Béo bụng, béo mặt chưa chắc đáng sợ bằng vị trí này, vì nó có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, thậm chí là đột tử trong khi ngủ
Nếu bạn hay người thân của mình thường xuyên ngáy, nghẹt thở, thở hổn hển hoặc ngừng thở trong khi ngủ, bác sĩ lại không tìm ra nguyên nhân bất kỳ căn bệnh nào gây nguy hiểm, rất có thể bạn đã mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn do lưỡi béo.
Lưỡi béo là một khái niệm mới mẻ, kỳ lạ với nhiều người. Theo Tiến sĩ Richard Schwab, tác giả chính của một nghiên cứu mới được xuất bản trên Tạp chí Y học Mỹ, lưỡi béo là lưỡi có kích thước to, tỷ lệ mỡ dưới lưỡi nhiều. Nghiên cứu của ông cũng chỉ ra rằng, hội chứng này có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ.
Rất nhiều người sau khi biết về hội chứng này đã thắc mắc: “Nếu giảm chất béo trong lưỡi, liệu nó có cải thiện được chứng ngưng thở trong khi ngủ không?” Tiến sĩ Schwab đã trả lời rằng “Có”.
Thật may mắn cho chúng ta, một nghiên cứu mới cũng cho thấy việc giảm bớt mỡ toàn thân cũng sẽ khiến lưỡi bớt béo.
“Nghiên cứu này cho thấy giảm mỡ thừa nói chung có thể làm giảm kích thước lưỡi“, Tiến sĩ Raj Dasgupta, chuyên gia về giấc ngủ tại trung tâm Keck Medicine thuộc Đại học Nam California, người không tham gia nghiên cứu cho biết.
Nếu giảm cân, mỡ dưới lưỡi cũng sẽ được giảm bớt, giúp phòng ngừa chứng đột tử trong khi ngủ.
Trong bài báo cáo mới nhất, các nhà nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh MRI để đo lường hiệu quả đường hô hấp trên ở 67 bệnh nhân béo phì đã giảm 10% trọng lượng cơ thể. Những hình ảnh cho thấy nếu mỡ dưới lưỡi được giảm sẽ khiến cho chỉ số ngưng thở trong khi ngủ cải thiện lên tới 31%.
Chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người
Ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn được gọi là OSA rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Nó có thể làm tăng huyết áp, gây ra trầm cảm, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường.
Video đang HOT
Hiện nay, phương pháp điều trị cho OSA là thở áp lực dương liên tục (CPAP). Bệnh nhân sẽ đeo một thiết bị thở vào mũi và miệng, kết nối với một máy thổi khí, giúp cho đường thở không bị đứt quãng. Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều tác dụng phụ khó chịu như nghẹt mũi, chảy nước mũi, khô miệng, chảy máu cam… Đặc biệt, tiếng ồn ào của máy CPAP sẽ khiến người ngủ cùng giường cảm thấy bực mình.
Phương pháp CPAP có nhiều tác dụng phụ khó chịu như nghẹt mũi, chảy nước mũi, khô miệng, chảy máu cam…
Điều đáng nói nhất chính là béo phì làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của chứng ngưng thở tắc nghẽn. Tuy nhiên, cũng có một số ít người mắc tình trạng này nhưng họ không bị thừa cân. Tiến sĩ Dasgupta nói: “Những thứ có thể chặn hoặc làm tắc đường thở trên có thể là amidan, vòm miệng, lưỡi gà hay vòm miệng và lưỡi quá mềm”.
Làm thế nào để tránh tình trạng ngưng thở trong khi ngủ?
Ngoài lưỡi, nghiên cứu mới cho thấy giảm cân cũng làm giảm kích thước cơ hàm kiểm soát việc nhai và các cơ 2 bên đường thở, nhưng tiếc thay không có sự giảm đáng kể nào bằng việc giảm lượng mỡ tập trung dưới lưỡi.
Phát hiện này có thể mở ra con đường điều trị mới tập trung duy nhất vào việc giảm kích thước lưỡi. Tiến sĩ Schwab nói rằng mình cần nhiều nghiên cứu hơn để biết được chính xác chế độ ăn kiêng phù hợp nhất giúp đẩy nhanh quá trình giảm mỡ dưới lưỡi.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi chơi Didgeridoo (ống thổi, nhạc cụ truyền thống của Úc) cũng có tác dụng điều trị thay thế cho những người không thể quản lý được máy thở CPAP.
Theo Edition/Helino
5 lỗi sai ảnh hưởng sức khoẻ mà chúng ta thường hay mắc phải khi sử dụng điện thoại
Điện thoại di động là "vật bất ly thân" của rất nhiều người, nhưng trong quá trình sử dụng, nó có thể trở thành thứ đồ gây hại cho sức khỏe từ trong ra ngoài mà bạn không hay biết.
Chúng ta thường sử dụng điện thoại di động để liên lạc với người thân, bạn bè và để phục vụ cho công việc kết nối hàng ngày. Tuy nhiên, việc luôn ôm khư khư chiếc điện thoại bên người suốt cả ngày có thể gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe của bạn. Trong đó, có một số lỗi sai phổ biến khi dùng điện thoại dưới đây mà bạn nên sửa ngay.
Ngủ cùng chiếc điện thoại
Về cơ bản, điện thoại di động là thiết bị để bạn liên lạc và update thông tin trên mạng nhanh hơn. Điều này đồng nghĩa rằng, nó có thể phát ra sóng vô tuyến và gây hại tới não bộ của bạn. Mặc dù chưa có nhiều bằng chứng cho thấy tác hại của sóng điện thoại gây ảnh hưởng tới trí não. Nhưng ít nhất thì điện thoại di động lại dễ khiến bạn phải chợt tỉnh giấc giữa đêm vì những tiếng thông báo.
Do đó, vào ban đêm, nếu bạn không thể tắt nguồn điện thoại thì hãy chuyển nó về chế độ máy bay để tránh làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Tiếp xúc với ánh sáng xanh quá lâu
Luồng ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại có thể gây ức chế quá trình sản sinh hormone melatonin (giúp điều hòa chu kỳ giấc ngủ). Hậu quả là bạn sẽ gặp phải tình trạng đau đầu, gặp vấn đề về mắt và thị giác. Vì vậy, hãy thử giảm bớt độ sáng màn hình và bật chế độ lọc ánh sáng xanh để bảo vệ vùng đầu não tốt hơn.
Sử dụng điện thoại lúc tín hiệu yếu
Khi bạn nhận thấy tín hiệu yếu trên chiếc điện thoại của mình thì đó là lúc điện thoại đang phát ra sóng bức xạ tần số vô tuyến điện mạnh hơn. Nếu càng nhiều nguồn năng lượng phát ra từ điện thoại thì nó sẽ gây hại tới sức khỏe của bạn.
Theo Tiến sĩ Devra Davis (tác giả của Disconnect: The Truth About Cell Phone Radiation, What the Industry Is Doing to Hide It, and How to Protect Your Family) cho biết, khi điện thoại có tín hiệu yếu, bạn nên đặt chúng ra xa hoặc sử dụng điện thoại cố định để tránh gây hao pin và làm nóng điện thoại nhanh hơn.
Để điện thoại tiếp xúc với làn da quá lâu
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa điện thoại di động với bệnh ung thư. Cụ thể là tín hiệu truyền sóng điện từ tần số khoảng 900 MHz có thể làm điện thoại nóng lên nhanh hơn. Điều này vô tình khiến làn da hấp thụ nhiệt dễ dàng khi bạn giữ điện thoại gần sát cơ thể.
Vậy nên, để tránh áp điện thoại lên tai khi có cuộc gọi đến, bạn hãy mở loa ngoài hoặc dùng tai nghe.
Cúi đầu khi nhìn điện thoại
Việc sử dụng điện thoại thường xuyên có thể gây ra chấn thương ở đầu ngón tay cái như viêm bao gân (Tenosynovitis). Bên cạnh đó, một vấn đề khác mà bạn cũng có thể gặp phải là thoái hóa đốt sống cổ do thói quen cúi đầu khi nhìn điện thoại.
Theo thời gian, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau cổ và lệch cột sống. Do đó, hãy cố giữ điện thoại ngang tầm mắt và giữ cổ luôn thẳng là tốt nhất.
Source (Nguồn): Brightside
Theo Helino
Ngủ trong lúc tivi vẫn bật, có hại cho sức khỏe không? Một số người phải mở tivi (TV) mới ngủ được, một số người vì không ngủ được nên dậy bật TV và chờ chìm vào giấc ngủ... Ngủ trong lúc TV vẫn bật, lợi và hại đến sức khỏe bạn ra sao? Thực tế, khoảng 60% người Mỹ xem tivi khi chờ ngủ - Ảnh minh họa: Shutterstock Theo Rose MacDowell, giám đốc...