Bí quyết phòng ngừa viêm niệu đạo cho chị em trong mùa hè
Khí hậu nóng nực của mùa hè, cơ thể đổ mồ hôi nhiều làm cho môi trường “vùng kín” dễ ẩm ướt, có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn xâm nhập gây viêm niệu đạo.
Em có một vài người bạn rất hay bị viêm niệu đạo trong mùa hè nhưng vào mùa đông thì họ không bị. Em cũng đã từng bị bệnh này nên biết là bệnh rất khó chịu. Vì thế, em rất chú ý việc phòng ngừa bệnh. Nhưng điều em lo lắng là không biết mình phòng bệnh đã đúng cách hay chưa.
Thời tiết đang chuyển sang hè nên em càng cố gắng phòng ngừa bệnh tốt hơn. Mong bác sĩ cho em lời khuyên làm sao để có thể phòng ngừa bệnh tốt nhất. Em xin cảm ơn! (H. Huyền)
Trả lời:
Bạn H. Huyền thân mến!
Viêm niệu đạo là một trong những bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là ở nữ giới do cấu trúc cơ quan sinh dục của chị em khá phức tạp. Bệnh này thường có xu hướng gia tăng nhanh hơn trong mùa hè và khi bị bệnh, chị em sẽ cảm thấy rất khó chịu vì ngứa, rát khi đi tiểu hoặc đau tức trong bụng…
Khí hậu nóng nực của mùa hè, cơ thể đổ mồ hôi nhiều làm cho môi trường “vùng kín” ẩm ướt, dễ gây viêm niệu đạo. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Khí hậu nóng nực của mùa hè, cơ thể đổ mồ hôi nhiều làm cho môi trường “vùng kín” dễ ẩm ướt, có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang nên càng tăng nguy cơ mắc bệnh. Hơn nữa, người phụ nữ có những giai đoạn sinh lý đặc biệt, gồm kinh nguyệt và thời kỳ mang thai… nên nếu vệ sinh kém sẽ là tác nhân gây viêm niệu đạo.
Bệnh viêm niệu đạo nữ còn có mối quan hệ với tần suất sinh hoạt tình dục.Theo số liệu điều tra của trường đại học California thì những phụ nữ có tần số quan hệ tình dục nhiều hơn 3 lần/tuần dễ bị khởi phát bệnh nhiễm trùng tiết niệu tới 50%, bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có nguy cơ tái phát tới 58%.
Nhiều người không dám đi tiểu vì cảm giác khó chịu, thế nhưng thường xuyên nhịn tiểu gây ra 2 hậu quả. Thứ nhất, thời gian nước tiểu chứa trong bàng quang dài, có một số vi khuẩn xâm nhập vào bên trong sẽ càng có nhiều thời gian sinh sôi và tấn công các tổ chức. Thứ hai, bàng quang căng đầy, áp lực tăng cao, nước tiểu sẽ ngược lên trên đến ống dẫn niệu, nếu vi khuẩn đã tấn công sẽ rất dễ xâm nhập lên trên dẫn đến viêm bể thận. Bởi vì nước tiểu có một vai trò rất quan trọng là đưa vi khuẩn ra ngoài cơ thể, vì vậy bạn nên uống nhiều nước để đi tiểu nhiều hơn.
Ngoài ra, giữ vệ sinh sạch sẽ, để “vùng kín” được khô và ăn đồ ăn mát cũng là cách để hạn chế nguy cơ viêm niệu đạo phát triển về mùa hè.
Để được chẩn đoán đúng bệnh, bạn nên tới bác sỹ hoặc trung tâm y tế để kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo VNE
Tác hại của những cơn đau bụng trong kì kinh nguyệt
Cơn đau bụng trong kì kinh nguyệt cũng có thể làm cho người phụ nữ kém thông minh, giảm khả năng nhận thức.
Những cơn đau bụng trong kì kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở rất nhiều phụ nữ. Mặc dù đây là hiện tượng bình thường, do sự thay đổi hormone gây ra nhưng nó cũng có thể gây khó chịu và đôi khi khiến chị em cảm thấy buồn nôn.
Nghiên cứu mới gần đây của các nhà nghiên cứu người Anh còn cho thấy cơn đau xuất hiện trong kì kinh nguyệt cũng có thể làm cho người phụ nữ kém thông minh, giảm khả năng nhận thức.
Các nhà khoa học tại Đại học Bath (Anh) nhận thấy rằng những phụ nữ bị đau bụng, đau lưng trong những ngày "đèn đỏ" sẽ giảm khả năng tập trung và thao tác các công việc trên máy tính.
Cơn đau bụng trong kì kinh nguyệt cũng có thể làm cho người phụ nữ kém thông minh, giảm khả năng nhận thức. Ảnh minh họa
Tiến sĩ Ed Keogh, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết: "Đau bụng trong kì kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở rất nhiều phụ nữ và có thể tác động tới cuộc sống của chị em. Nghiên cứu của chúng tôi tìm hiểu mối liên hệ giữa những cơn đau trong kì kinh nguyệt với khả năng thực hiện những 'nhiệm vụ' phức tạp của họ hàng ngày. Kết quả là những cơn đau ảnh hưởng tới các giác quan và suy nghĩ, cảm nhận của người phụ nữ".
Các nhà nghiên cứu yêu cầu 52 người phụ nữ trưởng thành thường xuyên gặp các cơn đau trong kì kinh nguyệt tham gia thực hiện các bài kiểm tra về sự tập trung và chú ý. Các bài kiểm tra được tiến hành để đo lường khả năng của họ trong việc cạnh tranh trong công việc, tập trung chú ý và chuyển đổi sự chú ý giữa các việc khác nhau...
Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những người nào phải chịu nhiều cơn đau thì hiệu suất tổng thể trong công việc của họ bị giảm.
Tiến sĩ Keogh cho biết: "Chúng tôi thấy rằng tác động của cơn đau có thể lan rộng khắp cơ thể nên ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người phụ nữ".
Đau trong kì kinh nguyệt - còn gọi là đau bụng kinh - là một tình trạng đau đớn rất phổ biến, ảnh hưởng đến hơn 40% phụ nữ trên thế giới. Các triệu chứng có thể bao gồm: đau lưng, buồn nôn, đau bụng...
Một số cách giảm đau không cần dùng thuốc:
- Chườm bụng bằng túi nước ấm (chú ý không chườm nước quá nóng để tránh bị bỏng).
- Ngâm chân trong nước ấm pha muối để thư giãn và massage bàn chân cho bớt đau vì bàn chân có những huyệt liên quan tới vùng chậu.
- Massage nhẹ nhàng phần bụng dưới để cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột.
- Trường hợp đau nhiều quá, bạn có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Theo VNE
Mách chị em cách dùng dung dịch vệ sinh sao cho "chuẩn" Nếu bạn có thói quen dùng dung dịch vệ sinh thì cần lưu ý rằng, đây không phải là thuốc trị bệnh nên không được lạm dụng và để điều trị các bệnh phụ khoa. Tôi có thói quen dùng dung dịch vệ sinh hàng ngày và thấy rất tốt, không có tác dụng phụ nào. Nhưng tôi nghe mấy chị cùng công...