Bị chóng mặt, cần tránh những món nào?
Chóng mặt gây ra cảm giác rất khó chịu với người mắc. Ngoài việc đến khám bác sĩ và uống thuốc, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng.
Chóng mặt không phải là bệnh mà là một triệu chứng, chẳng hạn như cảnh báo vấn đề sức khỏe nào đó ở não hoặc hệ thống tiền đình trong tai. Chóng mặt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Người bị chóng mặt cần phải tránh rượu bia vì có thể khiến chóng mặt thêm nghiêm trọng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đau nửa đầu, đa xơ cứng, tiểu đường hoặc bệnh rối loạn tai trong Ménière cũng có thể gây chóng mặt. Thậm chí, tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng dẫn đến triệu chứng khó chịu này.
Ngoài ra, chóng mặt cũng có thể do những nguyên nhân rất nghiêm trọng như chấn thương sọ não hoặc khối u não. Khi bị chóng mặt, người bệnh cần phải tránh một số món vì chúng có thể khiến cơn chóng mặt nghiêm trọng hơn.
Video đang HOT
Rượu bia
Uống quá nhiều rượu bia có thể gây chóng mặt và các triệu chứng liên quan như mất thăng bằng, buồn nôn, ói mửa. Với người đang bị chóng mặt, rượu bia sẽ khiến tình trạng này thêm nặng.
Rượu bia là thức uống lợi tiểu, tức tăng bài tiết nước ra khỏi cơ thể, từ đó dễ dẫn đến mất nước. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến chất dịch ở tai trong, khiến não không nhận được đúng các tín hiệu thăng bằng của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân khiến rượu bia gây chóng mặt, choáng váng.
Những người nhạy cảm với caffeine hoặc mắc Ménière, căn bệnh rối loạn tai trong gây chóng mặt và mất thính giác, cần phải tránh các món có nhiều caffeine như cà phê, nước tăng lực hay một số loại trà.
Nạp một lượng lớn caffeine có thể khiến các mạch máu co lại và làm các triệu chứng của bệnh Ménière thêm nặng, trong đó có chóng mặt.
Hiệp hội Rối loạn Tiền đình (VeDA) Mỹ khuyến cáo những người mắc bệnh Ménière cần tránh ăn mặn quá nhiều vì có thể kích hoạt cơn chóng mặt.
Muối có trong rất nhiều loại thực phẩm mà chúng ta không để ý đến như bánh mì, thịt nguội, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến, một số loại ngũ cốc hay pho mát. Do đó, để giảm lượng muối nạp vào cơ thể, mọi người cũng cần tránh những món này, theo Healthline.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng ra sao đến bàng quang?
Tiểu đường là loại bệnh mạn tính mà người mắc sẽ bị suy giảm hoóc môn insulin, dẫn đến tế bào không thể hấp thụ đường trong máu.
Qua thời gian, tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến nhiều chức năng cơ thể, trong đó có bàng quang.
Tiểu đường sẽ tác động đến cả thể chất và tinh thần của người bệnh. Lượng đường trong máu cao thường xuyên tạo cảm giác khát nước, gây ra các vấn đề về thị lực và thính giác, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Bệnh tiểu đường sẽ gây ra một số biến chứng ở bàng quang, khiến người bệnh đi tiểu thường xuyên hoặc tiểu không tự chủ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Người bệnh cũng có thể xuất hiện các mảng da tối màu. Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của tiểu đường. Thậm chí, bệnh còn gây nhiễm trùng da.
Qua thời gian, tiểu đường tiến triển nặng và dẫn đến nhiều biến chứng ở tim, thận, bàng quang và nhiều cơ quan khác của cơ thể. Với bàng quang, đường huyết cao trong thời gian dài có thể gây bàng quang thần kinh, loại bệnh bàng quang do tổn thương dây thần kinh. Triệu chứng đặc trưng của tình trạng này làm giảm nhu cầu đi tiểu ngay cả khi bàng quang đầy.
Đường huyết cao cũng có thể dẫn đến chứng tiểu không tự chủ. Người bệnh tiểu đường sẽ thường xuyên muốn đi tiểu và mất kiểm soát việc tiểu tiện, dẫn đến tiểu không tự chủ. Hậu quả là ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, khiến người bệnh phải liên tục phải vào toilet.
Chưa dừng lại ở đó, tiểu không tự chủ và các vấn đề về bàng quang do tiểu đường gây ra còn tác động tiêu cực đến giấc ngủ, phải thường xuyên dậy để đi tiểu vào ban đêm. Biến chứng này ảnh hưởng đến cả 2 giới.
Một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân tiểu đường khát nước và đi tiểu nhiều là do hàm lượng đường glucose trong máu tăng cao. Thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn để lọc glucose và đào thải ra khỏi cơ thể. Quá trình này sẽ kích thích uống nước và gây tiểu nhiều.
Nếu người bị tiểu đường phát hiện bất kỳ biến chứng nào của bàng quang thì cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị, theo Healthline.
Thiếu máu ảnh hưởng đến cân nặng thế nào? Thiếu máu là tình trạng máu không có đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển ô xy đến các mô trong cơ thể. Tình trạng này có thể tác động đến cân nặng chúng ta. Bất kỳ ai cũng có thể bị thiếu máu. Tuy nhiên, một số người sẽ dễ có nguy cơ bị thiếu máu hơn người khác, theo chuyên...