Bí quyết tồn tại qua hơn 1 thiên nhiên kỷ của tiệm bánh mochi nướng ở Nhật Bản: Suốt 1020 năm chỉ làm 1 sản phẩm duy nhất và cố gắng làm thật tốt!
Tiệm bánh mochi nướng ở Nhật Bản đã tồn tại suốt 1020 năm với 1 sản phẩm duy nhất.
Suốt 1020 năm chỉ làm 1 sản phẩm duy nhất, theo 1 công thức duy nhất
Gia đình bà Naomi Hasegawa vốn bán món bánh mochi nướng trong một cửa hàng nhỏ bằng gỗ ngay bên cạnh một ngôi đền cổ tại cố đô Kyoto, Nhật Bản. Cửa hàng này được gia đình mở từ năm 1000 với mục đích phục vụ người dân trên khắp Nhật Bản đến đây để cầu nguyện cho một đại dịch chóng kết thúc.
Hiện tại, sau hơn 1.000 năm, một đại dịch mới lại đang tàn phá nền kinh tế Kyoto – nơi vốn phụ thuộc nhiều vào lượng khách du lịch. Dù vậy, gia đình nhà Hasegawa không quá lo lắng về tình hình tài chính của cửa hàng bánh mochi nướng.
Giống như nhiều doanh nghiệp khác tại Nhật Bản, cửa hàng bánh mochi nướng mang tên Ichiwa của bà có tầm nhìn rất dài hạn. Bằng việc đặt truyền thống và sự ổn định lên trên lợi nhuận và tăng trưởng, Ichiwa đã tồn tại qua nhiều cuộc chiến tranh, thiên tai, thảm họa tự nhiên và sự thăng trầm của các triều đại. Trải qua cả nghìn năm, món bánh mochi nướng của họ vẫn không thay đổi.
Những doanh nghiệp kiểu như vậy có thể kém năng động so với doanh nghiệp ở nhiều nước khác nhưng sự tồn tại lâu dài của họ cũng là bài học cho những công ty tại các quốc gia như Mỹ – nơi đại dịch đã khiến hàng chục nghìn công ty phá sản.
“Trong các cuốn giáo trình kinh tế, các doanh nghiệp được dạy là phải tối đa hóa lợi nhuận, tăng quy mô, thị phần và tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, nguyên tắc hoạt động của các công ty này hoàn toàn khác”, Kenji Matsuoka – Giáo sư tại Đại học Ryukoku tại Kyoto cho biết. “Ưu tiên số một của họ là có thể tiếp tục hoạt động. Mỗi thế hệ giống như một tuyển thủ trong cuộc chạy tiếp sức. Điều quan trọng là phải chuyền được gậy cho người sau”.
Để tồn tại qua cả thiên niên kỷ, Hasegawa cho biết một doanh nghiệp không thể chỉ theo đuổi lợi nhuận. Họ cần có mục đích cao hơn. Trong trường hợp của Ichiwa là tín ngưỡng. Họ phục vụ những người hành hương đến đến thờ.
Những giá trị cốt lõi này được gọi là “kakun”, giúp các công ty ra quyết định kinh doanh suốt nhiều thế hệ. Họ quan tâm đến nhân viên, hỗ trợ cộng đồng và hướng đến sản phẩm khơi lên sự tự hào.
Với Ichiwa, điều này đồng nghĩa chỉ làm một thứ và làm thật tốt. Đây là cách tiếp cận của rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản.
Công ty này đã từ chối rất nhiều cơ hội mở rộng, gần nhất là đề nghị từ Uber Eats để giao hàng online. Mochi đến nay vẫn là sản phẩm duy nhất trong thực đơn của họ. Nếu bạn muốn thêm đồ uống, có thể chọn trà xanh.
Trong phần lớn lịch sử tồn tại của Ichiwa, phụ nữ trong gia đình Hasegawa làm bánh với công thức gần như không đổi. Nhưng dĩ nhiên, họ vẫn hiện đại hóa một số thứ. Ví dụ, giới chức y tế địa phương đã cấm dùng nước giếng. Hay Ichiwa đã mua máy nghiền gạo để tiết kiệm vài giờ lao động mỗi sáng. Bên cạnh đó, sau nhiều thế kỷ để khách tự giác trả tiền, họ đã niêm yết giá cố định cho mỗi đĩa. Việc này thay đổi sau Thế chiến II, khi công ty bắt đầu quan tâm hơn đến tài chính.
Bà Naomi Hasegawa.
Niềm tự hào Nhật Bản
Nhật Bản nổi tiếng với các doanh nghiệp lâu đời. Quốc gia này hiện là quê hương của hơn 33.000 công ty có tuổi đời từ 100 năm trở lên, chiếm 40% số công ty nhóm này trên thế giới. Hơn 3.100 doanh nghiệp đã tồn tại ít nhất 200 năm. Khoảng 140 đã hoạt động hơn 500 năm và ít nhất 19 khẳng định đã qua 1.000 năm.
Các công ty này được gọi là “shinise” trong tiếng Nhật và là niềm tự hào của quốc gia này. Chính quyền địa phương quảng cáo sản phẩm của họ. Sách quản trị lý giải bí quyết thành công của họ. Hướng dẫn viên du lịch cũng nhiệt tình với các công ty này.
Phần lớn các doanh nghiệp lâu đời như Ichiwa là công ty gia đình nhỏ, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ truyền thống. Tuy nhiên, một số lại khá nổi tiếng, như Nintendo – bắt đầu là công ty sản xuất lá bài cách đây 131 năm, hay hãng nước tương Kikkoman đã hoạt động từ năm 1917.
Các công ty Nhật tồn tại lâu đời cũng thường có quan điểm phòng trừ rủi ro (vốn được định hình sau các cuộc khủng hoảng trước) và tâm lý tích trữ tiền mặt. Việc này lý giải một phần nguyên nhân Nhật Bản tránh được tỷ lệ phá sản cao như Mỹ trong đại dịch. “Kể cả khi có lợi nhuận, họ cũng không tăng chi tiêu”, Tomohiro Ota – nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết.
Các doanh nghiệp lớn thường giữ rất nhiều tiền mặt để đảm bảo họ có thể tiếp tục trả lương và đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong trường hợp kinh tế đi xuống. Tuy nhiên, kể cả các doanh nghiệp nhỏ cũng có mức nợ thấp và dự trữ trung bình 1-2 tháng chi phí hoạt động, Ota nói.
Video đang HOT
Khi họ cần hỗ trợ, nguồn tài chính lại khá rẻ và sẵn. Lãi suất tại Nhật Bản nhiều thập kỷ nay rất thấp. Các gói hỗ trợ của chính phủ trong đại dịch càng giúp doanh nghiệp nhỏ tiếp cận vốn với lãi suất gần như bằng 0.
Các shinise nhỏ thường có cơ sở riêng và sử dụng thành viên trong gia đình để giảm chi phí lương. Từ đó, họ tiết kiệm được khối tiền mặt lớn. Khi Toshio Goto – Giáo sư tại Đại học Kinh tế Nhật Bản khảo sát để viết sách về các doanh nghiệp có tuổi đời ít nhất 100, hơn một phần tư cho biết họ có đủ quỹ để hoạt động trong 2 năm hoặc hơn.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa họ không vận động. Rất nhiều công ty thành lập vào khoảng thế kỷ 17, khi Nhật Bản vẫn đóng cửa với bên ngoài, tạo ra môi trường kinh doanh ổn định. Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ qua, sự tồn tại đồng nghĩa phải cân bằng giữa duy trì truyền thống và thích ứng với môi trường đang thay đổi nhanh.
Không thể không thay đổi
Với một số công ty, điều này nghĩa là phải cải tiến mảng kinh doanh cốt lõi. NBK – công ty sản xuất ấm sắt từ năm 1560, hiện sản xuất cả các loại linh kiện máy móc công nghệ cao. Hosoo – một hãng kimono 332 năm tuổi ở Kyoto – đã mở rộng sang mảng nội thất và cả điện tử.
Tuy nhiên, với các doanh nghiệp như Tanaka Iga Butsugu, việc này khá khó khăn. Họ sản xuất các sản phẩm phục vụ cho đạo Phật từ năm 885. Giám đốc đời thứ 72 – Masaichi Tanaka cho biết đại dịch khiến họ gặp khó, nhưng thách thức lớn nhất với họ, và nhiều công ty khác, là dân số Nhật Bản đang già đi và thay đổi sở thích.
Một số công ty đã phải đóng cửa vì không tìm được người thừa kế. Với Tanaka, việc tìm thay thế các lao động truyền thống, có tay nghề ngày càng khó. Việc kinh doanh thì bị siết chặt vì giờ ngày càng ít người ghé thăm các đền mà công ty ông cung cấp sản phẩm. Các căn nhà mới xây cũng gần như không làm chỗ cho phòng thờ truyền thống kiểu Nhật Bản nữa.
Bên cạnh đó, với những ngành nghề liên quan đến tín ngưỡng truyền thống, họ gần như không thể hiện đại hóa. Các thiết kế sản phẩm của Tanaka cũng lâu đời như chính công ty vậy. Ông đang cân nhắc đưa máy in 3D vào sản xuất, nhưng lại băn khoăn ai sẽ mua sản phẩm làm ra từ máy này.
Ichiwa thì may mắn không gặp phải những rắc rối này. Gia đình Hasegawa lớn, doanh nghiệp lại nhỏ và kỹ năng đặc biệt duy nhất cần đến khi nướng mochi là chịu nóng.
Dù vậy, bà Hasegawa thi thoảng cũng cảm nhận được sức ép từ lịch sử của cửa hàng. Mọi thành viên trong gia đình đều được dạy từ khi còn nhỏ rằng “Miễn là chúng ta còn sống, cửa hàng phải còn hoạt động”.
“Một lý do chúng tôi phải tiếp tục”, bà nói, “là chúng tôi ghét trở thành người phải chấm dứt hoạt động của cửa hàng”.
Cô gái Việt 18 tuổi lên xe hoa với thiếu gia Hong Kong: 3 ngày quen đã tính chuyện lâu dài, mẹ chồng chiều con dâu kiểu "nhà giàu" khiến ai cũng ghen tị
"Quần áo hay giày tất giữ ấm mẹ chồng cũng sắm. Mẹ mua cho mình cả một ngôi nhà màu hồng nữa và tài trợ cho hai vợ chồng đi du lịch Nhật Bản 1 tuần", Hồng Loan chia sẻ.
Có những cuộc gặp gỡ tưởng chừng như định mệnh khéo sắp xếp. Họ từ hai quốc gia khác nhau, vì một cơ duyên mà chạm mặt để rồi viết nên cả câu chuyện tình yêu hôn nhân tuyệt đẹp.
Chuyến du lịch "làm nên chuyện"
Cô gái ấy là Hồng Loan, sinh năm 1998, sinh ra và lớn lên tại TP. Hồ Chí Minh. Chồng Loan là Michael, nhiều hơn vợ 6 tuổi. Anh sinh ra ở Hong Kong và mang quốc tịch Úc.
Loan và Michael quen nhau vào năm cô 17 tuổi. Khi đó, Michael qua Việt Nam du lịch.
"Đợt ấy là kỳ nghỉ, mình theo một anh hướng dẫn viên du lịch cùng đi để học ngoại ngữ giao tiếp. Lúc đó gặp Michael, mình cảm thấy anh quá khác biệt. Anh galant, lịch sự, cách nói chuyện thông minh tinh tế và rất tâm lý. Lúc ấy mình đã có nhiều cảm xúc khác lạ dành cho anh", Loan chia sẻ.
Ngay từ ngày thứ 2 gặp mặt, Loan và Michael đã nói chuyện với nhau nhiều hơn. Tình cảm của họ tiến triển nhanh đến nỗi bước sang ngày thứ 3 họ đã tính chuyện yêu đương lâu dài với mục tiêu là kết hôn. Có lẽ, chỉ có thể giải thích cuộc gặp gỡ này là một nhân duyên trời ban bởi cả hai chính thức dính "tình yêu sét đánh" ngay từ lần gặp đầu như vậy.
Ngay sau chuyến du lịch ấy, Loan và Michael chính thức yêu nhau. Khi Michael về lại Hong Kong, Hồng Loan có tiễn chân anh ra sân bay.
"Về nước, anh đã nhắn tin hỏi han rồi hỏi làm sao để được gặp lại mình. Anh bảo mình sang Hong Kong du lịch. Mình lúc đó chỉ trêu thôi, bảo lại: 'Làm đám cưới là được thôi mà'. Ai dè 2 ngày sau anh đã xuất hiện ở Việt Nam và ngỏ lời yêu, đồng thời muốn được cưới mình làm vợ", Hồng Loan chia sẻ.
Nhan sắc xinh đẹp của Hồng Loan.
Mọi chuyện tiến triển nhanh đến mức choáng váng. Lúc ấy, Loan cũng có cảm tình với Michael nhưng rõ ràng mọi chuyện diễn ra quá mức thần tốc. Loan đưa anh về nhà ra mắt bố mẹ và có nhắc đến chuyện cưới xin.
Loan kể: "Lúc đưa anh về nhà nói chuyện thì gần như cuộc nói chuyện đó của nội bộ hai bố con mình. Bố đương nhiên không đồng ý. Mình lúc đó mới hơn 17 tuổi. Con gái chẳng bao giờ nói chuyện yêu đương hay đi chơi với con trai vậy mà tự dưng dẫn người ngoại quốc về đòi cưới thật khó chấp nhận.
Lúc đó mình cũng cố chấp, muốn bằng được và cứ nằng nặc đòi được bố đồng ý. Cuối cùng bố bảo: 'Con gái khôn nhờ dại chịu. Bố nói rồi không nghe sau này có gì đừng trách'. May mắn sau thời gian sau thấy Michael chân thành quá nên bố cũng xuôi xuôi".
Trong lần sang Việt Nam này, Michael mang sang một chiếc nhẫn kim cương. Anh bảo đây là nhẫn được mua do một tháng thu nhập của mình. Đó là tiền do Michael làm ra và chẳng tiếc để tặng cho người con gái khiến anh ngày nhớ đêm mong chỉ sau chuyến du lịch.
Nhẫn kim cương chồng và sau này mẹ chồng tặng cho Loan.
Tháng 10 năm 2017, sau 5 tháng yêu nhau, đám cưới của Hồng Loan và Michael diễn ra. Lúc đó, Hồng Loan vừa tròn 18 tuổi.
"Mình thì nhỏ tuổi nhưng chồng mình lại không. Lúc đó anh đã 25 tuổi rồi. Anh có công việc ổn định, yêu thương mình, chiều chuộng và chăm lo được cho mình. Quan trọng là cả hai quyến luyến nhau lắm. Nói chung chưa bao giờ mình lại quyết liệt đến như vậy hết cả", Loan tâm sự.
Người mẹ chồng hoàn hảo
Với Michael, mọi chuyện anh quyết định cho mối quan hệ này cũng vô cùng thần tốc. Từ lúc yêu đến khi đăng ký kết hôn, tổ chức đám cưới tại Việt Nam, bố mẹ chồng Loan không hề hay biết.
Sau hôn lễ, vì thủ tục visa chưa xong xuôi nên hai vợ chồng vẫn phải yêu xa. Tuy vậy nhưng 1 tháng Michael vẫn bay qua Việt Nam 1-2 lần thăm vợ.
8 tháng sau hôn lễ, Hồng Loan chính thức có visa để sang Hong Kong ra mắt gia đình nhà chồng. Lúc đó, gia đình Michael mới biết con trai đã có vợ.
"Thời gian đó chồng mình có việc bận nên bố chồng sang Việt Nam để đón mình qua Hong Kong. Mẹ chồng thì ở nhà để đợi con dâu cùng ăn bữa cơm đầu. Lúc đó mình cũng hồi hộp nhưng bố mẹ chồng dễ tính lại yêu thương con dâu nên mình dần dần hòa nhập được", Hồng Loan chia sẻ.
Mẹ chồng lái xe đưa Loan đi mua sắm.
Mẹ chồng Loan bế cháu.
Hiện tại, Hồng Loan có cuộc sống sung túc, vui vẻ tại Hong Kong. Cô làm dâu 3 năm nhưng tình cảm vợ chồng vẫn như ngày mới yêu.
"Khác biệt lớn nhất có lẽ là có thêm con trai khiến nhà cửa rộn ràng hơn. Vợ chồng mình bây giờ bước ra khỏi cửa vẫn là anh cầm tay. Mình đi đâu chồng cũng kè kè. Đi làm về là anh hỏi vợ đâu liền. Hay anh có đi đâu bạn rộn, kẹt bên ngoài đến 2-3 giờ sáng thì vẫn cố lết được về nhà chứ chẳng dám đi đâu qua đêm xa vợ", Loan tâm sự.
Ban đầu khi mới yêu hay mới cưới Loan cũng hay có tranh cãi với chồng. Cô chỉ mới 18 tuổi, chưa thấu hiểu nhiều thứ nhưng chồng đều là người kiên nhẫn, hướng dẫn vợ từng chút một.
"Đa số các cuộc cãi vã là do mình khởi xướng. Mình dần dần trưởng thành hơn, nhận ra rằng trong hôn nhân ai cũng nên thu cái gai của mình lại. Cả hai cũng gai góc, chống đối nhau thì chỉ có tan vỡ.
Lúc nào mình bướng bỉnh, cãi vã thì chồng đều xuống nước rồi nói chuyện. Sau này mình nhận ra mình quá trẻ con, hỏi tại sao anh kiên nhẫn được thế thì anh bảo luôn: 'Lấy vợ trẻ thì đã biết trước như vậy, chấp nhận thì mới lấy. Dạy vợ từ từ là được", Loan chia sẻ.
Chồng đồng hành cùng Loan trong việc chăm con.
Cưới được người chồng có điều kiện nên cuộc sống của Loan rất thoải mái. Ngoài món quà là nhẫn kim cương, Loan còn được chồng tặng một món quà giá trị khác nữa. Cô kể:
"Hồi mang thai mình luôn có đủ loại nỗi lo lắng. Lướt mạng xã hội mình thấy clip đánh ghen, ngoại tình rồi chồng bỏ, hắt hủi vợ. Mình hỏi chồng: 'Nếu một ngày anh chán vợ, bỏ vợ thì vợ phải sống thế nào?'. Lúc đó mình chỉ có chút cảm giác thiếu an toàn thôi.
Chồng mình đã mở danh sách bất động sản ở Việt Nam, cho mình chọn một ngôi nhà và mua luôn cho vợ. Anh để mình có cảm giác chắc chắn có ngôi nhà của riêng, dù sau này có ra sao mình vẫn có nơi để về chứ không cần lo lắng ai hắt hủi hay phải làm phiền bố mẹ nữa".
Con trai Loan đáng yêu vô cùng.
Chồng đã vậy, mẹ chồng lại càng chiều chuộng con dâu hơn. Nhà chồng như thế này chính là điều may mắn nhất mà Hồng Loan có được.
" Hồi mới cưới, mẹ chồng sợ mình ở nhà buồn nên 1 tuần thì 3 ngày rủ đi mua sắm, làm đẹp và ăn uống cùng. Tính mình vốn không thích ra ngoài, mấy lần từ chối thì bà không rủ nữa. Thế nhưng mẹ đi ăn uống mua sắm đều mua bánh pudding về vì biết con dâu thích. Đi shopping, mẹ thấy cái gì màu hồng cũng mua vì biết con dâu thích màu hồng.
Kem dưỡng da hay dầu gội đầu, mặt nạ mẹ cũng mua cho mình hết. Giờ mình có đến hàng trăm chiếc mặt nạ. Quần áo hay giày tất giữ ấm mẹ cũng sắm. Mẹ mua cho mình cả một ngôi nhà màu hồng nữa và tài trợ cho hai vợ chồng đi du lịch Nhật Bản 1 tuần.
Đơn giản như việc mẹ dùng ấm nước điện tử rất xịn, mình sang rồi khen mẹ có ấm nước xịn quá là hôm sau đã thấy mẹ mua cho một cái như thế rồi", Hồng Loan chia sẻ thêm.
Lấy chồng ngoại quốc nhưng cuộc sống của Loan không quá thay đổi. Thậm chí cô còn về nhà thường xuyên hơn nhiều cô gái lấy chồng xa khác.
Loan kể: "Hồi trước khi mang thai thì 1-2 tháng mình nhớ nhà chồng sẽ book vé cho về Việt Nam chơi tầm 3-7 ngày. Chồng mình bận thì mình sẽ về trước còn chồng về tối thứ 6 đến tối chủ nhật sẽ quay lại Hong Kong. Sau này có thai thì chồng đưa mẹ đẻ mình sang chăm sóc mình 3 tháng cho đỡ nhớ. Bây giờ có dịch bệnh nên cũng hơn nửa năm rồi mình chưa về Việt Nam".
Đúng là cuộc hôn nhân khiến ai cũng phải ước ao. Lấy chồng sớm nhưng gặp được chồng và nhà chồng như Hồng Loan thì chắc hẳn ai cũng nguyện ý đúng không nào!
Choáng ngợp với những bức ảnh đẹp như mơ tại Kyoto Nếu bạn yêu đất nước Nhật, chắc hẳn khi ghé thăm đất nước này, bạn không thể không đặt chân đến Kyoto- trung tâm văn hóa lớn nhất xứ mặt trời mọc. Nếu Tokyo là trái tim mang nhịp đập hiện đại của Nhật Bản thì Kyoto là linh hồn cổ kính và mang trong mình một tâm hồn đẹp đẽ. Cuộc sống...