Béo phì và hội chứng chuyển hóa là yếu tố nguy cơ bị cúm và COVID-19 nặng
Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Virology, một ấn phẩm của Hiệp hội Vi sinh Mỹ, cho biết hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ bị bệnh nghiêm trọng do nhiễm virus cũng như COVID-19.
Ảnh:Thailand Medical News
Theo các nhà nghiên cứu đến từ Trường Khoa học Y sinh St. Jude và Trung tâm Khoa học Y tế ại học Tennessee, hội chứng chuyển hóa là một nhóm gồm ít nhất 3 rối loạn xuất hiện cùng lúc, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường tuýp 2. Những rối loạn này bao gồm thừa mỡ bụng, huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, mỡ trong máu cao (gồm cả triglyceride và cholesterol), tình trạng kháng insulin và viêm nhiễm.
Video đang HOT
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng béo phì có liên quan đến sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm A, lượng virus trong hơi thở cao hơn ra và sự lây truyền virus kéo dài. Mặc dù vắc-xin cúm có thể tạo ra kháng thể mạnh ở những người béo phì, song béo phì vẫn làm tăng gấp đôi nguy cơ phát triển bệnh cúm.
Tương tự, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ gần đây cũng công nhận béo phì là yếu tố nguy cơ làm trầm trọng thêm bệnh viêm phổi cấp do SARS-CoV-2. ơn cử, nghiên cứu tiến hành với hơn 480 bệnh nhân COVID-19 ở bệnh viện Sain’Orsola ở Ý cho thấy người có chỉ số BMI từ 30-34,9 dễ bị suy hô hấp và vào phòng săn sóc đặc biệt (ICU); BMI từ 35 trở lên có nguy cơ cao tử vong. Cụ thể, trong số bệnh nhân béo phì, 52% bị suy hô hấp, 36% phải chuyển vào ICU; 25% phải thở máy và 30% tử vong trong vòng 30 ngày sau khi có các triệu chứng đầu tiên. Các nhà nghiên cứu lý giải rằng trọng lượng thừa của cơ thể và sự tích tụ mỡ thừa gây chèn ép cơ hoành, khiến người bệnh thở khó khăn hơn khi nhiễm virus.
Ngoài cân nặng, bệnh tiểu đường cũng là yếu tố nguy cơ đáng ngại. Một phân tích gần đây đối với sức khỏe của 174 bệnh nhân tiểu đường mắc COVID-19 cho thấy, những người này có nguy cơ viêm phổi nặng cao hơn đáng kể so với bệnh nhân COVID-19 không đái tháo đường. Ảnh chụp CT phát hiện phổi của bệnh nhân tiểu đường cũng biểu hiện bất thường nhiều hơn so với nhóm đối chứng.
Tìm ra 'thủ phạm' gây béo phì
Các nhà khoa học đã phát hiện ra loại protein gây ra béo phì lành tính ở người, mở ra hy vọng mới cho việc điều trị bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.
Hình ảnh quá trình hấp thụ chất béo trong cơ thể của những người mắc bệnh béo phì lành tính (trái) và béo phì nguy cơ (phải). Ảnh: Yonhap
Kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học Hàn Quốc thuộc Viện Khoa học Cơ bản (IBS) vừa công bố cho biết, chứng bệnh béo phì lành tính hoặc hội chứng chuyển hóa (MHO) ám chỉ tình trạng thể chất của người thừa cân nhưng không bị kháng insulin và không có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Theo đó, những người bị MHO thường có xu hướng dự trữ mỡ máu vô hại ngay dưới lớp da, thay vì mỡ bao quanh các cơ quan nội tạng và thường gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Đây chính là thành tựu đột phá so với các nghiên cứu trước đây, đã không thể tìm ra nguyên nhân tại sao chất béo lại được lưu trữ ở nhiều nơi khác nhau trong cơ thể.
Đại diện IBS cho biết, nghiên cứu đã được làm sáng tỏ bởi một nhóm do các chuyên gia y sinh là Bae Ho-sung và Koh Gou-young chủ xị, khi họ đã xác định được protein mang tên Angiopoietin-2 chính là chất gây ra sự hấp thu chất béo trong cơ thể.
"Qua so sánh và đối chứng trên nhiều người béo phì, thừa cân, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chỉ có Angiopoietin-2 hoạt động trong chất béo dưới da của họ, sau khi tiến hành các thí nghiệm trên chuột cho thấy Angiopoietin-2 bất hoạt gây ra sự gia tăng chất béo nội tạng cũng như gia tăng các vấn đề về insulin", IBS cho hay.
Các chuyên gia cũng cho biết, phát hiện mới nhất cho thấy chức năng trao đổi chất của các mạch máu ảnh hưởng đến việc chuyển hóa mỡ và có khả năng mở ra cách tiếp cận mới để tìm ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.
Nghiên cứu này cũng đã được công bố trên ấn bản của tạp chí chuyên ngành Nature Communication tháng 6/2020.
Nên ăn gì, tránh gì khi bạn mắc hội chứng chuyển hóa? Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các rối loạn chuyển hóa như rối loạn lipid máu, huyết áp cao, dung nạp glucose yếu, tăng insulin máu bù đắp và tích tụ mỡ quanh bụng. Nhiều yếu tố góp phần vào sự hình thành và phát triển của hội chứng chuyển hóa, bao gồm chế độ ăn uống kém, không hoạt động thể...