Bí quyết sống lâu: Bác sỹ tốt nhất là chính mình
Hãy luôn ghi nhớ một điều rằng, bác sỹ tốt nhất là chính mình, mình còn có ích hơn cả ông Trời.
Con người hiện đại luôn bàn về cái gọi là hạnh phúc. Thế nào là hạnh phúc?
Cá nhân tôi cho rằng, khỏe mạnh chính là hạnh phúc.
Có sức khỏe không có nghĩa là có tất cả, nhưng không có sức khỏe thì chắc chắn sẽ không có gì. Sức khỏe chính là một quả cầu pha lê rỗng, rơi xuống là sẽ vỡ. Trong khi công việc của chúng ta lại là quả bóng tennis, rơi xuống rồi vẫn có thể nảy lại được lên.
Sức khỏe là đường một chiều mà ai cũng nên trân trọng dù ở độ tuổi nào.
Dưỡng sinh nên bắt đầu từ tuổi 30.
Khỏe mạnh, thứ nhất là sống lâu, thứ hai là sống tốt.
Sống lâu hay không, chất lượng cuộc sống cao hay không, phụ thuộc rất nhiều vào cách nhìn nhận của chúng ta với sức khỏe, và cả phương thức sống của chính bản thân.
Con người hiện đại ngày nay đợi tới khi tuổi tác cao rồi mới bắt đầu chú ý tới việc dưỡng sinh, trong khi thực ra tới lúc ấy thì đã muộn rồi! Dưỡng sinh, hãy bắt đầu tự độ tuổi 30.
Rất nhiều thói quen là được hình thành từ khi còn trẻ, chẳng hạn như hút thuốc uống rượu, vì vậy, hãy nuôi dưỡng cho mình một vài thói quen tốt ngay từ khi còn trẻ, chứ đừng đợi tới khi già rồi mới bắt đầu thấy hối hận.
1. Về mặt sức khỏe, bác sỹ tốt nhất là chính mình, mình còn có ích hơn cả ông Trời
Sáng ăn đàng hoàng, trưa ăn no, tối ăn đủ.
Nhưng nhiều người lại cứ thích làm ngược lại, sáng ăn uống qua loa, trưa ăn kiểu đối phó rồi tối ăn uống nhiệt tình, đây chính là gốc rễ, căn nguyên của vô số các loại bệnh tật. Bữa sáng giống như thuốc bổ vậy, là bữa quan trọng nhất trong ngày, nhất định phải ăn một bữa sáng thật đầy đủ dinh dưỡng, có hoa quả hay rau xanh thì càng tốt. Bữa sáng ăn uống không đàng hoàng, bữa trưa bữa tối có ăn nhiều tới đâu cũng không hoàn lại được.
2. Thói quen tai hại nhất trên đời là hút thuốc
Những người hay hút thuốc, thường mắc các bệnh về viêm phế quản, khí phế thũng, bệnh tim phổi và cuối cùng là ung thư phổi rồi tử vong.
Hút thuốc lá thực sự rất có hại cho sức khỏe. Nếu yêu mình, yêu gia đình, người thân, hãy bỏ thuốc cho sớm.
3. Phải uống nước
Nhất định phải nhớ uống nước, bởi vì nước chính là tính mạng. Rất nhiều người không có thói quen uống nước, đợi khát khô cả họng rồi mới uống, như vậy là rất sai lầm, tuyệt đối đừng đợi tới lúc khát mới uống bởi khi đó là tín hiệu báo động cơ thể đang thiếu nước trầm trọng rồi.
Uống trà thay nước được không? Không, trà, nước hoa quả hay cà phê đều không thể thay thế nước. Thường xuyên uống trà cũng tốt, nhưng nên uống trà loãng, không nên uống trà đặc. Phải nhớ cho kĩ, nước chính là tính mạng.
4. Con người, không phải chết già, hay chết bệnh, mà chết vì tức
Video đang HOT
Cuốn sách y học cổ truyền của Trung Quốc có tên “Hoàng Đế nội kinh” có viết: “Nộ thương gan, hỉ thương tâm, bi thương phủ, ưu tư thương tì, kinh khủng thương thận, bách bệnh giai sinh vu khí”, ý muốn nói quá phẫn nộ sẽ làm tổn thương tới gan, quá vui thương tới tim, quá buồn gây tổn thương phổi, quá ưu tư tổn thương lá lách, quá kinh hãi gây tổn thương thận, bách bệnh đều tới từ “khí” hay cảm xúc, tâm lý của con người.
Tuyệt đối đừng làm nô bộc cho cảm xúc, hãy trở thành chủ nhân của nó, kiểm soát nó, đừng để nó khống chế ngược lại bạn. Cảm xúc chính là nhạc trưởng kích thích sự nóng giận, vì vậy, hãy khôn ngoan điều khiển nó sao cho tốt.
5. Đi bộ là phương pháp luyện tập rất tốt
Làm cái gì cũng cần có cái “độ”, ăn uống cần cái độ, ngủ nghỉ cũng cần vừa phải, luyện tập cũng cần tập sao cho thích hợp với thể chất.
Không thể dục thể thao là không tốt, nhưng tập quá cường độ cũng không hay. Mỗi ngày luyện tập từ 30 phút tới 1 tiếng, phương pháp luyện tập có thể là phương pháp đơn giản nhất, đi bộ, đi nửa tiếng là được, vừa đơn giản, vừa kinh tế lại vừa hiệu quả.
Tuy nhiên, đi bộ cũng có phương pháp của đi bộ. Người trẻ nên đi bộ kiểu nhanh, nhanh ra sao, 1 phút khoảng 130 bước, nhịp tim đạt tới 120 nhịp/phút để đạt được mục tiêu luyện tập. Để đạt tới trình độ này tất nhiên không phải vừa đi một phát là được ngay, bạn phải cần một quá trình thích ứng, kiên trì khoảng nửa năm, chức năng tim phổi của bạn sẽ được nâng cao rất nhiều. Khi đi bộ cần thả lỏng hai tay, có thể làm nhiều động tác kế hợp, chẳng hạn như vận động cột sống, đưa tay, hay đi ngược…
Muốn có một sức khỏe tốt và một cơ thể dẻo dai, hãy bắt đầu luyện tập thể dục thể thao từ khi còn trẻ, duy trì cân nặng tiêu chuẩn. Đợi tới khi béo rồi, bạn nói giảm cân thì dễ, thực ra làm chưa chắc đã dễ dàng. Mấu chốt là ở đâu? Mấu chốt là quản cho tốt cái miệng của mình, chăm vận động, con người ta ý à, “chết ở cái mồm, lười ở cái chân.”
6. Uống ít rượu lại
Một lần say tương đương với một lần viêm gan cấp tính.
6 lối sống không lành mạnh nhất trên thế giới: thứ nhất là hút thuốc, thứ hai là uống rượu.
7. Gia đình không hòa thuận, dễ sinh bệnh
Có chuyên gia cho rằng, 70% bệnh tật của con người tới từ gia đình, 50% ung thư cũng tới từ gia đình, cãi nhỏ thì ngày nào cũng cãi, dăm ba bữa lại làm một trận lôi đình, không ai chịu nhường ai. Thực ra, dù có là người một nhà thì vẫn có những bất đồng quan điểm nhất định, cãi nhau là chuyện bình thường, nhưng sau đó phải biết cách ngồi lại hòa giải với nhau, tuyệt đối đừng lẳng lặng, không ai nói gì, cả nửa tháng trời sau cũng không nói với nhau một câu nào, càng dễ chết vì tức vì bệnh hơn.
Từng có một báo cáo nói rằng, những người ly hôn hay góa phụ cũng thường có tuổi thọ ngắn hơn, điều này có bằng chứng khoa học. Cô đơn còn đáng sợ hơn cả nghèo đói, vợ chồng yêu thương, hay chia sẻ với nhau sẽ sống rất lâu, quá cô đơn rất dễ sinh ra vấn đề, đây là quy luật khá phổ biến.
Nhưng làm sao để gia đình hòa hợp, đây cũng lại là một môn khoa học.
Trước tiên phải giải quyết được 4 vấn đề:
Thứ nhất là phải kính trọng người già, thứ hai là giáo dục tốt con cái, thứ ba là giải quyết tốt quan hệ mẹ chồng nàng dâu, thứ tư là điều vô cùng quan trọng, vợ chồng phải yêu thương và luôn cảm thông cho nhau.
Thế giới hơn 7 tỷ người, mỗi người một tính một nết, ai cũng có tính xấu cả, nhưng cần phải luôn nhắc nhở bản thân rằng: thôi, nhường anh ấy (cô ấy), anh ấy (cô ấy) vui là được.
8. Muốn khỏe mạnh mỗi ngày, phải làm được 7 điều
Thứ nhất, ăn đủ 3 bữa.
Thứ hai, ngủ đủ 8 tiếng.
Thứ ba, mỗi ngày kiên trì vận động nửa tiếng.
Thứ tư, cười tươi mỗi ngày, để ý tới sức khỏe tâm lý.
Thứ năm, đừng nhịn tiểu hay đại tiện.
Thứ sáu, gia đình hòa thuận.
Thứ bảy, không hút thuốc, không uống rượu.
Khỏe mạnh bắt đầu từ mỗi ngày, mỗi ngày khỏe mạnh, cả đời khỏe mạnh.
Nhớ kĩ lấy mấy câu này:
Ăn được uống được chưa chắc khỏe mạnh, nhưng biết cách ăn uống nhất định khỏe mạnh, ăn uống linh tinh sớm muộn cũng ghé bệnh viện.
“Dùng bụng ăn thì là nhu cầu, dùng miệng ăn thì là hưởng thụ, nhưng dùng cái đầu để ăn thì đó chính là dưỡng sinh.”
Nếu có thể hãy “ăn sáng như một vị vua, ăn trưa như quan đại thần, ăn tối như một tên ăn mày.”
9. Ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc thực vật hơn
Con người hiện đại rất thích đi ngược lại với những gì tốt cho sức khỏe, khiến nhiều bệnh tật như béo phì, gút, tiểu đường… kéo đến như cơm bữa. Gửi tới những người không có thói quen ăn rau xanh hay hoa quả, nhớ kĩ, mỗi ngày hãy ăn 2 tới 4 loại hoa quả, 3 tới 5 loại rau xanh, kết hợp lại có tác dụng phòng chống bệnh ung thư, bảo vệ tim gan toàn diện chính là chiến lược dưỡng sinh mới trong thế kỉ 21.
Trân trọng sinh mệnh!
Hãy bắt đầu hình thành cho mình những thói quen tốt ngay từ bây giờ!
Từng phải điều trị ung thư, cụ bà người Nhật vẫn sống thọ đến 117 tuổi chỉ nhờ một bí quyết gói gọn trong 3 từ
Dù mắc ung thư ở tuổi đã cao, nhưng đến nay bà vẫn sống khỏe mạnh và đang tận hưởng từng khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc sống.
Nhắc đến bệnh ung thư, hẳn không ít người cho rằng đây là căn bệnh gây tử vong rất nhanh. Xong thực tế, nếu ung thư được phát hiện sớm, điều trị tích cực và giữ lối sống lành mạnh thì người bệnh hoàn toàn có thể kéo dài thời gian sống.
Một minh chứng điển hình đó là cụ bà Kane Tanaka đến từ Fukuoka, Nhật Bản. Ngày 9/3 năm ngoái, bà được tổ chức Kỷ lục Guinness (World Guinness Record) công nhận là người sống thọ nhất thế giới.
Bà Kane Tanaka sinh ngày 2 tháng 1 năm 1903. Ít ai biết, vào năm 103 tuổi bà từng bị chẩn đoán mắc ung thư trực tràng và phải phẫu thuật. Dù mắc ung thư ở tuổi đã cao, nhưng đến nay bà vẫn sống khỏe mạnh và đang tận hưởng từng khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc sống.
Bà Kane Tanaka sinh ngày 2 tháng 1 năm 1903.
Ở tuổi 117, bà Kane Tanaka vẫnsống năng động, thường xuyên thức dậy đều đặn vào 6 giờ mỗi sáng. Bà thích chơi cờ với những người cao tuổi khác. Đặc biệt, bà Kane vẫn rất thích đọc sách và học toán.
Thực ra, bí quyết sống thọ của bà Kane rất đơn giản, chỉ gói gọn trong 3 từ: Ăn nhiều socola. Khác với những người khác, bà Kane không kiêng đồ ngọt mà thậm chí rất thích ăn socola và uống nước ngọt. Trong bữa tiệc sinh nhật lần thứ 116, cụ bà lớn tuổi nhất thế giới bật mí mình muốn ăn tới 100 hộp socola để tận hưởng niềm vui tuổi mới.
Bí quyết sống thọ của bà Kane rất đơn giản, chỉ gói gọn trong 3 từ: Ăn nhiều socola.
Socola nguyên chất và ít đường từ lâu đã được chứng minh là món ăn vặt lành mạnh, đem lại nhiều tác dụng cho cơ thể như ngừa lão hóa, điều hòa huyết áp, ngừa xơ vữa động mạch, tránh ung thư hiệu quả...
Những người có thói quen tiêu thụ socola đều đặn, sức khỏe sẽ được đảm bảo vì:
1. Ăn socola, phòng ngừa ung thư
Trong socola đen có chứa nhiều hợp chất flavanols, có tính chất chống viêm và chống oxy hoá. Chất này có tác dụng trong việc kiểm soát hoạt động của các gốc tự do. Từ đó, hạn chế và ngăn ngừa nhiều loại ung thư tấn công tế bào cơ thể.
2. Ăn socola, ngừa suy giảm trí nhớ
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y Harvard cho biết: Chỉ cần uống 2 cốc socola nóng mỗi ngày, bạn có thể giúp não bộ luôn khỏe mạnh, minh mẫn và giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ ở người già.
Một nghiên cứu khác được công bố năm 2014 cũng cho thấy, chiết xuất từ cacao có tên là lavado có thể giúp giảm những tổn thương thần kinh thường thấy ở bệnh nhân Alzheimer, và do vậy cũng làm chậm lại quá trình suy giảm trí nhớ, chứng quên do thoái hóa ở người cao tuổi.
3. Ăn socola, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí BMJ đã chứng minh tiêu thụ socola có thể đem lại tác dụng giảm 1/3 nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
4. Ăn socola, hạ cholesterol máu
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Journal of Nutrition cho thấy: tiêu thụ socola có thể làm giảm cholesterol "xấu" LDL trong máu, cải thiện huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch.
5. Ăn socola, bảo vệ tim
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy flavonoid trong socola có thể giúp tĩnh mạch và động mạch trở nên dẻo dai hơn. Thậm chí, đã có 7 nghiên cứu, thực hiện trên 114.000 người được cho ăn một vài phần socola đen trong một tuần. Kết quả cho thấy những người được cho ăn socola giảm nguy cơ đau tim xuống khoảng 37%, đồng thời nguy cơ đột quỵ cũng giảm 29%.
Lưu ý khi ăn socola để giữ sức khỏe tốt
- Một thanh socola đen có khoảng 400 calo. Nếu bạn ăn một nửa thanh socola một ngày, bạn cần cắt giảm đồ ngọt hoặc đồ ăn nhẹ khác để giữ tổng số calo của bạn không ở mức quá cao.
- Nên tránh dùng kết hợp socola và sữa để tránh gây dư thừa năng lượng.
- Tốt nhất chỉ ăn socola đen 30g mỗi lần, vài lần/tuần, tránh ăn quá nhiều.
Thành phố "xanh" nơi cư dân sống thọ thêm 10 năm so với người bình thường, tất cả là nhờ thực hiện đủ 3 bí quyết đơn giản nhưng không mấy ai kiên trì làm này Bên cạnh Okinawa (Nhật Bản), Sardinia (Ý), Ikaria (Hy Lạp), Nicoya (Costa Rica), Loma Linda (Mỹ) cũng là 1 trong 5 "vùng xanh" - nơi phần lớn cư dân có tuổi thọ vượt ngưỡng 100. Loma Linda nằm nép mình giữa những dãy núi thuộc vùng Thung lũng San Bernardino, California (Mỹ). Thành phố này được biết đến như một trung tâm chăm...