Bí quyết để có cơ bụng 8 múi của nữ sinh Trung Quốc
“Khi có cơ bụng, mỗi lần chạm vào bạn sẽ cảm thấy nỗ lực của mình được hiện thực hóa ở đây. Cảm giác hạnh phúc lại tiếp thêm động lực cho tôi tập luyện”, Feng Li chia sẻ.
Feng Li là sinh viên năm cuối của Đại học Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc. Mới đây, clip ghi lại cảnh cô tập thể dục trong ký túc xá nhận được nhiều lời khen từ cộng đồng mạng tại đất nước tỷ dân.
Cơ bụng 8 múi và thân hình rắn chắc, khỏe mạnh của Feng Li. Ảnh: Chinanews.
Trong cuộc phỏng vấn với Chinanews, Li cho hay cô bắt đầu tập thể dục đều đặn khi còn học cấp 3 (năm 2014). Thời trung học, Li đã ao ước vòng eo con kiến với cơ bụng săn chắc, khỏe khoắn.
Tuy nhiên, thời điểm đó thân hình của cô khá gầy. Các bài tập đều trở thành “ác mộng” với nữ sinh.
“Mỗi khi tập các bài cơ bụng tôi đều cảm thấy đau đớn. 17 phút của hiệp một trôi qua đầy căng thẳng. Lần đầu tiên thực hiện tôi rất buồn nôn, không thể đứng dậy vào ngày hôm sau”, Li nhớ lại.
Dù khó khăn, Li vẫn giữ thói quen tập luyện hàng ngày. Sau đó, cô sớm nhận ra chỉ cần vượt qua cơn đau ban đầu, cơ thể sẽ dễ dàng thích nghi với các bài tập với độ khó tăng dần. Sau 3 năm tập thể hình, cơ bụng của Li bắt đầu nổi lên. Đến nay, nữ sinh đã luyện tập và giữ thói quen này 6 năm. Nữ sinh 21 tuổi có thể thực hiện 30 lần kéo xà, 2 lần kéo xà bằng một tay và 10 bài xà kép liên tục.
Feng Li trong một cuộc thi trên truyền hình tại Trung Quốc. Ảnh: Chinanews.
Video đang HOT
Từ năm 2018, Li thường xuyên chia sẻ các video luyện tập của mình trên mạng xã hội. Ngoài thể thao, cô thực hiện thêm một số video có nội dung hài hước như kéo xà bằng một tay, vừa đọc sách vừa kéo xà… Những video này đều thu hút hàng chục nghìn lượt xem.
Năm 2019, nữ sinh tham gia chương trình China Got Talen Show với phần thi thử độ bền của cơ bắp và khiến nhiều người kinh ngạc. Mọi chàng trai có mặt trong buổi thi đều không phải đối thủ của Li khi tranh tài chống đẩy, nâng tạ.
Nữ sinh này chỉ cao 156 cm, nặng gần 42 kg nhưng tỷ lệ mỡ trong cơ thể rất thấp. Cùng với đó, cơ bụng 8 múi và thân hình rắn chắc của Li khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Theo Li, cô không có thời gian và điều kiện đến các phòng tập thể hình. Là sinh viên năm cuối và ở ký túc xá nên Li chỉ tập luyện trong phòng hoặc sân chơi. Nhưng cô gái này tận dụng mọi lúc mọi nơi để luyện tập.
“Tôi thường tập tạ bằng một tay khi đánh răng hay lúc trả lời tin nhắn với bạn bè”, Li nói. Cuối tuần, nữ sinh thường tham gia các trò chơi như kéo co, thể dục đường phố.
Cô nhấn mạnh rằng bạn đừng nên ảo tưởng vào việc chỉ tập các bài cơ bụng sẽ giúp có vòng 2 như ý. Chúng ta cần kết hợp các bài tập trung vào những nhóm cơ lớn. Thể hình không chỉ là vấn đề của vận động, nó còn liên quan chế độ ăn uống, lối sống.
Feng Li dễ dàng hạ gục nhiều đối thủ nam khi thi chống đẩy, plank trong chương trình China Got Talen Show. Ảnh: Sina.
Về chế độ ăn uống, Li nói: “Các món như trà sữa, thịt nướng, lẩu, tôi vẫn thỉnh thoảng ăn, vui vẻ với bạn bè, không ép bản thân quá mức. Nhưng nhìn chung bạn phải chú ý tới lượng protein và kiểm soát tổng lượng calo nạp vào cơ thể”.
Theo cô gái này, điều quan trọng nhất khi bạn tập luyện đó là sự bền bỉ và quyết tâm. Khi tập luyện, Li dần yêu thích thể hình và “nghiện” bộ môn này.
“Khi có cơ bụng, mỗi lần chạm vào bạn sẽ cảm thấy nỗ lực của mình chẳng đi đâu xa mà nó hiện thực hóa ở đây. Cảm giác hạnh phúc lại tiếp thêm động lực cho tôi tiếp tục kiên trì, giữ thói quen luyện tập. Và quan trọng hơn tất cả, tôi thấy mình khỏe khoắn hơn, tăng tính kỷ luật và dần đạt được các mục tiêu đã đặt ra”, Li chia sẻ.
9 tác hại của việc tập tạ quá sức
Thời gian tập luyện quá lâu có thể ảnh hưởng xấu đến thể trạng của bạn. Cùng theo dõi dưới đây.
Tư thế bị ảnh hưởng: Theo Insider, sử dụng tạ quá nặng gây tác động tiêu cực đến hình dáng cơ thể. Bạn không thể chuyển động một cách bình thường. Bên cạnh đó, tập thể hình quá đà sẽ khiến các cơ không đủ thời gian để phục hồi hoàn toàn, dẫn đến mệt mỏi và dễ bị chấn thương. Ảnh: The Fitness Workouts.
Thường xuyên mệt mỏi: Bạn có thể cảm thấy kiệt sức trong hoặc ngay sau buổi tập. Sự mệt mỏi cũng có thể xuất hiện nếu không nạp đủ dinh dưỡng trước lúc tập. Khi đó, cơ thể phải sử dụng nguồn dự trữ carbohydrate, protein và chất béo để tạo năng lượng. Ảnh: Beast Blog.
Đau nhức kéo dài: Trang Healthline cho biết vượt quá giới hạn của bản thân lúc nâng tạ có thể dẫn đến căng cơ. Các cơ và khớp xương bị căng thẳng quá mức có thể dẫn đến tình trạng đau đớn nghiêm trọng. Ảnh: Men's Health.
Chấn thương dai dẳng: Lạm dụng việc nâng tạ nặng có thể dẫn đến rách cơ bắp, chấn thương mô mềm hoặc thậm chí gãy xương. Đau nhức cơ kéo dài và chấn thương không lành cũng là dấu hiệu của việc tập luyện quá sức. Ảnh: The New York Times.
Nâng tạ khó khăn hơn: Thường xuyên sử dụng tạ quá nặng làm giảm hiệu suất tập luyện. Sức mạnh, sức bền và sự nhanh nhẹn đều bị giảm sút. Điều này khiến bạn khó đạt được mục tiêu rèn luyện thể chất của mình. Ảnh: NBC News.
Nhịp tim bị thay đổi: Huấn luyện viên cá nhân Henry Medina chia sẻ trên Insider: "Khi một người nâng mức tạ nặng hơn, họ có xu hướng nín thở". Điều này tạo ra ảnh hưởng xấu như thay đổi nhịp tim và huyết áp. Ảnh: Men's Health.
Giảm thèm ăn: Tập luyện quá nhiều có thể làm mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đến cảm giác đói hoặc no. Ảnh: Verywell Fit.
Dễ bị khó chịu hoặc kích động: Tập luyện cường độ cao trong thời gian kéo dài khiến hàm lượng hormone căng thẳng cortisol gia tăng. Từ đó, gây ra trầm cảm, suy nhược tinh thần và thay đổi tâm trạng. Bạn cũng có thể cảm thấy bồn chồn và thiếu tập trung khi sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: Men's Journal.
Giấc ngủ bị xáo trộn: Khi hormone căng thẳng bị mất cân bằng, bạn sẽ cảm thấy khó thư giãn trước lúc ngủ. Điều này làm gián đoạn thời gian cơ thể cần để nghỉ ngơi, sửa chữa và phục hồi lúc ngủ. Chất lượng giấc ngủ bị suy giảm cũng dẫn đến thay đổi tâm trạng, mất động lực và thường xuyên mệt mỏi. Ảnh: Medical News Today.
Lý do người thấp khó giảm cân hơn người cao Ngoài yếu tố giới tính, tuổi tác, thói quen sống, chiều cao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảm cân. Chiều cao ảnh hưởng đến quá trình giảm cân. Nghiên cứu được thực hiện trên những người có cùng cân nặng, cùng tuân thủ chế độ ăn kiêng và tập luyện giống nhau đã chỉ ra, người thấp hơn giảm được ít...