Bí quyết bảo vệ sức khỏe của trẻ trong mùa dịch
Dịch bệnh COVID-19 đang được Việt Nam kiểm soát tốt. Hiện nay, hàng triệu học sinh cả nước vẫn đang trong thời gian nghỉ học, nhiều bậc phụ huynh tìm cách tăng cường sức khỏe cho con em mình phòng ngừa bệnh tật. Làm gì để bảo vệ sức khỏe của trẻ ở thời điểm này là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm…
Tập trung đông người – gia tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm
Vào mùa xuân khí hậu lạnh kèm theo mưa phùn, độ ẩm trong không khí tăng cao, các vi sinh vật, nấm mốc phát triển, nên con người dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ kém cộng thêm việc giữ gìn vệ sinh thân thể không được đảm bảo nên trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hơn người lớn. Các bệnh trẻ thường mắc phải trong mùa này gồm viêm mũi họng, viêm amidan… Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, các bậc phụ huynh còn mang thêm nỗi lo con em mình bị nhiễm bệnh COVID-19.
Ảnh minh hoạ
Các triệu chứng cha mẹ, thầy cô cần lưu ý đề phòng trẻ nhiễm COVID-19 và các bệnh hô hấp
Cũng như các bệnh hô hấp khác, bệnh COVID-19 gây ra các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, khó thở…. Bệnh có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, người bị suy giảm miễn dịch.
COVID-19 có thời gian ủ bệnh dài, các triệu chứng có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi bệnh nhân tiếp xúc với nguồn bệnh.
Học sinh có những dấu hiệu dưới đây cần được nghỉ ở nhà, và thông báo cho nhà trường, cơ quan y tế địa phương được biết, các dấu hiệu bao gồm:
- Ốm, sốt.
- Bị ho, có thể có khó thở.
- Đau họng.
- Chảy nước mũi.
- Mệt mỏi
Video đang HOT
- Bị viêm phổi.
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ học sinh cần cho trẻ nghỉ ngơi và đi khám tại các cơ sở y tế và thông báo kết quả cho giáo viên chủ nhiệm và nhà trường biết.
Ảnh minh hoạ
Những biện pháp cần làm ngay để phòng bệnh cho trẻ
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ, tại các trường học, cơ quan y tế tại địa phương đã tiến hành khử khuẩn khuôn viên trường học, lớp học, tổ chức vệ sinh, lau chùi bàn ghế, thiết bị dạy học, tẩy trùng đồ dùng cho học sinh trước khi học sinh trở lại lớp.
Nhà trường cần trang bị nước rửa tay và xà phòng sát khuẩn tại các khu vệ sinh, thuận tiện cho học sinh và giáo viên sử dụng. Dạy cho học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh, giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất tăng đề kháng cho cơ thể phòng tránh bệnh tật.
Trong các bữa ăn của trẻ, cha mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm tăng cường miễn dịch cho trẻ như rau xanh, hoa quả chín. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Duy trì thói quen vận động, tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng.
Giữ vệ sinh cá nhân- “chìa khóa” bảo vệ sức khỏe của mỗi học sinh
-Nhắc nhở học sinh rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa, khi tay bẩn.
-Khuyến khích học sinh đeo khẩu trang từ nhà tới trường và khi tham gia các hoạt động học tập.
-Vệ sinh họng (Súc họng, xịt họng) bằng nước sát khuẩn miệng.
-Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, có thể dùng mặt trong khuỷu tay che miệng để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
-Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay.
-Trang bị cho trẻ các kiến thức tự bảo vệ bản thân như mặc quần áo đủ ấm khi ra đường, tăng cường sử dụng các thực phẩm tăng hệ miễn dịch, phòng bệnh tật.
Theo SK&ĐS
Hiểu rõ về hệ miễn dịch của cơ thể để phòng chống bệnh do virus
Miễn dịch là một hệ thống gồm cấu trúc và tiến trình sinh học giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị bệnh tật. Nhiều người có khả năng không mắc một số bệnh, dù sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn, virus.
Bổ sung dinh dưỡng là cách để tăng sức đề kháng cho cơ thể. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (COVID-19) gay ra, nhiều người dân hiện khá hoang mang lo lắng cho sức khỏe của mình.
Theo các chuyên gia, ngoài các biện pháp khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng bệnh mỗi người dân cần có sự hiểu biết về hệ miễn dịch trong cơ thể và chế độ dinh hàng ngày để đảm bảo sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể như thế nào?
Các chuyên gia y tế phân tích vai trò hệ miễn dịch tạo đề kháng cơ thể trong phòng chống dịch bệnh rất quan trọng. Miễn dịch là một hệ thống gồm cấu trúc và tiến trình sinh học giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị bệnh tật.
Nhiều người có khả năng không mắc một số bệnh nào đó mặc dù sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh nhờ sự miễn dịch. Như vậy, để hiểu một cách đơn giản, miễn dịch là khả năng phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập.
Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại bằng hệ thống "hàng rào phòng thủ" dạng tầng có tính tăng dần từ cấp độ tế bào, mô tới các bộ phận.
Do vậy, mỗi người cần có kiến thức hiểu rõ về hệ miễn dịch của cơ thể mình để phòng chống bệnh do virus gây ra.
Theo phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), đầu tiên, nếu các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn) xâm nhập sẽ phải vượt qua lớp phòng thủ đầu tiên là các rào chắn vật lý như các hốc tự nhiên như mũi, miệng, mắt... và da. Do vậy câc biệt pháp hỗ trợ tăng cường sức mạnh cho tuyến phòng thủ đầu tiên này cao gồm: Đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn để hạn chế hít phải mầm bệnh; Rửa tay đúng cách với dung dịch sát khuẩn hoặc bằng xà phòng và nước sạch; Rửa trôi, loại trừ virus, vi khuẩn bằng cách: súc miệng và họng bằng dung dich sát khuẩn, nhỏ mắt, mũi bằng thuốc nhỏ mắt mũi đạt tiêu chuẩn.
Nếu virus, vi khuẩn xâm nhập được qua hàng rào này thì hệ miễn dịch bẩm sinh sẽ cung cấp một đáp ứng nhưng không đặc hiệu đối với nó. Khả năng này tùy từng cá thể mỗi người. Nếu như tác nhân gây bệnh tiếp tục vượt qua được đáp ứng bẩm sinh thì chúng sẽ gặp hàng rào bảo vệ thứ 3, đó là hệ miễn dịch thích ứng và cũng là lớp phòng thủ cuối cùng của hệ miễn dịch của cơ thể. Tại đây, hệ miễn dịch điều chỉnh đáp ứng đấu tranh trong thời gian nhiễm trùng, làm cho nó đặc hiệu đối với tác nhân gây bệnh.
Hệ miễn dịch của con người thích ứng có khả năng ghi nhớ và nhận biết một tác nhân gây bệnh đặc hiệu đã bị loại trừ. Nhờ đó mà nó có khả năng tấn công nhanh và mạnh hơn nếu có gặp lại tác nhân gây bệnh đó.
Do vậy, mỗi người dân cần nâng cao thể trạng, giữ gìn sức khỏe bằng cách bổ sung các chất tăng cường miễn dịch có tác dụng hỗ trợ nâng cao miễn dịch cho cơ thể bằng cách gia tăng các chức năng hoạt động chung, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt để chống lại tác nhân gây bệnh.
Tăng cường dinh dưỡng
Phó giáo sư Lê Bạch Mai - nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cho hay, một lựa chọn an toàn là mỗi người dân cần nâng cao đề kháng giúp tăng cường miễn dịch, thúc đẩy và hoạt hóa các tế bào miễn dịch trong các bệnh nhiễn khuẩn, cảm cúm.
Nguyên nhân là do đối với rất nhiều loại bệnh tật, đặc biệt là những bệnh liên quan đến vi trùng, virus, vai trò của hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh cực kỳ quan trọng, là yếu tố quyết định.
Phó giáo sư Lê Bạch Mai - nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
"Trong phòng lây nhiễm, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... sẽ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể, còn khi virus đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch tốt mới giúp loại trừ tác nhân gây bệnh," phó giáo sư Mai phân tích.
Trên nguyên tắc chung, để đảm bảo một sức khoẻ tốt nhất, chế độ ăn cần đảm bảo cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng gồm: Nhóm chất bột đường; Nhóm chất đạm; chất béo; vitamin và khoáng chất.
"Trong mùa dịch hay bất cứ thời điểm nào, các vitamin liên quan nhiều tăng cường miễn dịch, chống oxy hoá tốt như vitamin A, D, C, B6, B9 rất quan trọng. Đây là 5 vitamin quan trọng nhất trong việc tăng sức đề kháng nói chung, trong dịch bệnh Covid -19 nói riêng có nhiều trong các loại rau xanh, đạm", phó giáo sư Lê Bạch Mai cho biết.
Bà Mai cho hay ngoài việc ăn uống đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày, thì việc bổ sung các chất tăng cường hệ miễn dịch như sắt, kẽm, vitamin C và Thymomodulin (protein có hoạt tính sinh học cao) vô cùng quan trọng, nhất là đối với nhóm người cao tuổi, trẻ em và người có bệnh mạn tính.
Do vậy, việc bổ sung các chất tăng cường miễn dịch có tác dụng hỗ trợ nâng cao miễn dịch cho cơ thể bằng cách gia tăng các chức năng hoạt động chung, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt; trên cơ sở này sẽ gia tăng sự đáp ứng miễn dịch hoặc tác động kích thích các cytokin, interleukin làm cho tế bào miễn dịch tiết ra nhiều kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh./.
Theo phapluatplus
Tiếc lọ thuốc xịt họng dùng dở, người đàn ông rát bỏng họng, mất cảm giác Tiếc lọ thuốc xịt họng vừa mới được bác sĩ kê đơn tháng trước, ông Minh (Cầu Giấy) liền lấy ra sử dụng lại hy vọng cắt được những cơn ho mới tái phát. Không dùng thuốc xịt họng quá 10 ngày Đến ngày thứ 4, họng ông rát bỏng, toàn bộ vùng miệng ngứa ngáy, ăn uống hết sức khó khăn, mất...