biết, hiện nay trường có 35 cán bộ, giáo viên và nhân viên với 765 học sinh của 21 lớp học thuộc 5 khối. Với sự đoàn kết, các giáo viên có tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tập thể giáo viên đã xây dựng được lề lối làm việc khoa học, kỷ cương trong sinh hoạt, trong công tác, có ý thức ham học hỏi để nâng cao trình độ về mọi mặt.
Cô Hoàng Thị Tân (Hiệu trưởng nhà trường), cho biết: "Trong năm học 2020-2021, trường đã vạch ra các phương hướng nhiệm vụ cụ thể, phù hợp tình hình thực tiễn dạy và học. Cùng với đó, tiếp tục thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và lòng yêu nghề, yêu trò của tập thể nhà trường. Cùng với đó, triển khai có hiệu quả việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phóng cách Hồ Chí Minh" gắn với cuộc vận động "Hai không" và cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".
Tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.
Một tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng năm học mới.
Với những bước đi thiết thực hiệu quả, Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng đã và đang phát triển vượt bậc nhằm nâng cao việc dạy và học thiết thực nhất, hiệu quả nhất. Từ đó, xây dựng thế hệ trẻ có đầy đủ "Đức-Trí-Thể-Mỹ" vững hành trang để tiếp bước trên con đường học tập ở các khóa trên và ứng xử tốt với môi trường xã hội cũng như khi ở nhà.
Hình ảnh đẹp về thầy cô, mái trường cần tiếp tục được nhân rộng Kết quả cuộc thi "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy/cô và mái trường mến yêu" và những hình ảnh đẹp về thầy cô và mái trường được phản ánh trong các tác phẩm dự thi cần được nhân rộng lan tỏa hơn nữa. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại lễ tổng kết/trao giải. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn...