Bí quyết làm nên món bánh canh cua ngon “hết sảy” ở Cà Mau
Các công đoạn chế biến bánh canh cua biển Cà Mau khá đơn giản nhưng để tạo hương vị đặc trưng thì mỗi đầu bếp đều có tuyệt chiêu riêng.
Nhắc đến Cà Mau, nhiều người sẽ nghĩ đến vùng đất được thiên nhiên ưu ái với vô số loài thủy hải sản có giá trị cùng những món ăn ngon trứ danh có thể kể đến như: ốc len xào dừa, lẩu mắm U Minh, tôm xào bồn bồn… Tuy nhiên, sẽ thiếu sót nếu du khách không thưởng thức bánh canh cua – món ăn dân dã mang hương vị đặc trưng của người dân nơi đây.
Cua biển sau khi luộc được tách thịt, gạch để làm bánh canh cua
Để bánh canh được ngon nhất, các đầu bếp ở Cà Mau luôn chọn những con cua biển đạt chuẩn đem luộc rồi tách lấy phần thịt, gạch để riêng. Sau đó, cho bột gạo cắt thành từng sợi (bánh canh) và nước cốt dừa vào nồi nấu trong khoảng thời gian nhất định. Khi bánh canh gần chín thì nêm nếm gia vị rồi cho thịt, gạch cua, hành lá xắt mỏng vào nấu trong lửa nhỏ tầm 5 phút là đã có ngay món đặc sản Cà Mau.
Tuy các công đoạn thực hiện có vẻ đơn giản nhưng để tạo nên hương vị đặc trưng cho bánh canh cua thì mỗi thợ nấu đều có bí quyết riêng. Hương thơm bột gạo hòa quyện với vị ngọt, béo của cua… đã tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng. Đặc biệt, bánh canh cua sẽ ngon hơn khi ăn kèm với nước mắm mặn và ớt xắt mỏng.
Sợi bánh canh làm bằng bột gạo xay nên có mùi thơm, rất hấp dẫn
Ông Nguyễn Văn Được (46 tuổi; ngụ TP HCM), cho biết cua biển Cà Mau có chất lượng thịt thơm ngon nên chế biến bánh canh thì ngon “hết sảy”.
“Mỗi khi về vùng đất cực Nam của Tổ quốc, tôi đều dẫn các con đi ăn bánh canh cua. Ăn xong, đứa nào cũng tắm tắt khen ngon. Những khi quán đóng cửa, tôi mua cua về nhờ điểm du lịch chế biến giùm” – ông Được chia sẻ.
Tiếp lời ông Được, chị Trần Tiết Mai cho biết mình sinh ra và lớn lên ở làng quê nên món bánh canh không quá xa lạ. “Khi còn nhỏ, mỗi lần bà nấu bánh canh, anh em tôi đứa nào cũng ăn sạch chén. Tôi may mắn được đi nhiều nơi và thưởng thức món ăn này ở nhiều địa phương nhưng nhận thấy bánh canh cua Cà Mau là một trong những món ngon nhất, bởi ngoài chất lượng, nó còn gợi lại biết bao ký ức tuổi thơ” – chị Mai nói.
Video đang HOT
Bánh canh cua Cà Mau đã làm nao lòng nhiều thực khách khó tính
Cua biển Cà Mau được xem là cua ngon nhất miền Tây bởi chất lượng thịt thơm ngon do được nuôi dưỡng trong môi trường thổ nhưỡng thuận lợi cộng với nguồn thức ăn dồi dào. Vậy nên, không ít người tiêu dùng sẵn sàng chi số tiền lớn để tìm mua cua “Made in Cà Mau” về thưởng thức. Vừa qua, Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam đã công nhận cua Cà Mau lọt tốp 100 món ăn đặc sản của Việt Nam.
Giải ngán Tết: Cua Cà Mau tăng giá kỷ lục, bộ chân cua hoàng đế giá 3 triệu
Giá cua gạch ở Cà Mau vào những ngày giáp Tết tăng cao, đạt mức giá kỷ lục khi lên tới 1 triệu đồng/kg. Trong khi đó, chân cua hoàng đế đông lạnh giá tới 3 triệu đồng/kg cũng cực kỳ đắt hàng dịp Tết.
Cua đặc sản Cà Mau tăng giá kỷ lục
Những ngày cận Tết Nguyên đán 2022, giá cua Cà Mau đạt mức kỷ lục. Theo ghi nhận, cua gạch, loại cua được xem là đặc sản, nổi tiếng nhất ở Cà Mau, có giá 1 triệu đồng/kg; cua thịt y loại 300 gram trở lên giá 500.000 đồng/kg; giá cua y tứ dưới 300 gram là 300.000 đồng/kg.
So với trước tháng Chạp, giá cua đã tăng 10-20%, thậm chí đến 50%. Đáng chú ý, giá cua gạch đang đạt mức giá kỷ lục khi bình thường trung bình chỉ khoảng 450.000-500.000 đồng/kg.
Chân cua hoàng đế đắt hàng dịp Tết
Chân cua hoàng đế đắt hàng dịp Tết
Những ngày cận Tết Nguyên đán 2022, cua hoàng đế nguyên con (hàng sống đang bơi) có giá từ 1,9-2,3 triệu đồng/kg 2-4,5 kg/con là mặt hàng được giới nhà giàu chuộng mua về để ăn Tết hoặc đem biếu tặng.
Cùng với đó, chân cua hoàng đế đông lạnh cũng cực kỳ đắt hàng. Một bộ gồm có 2 càng và 6 chân, trọng lượng 1,2-1,8kg, tùy loại. Loại chân này có giá 1,65-1,8 triệu đồng/kg. Để thưởng thức được một bộ chân cua hoàng đế, người tiêu dùng phải chi từ 2-3 triệu đồng.
Giá tôm thẻ giảm nhẹ, tôm sú tươi sống tăng mạnh
Các doanh nghiệp thủy sản cho công nhân nghỉ Tết sớm nên giá tôm thẻ giảm nhẹ. Theo anh Lưu Trường Giang, đại diện kinh doanh của Công ty TNHH Thủy sản Tấn Phát (huyện Trần Đề, Sóc Trăng), các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu dự kiến cho công nhân nghỉ Tết từ 27/1 nên giá tôm thẻ dự kiến giảm thêm 10.000-15.000 đồng/kg và kéo dài cho đến mùng 4 Tết (4/2).
Trong khi đó, giá tôm sú tươi sống tăng cao so với năm trước. Tôm sú tươi sống loại 10 con giá 480.000-500.000 đồng, cao hơn năm trước gần 100.000 đồng/kg.
Khô cá đồng tăng giá mạnh
Vài năm gần đây, người dân miền Tây chọn nhiều loại khô cá đồng để ăn Tết nên giá nhiều loại khô cá tăng lên. Anh Nguyễn Phong Khê (30 tuổi, Bạc Liêu) chia sẻ trên Zing, những năm trước, cá phi chỉ có giá 5.000 đồng/kg, giờ cá phi tăng lên 20.000-25.000 đồng/kg do hút hàng. Khô cá phi có giá 170.000 đồng/kg.
Khô cá phi thành đặc sản trong dịp Tết tại miền Tây. (Ảnh: Zing)
Ngoài khô cá phi, nhiều loại khô cá khác cũng tăng. Hiện khô cá lóc đồng có giá 320.000 đồng/kg, khô cá khoai có giá 400.000 đồng/kg, khô nhái có giá 520.000 đồng/kg, khô cá lóc cửng từ 800.000 đồng đến một triệu đồng mỗi kg.
Giá hoa Đà Lạt tăng mạnh, rau ế ẩm
Những ngày này, trên các khu vườn hoa tại Đà Lạt và vùng phụ cận cực kỳ nhộn nhịp và vui vẻ vì được mùa, được giá, thậm chí cháy hàng. Zing phản ánh, sau rằm tháng Chạp, giá hoa cúc cắt cành bắt đầu tăng cao. Giá hoa cúc cành ngày 26/1 lên 43.000 đồng/bó 10 cành, hoa cúc chùm cũng 30.000 đồng/bó 5 cành. Mức giá này cao gấp đôi so với vụ hoa Tết năm 2021.
Trái với niềm vui của người trồng hoa, nhiều nhà vườn trồng rau tại Đà Lạt và cả tỉnh Lâm Đồng lại buồn bã vì rau ế ẩm, giảm giá mạnh dù Tết cận kề. Từ 24/1, giá nhiều loại rau củ tại Lâm Đồng "quay đầu" giảm mạnh. Cụ thể, củ dền giảm từ 5.000 đồng/kg xuống còn 3.000 đồng/kg; cà chua và đậu leo cũng giảm 3.000 đồng/kg, xuống 9.000 đồng/kg; cà chua giảm 20.000 đồng/kg; hành tây Đà Lạt giảm 5.000 đồng/kg, còn 13.000 đồng/kg...
Giá chuối xanh tăng vọt
Sát Tết Nguyên đán, giá chuối xanh tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường. Chị Minh (Láng Hạ, Hà Nội) cho biết: "Trước Tết một tuần, chuối tiêu xanh chỉ khoảng 10.000-15.000 đồng/kg nhưng giờ thì lên 20.000 đồng/kg. Những nải to, đẹp, có số quả lẻ cũng hơn lên tới hơn trăm nghìn, dịp tết đến ít cũng phải dùng đến 3 nải chuối do đó, tính riêng tiền chuối đã lên tới gần nửa triệu đồng".
Giá chuối xanh tăng vọt dịp cận Tết nguyên đán (Ảnh: Nhịp sống kinh tế)
Cùng với chuối xanh, bưởi là mặt hàng được bày bán nhiều, giá bán dao động từ 50.000-60.000 đồng/quả; cau có giá 20.000 đồng/quả; dưa hấu có giá 20.000-25.000 đồng/kg; phật thủ loại đẹp, nhiều tay có giá từ 120.000 đồng trở lên...
Giá bia tăng, sức mua yếu
Sức mua các loại rượu bia, nước giải khát cận tết năm nay ở thị trường TP.HCM yếu hơn hẳn mọi năm nhưng giá lại tăng từ 10 - 20%. Theo Phụ Nữ TP.HCM, tại các đại lý, kể từ tháng 10/2021, bia Tiger tăng giá so với trước khi bùng phát đợt dịch thứ tư, từ 330.000 đồng/thùng lên 350.000 đồng/thùng.
Một số loại bia khác tăng giá khoảng 10.000 đồng/thùng: Heineken có giá 430.000 đồng/thùng, 333 giá 250.000 đồng/thùng, Sài Gòn giá 240.000 đồng/thùng. Các sản phẩm phiên bản xuân có giá cao hơn loại bình thường khoảng 5.000 đồng/thùng. Trong khi đó, giá các loại nước ngọt như Coca-Cola, Pepsi vẫn giữ nguyên ở mức 180.000 đồng/thùng.
Giá lợn hơi tăng nhẹ dịp cận Tết
Giá lợn hơi vào dịp cận Tết tăng nhẹ. Tuần trước, giá lợn hơi ở một số tỉnh miền Bắc dao động ở mốc 52.000-54.000 đồng/kg, nay là 55.000-57.000 đồng/kg, tăng 2.000-3.000 đồng/kg. Đặc biệt, những con lợn có chất lượng thịt tốt, đạt tiêu chuẩn giá lên tới 58.000-60.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi vào dịp cận Tết tăng nhẹ
Dù mức tăng không được như những năm trước nhưng những diễn biến của giá lợn hơi trong dịp cận Tết cũng khiến người nuôi kịp "thở phào".
Hoa nhập giá gần chục triệu đồng vẫn đắt hàng
Hoa nhập khẩu đang thu hút khách dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Theo phản ánh của Báo NLĐ, mai Mỹ, đào đông, tiểu tú cầu, tuyết mai... nhập khẩu bán tại các cửa hàng tại TP.HCM có giá vài triệu đồng/bó nhưng rất được chuộng. Có chậu hoa cắm sẵn giá trên 20 triệu đồng đã có khách mua.
Ông Nguyễn Thế Đông, Giám đốc Kênh bán lẻ và Thương mại điện tử Dalat Hasfarm, cho biết, sức tiêu thụ mặt hàng hoa tươi cắt cành lẫn hoa chậu tăng mạnh trong vài ngày trở lại đây. Đặc biệt, doanh số hoa dịch vụ tăng trưởng đáng kể so với các loại hoa khác.
Độc đáo nghề vỗ béo cua mẹ "ôm trứng" Nghề vỗ béo cua mẹ đã đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân ở Cà Mau do nhu cầu thị trường về mặt hàng này rất lớn. Cua biển Cà Mau được nuôi dưỡng dưới tán rừng ngập mặn nên chất lượng thịt thơm ngon khó có nơi nào sánh bằng nên người tiêu dùng ưa chuộng. Tận dụng lợi...