Bệnh viện tỉnh cứu thành công trẻ sơ sinh siêu non, siêu nhẹ 700g
Ở tuổi 38, chị Danh Thị Loan (P.5, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) đã 5 lần vượt cạn. Nhưng ở lần thứ 5 này, sau 12 tuần chị mới biết mình có thai, đến tuần 27 thì sinh bé gái Ong Thị Huỳnh Trang cân nặng chỉ 700g.
Mẹ con chị Loan được bác sĩ khoa sơ sinh khám trước khi cho xuất viện – Ảnh: KHẮC TÂM
Sáng 25-4, bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hà, giám đốc Bệnh viện Sản – Nhi Sóc Trăng, cho biết đã làm thủ tục cho mẹ con sản phụ Danh Thị Loan xuất viện.
“Hiện cháu gái bú mạnh, 30ml/cữ; phản xạ tốt và vẻ mặt khá lanh lợi”, bác sĩ Hà cho hay.
Bác sĩ Hà cho biết chiều 4-3, bệnh viện tiếp nhận cháu Trang trong tình trạng suy hô hấp, phản xạ yếu, da mỏng đỏ, cân nặng chỉ 700g.
Sau 50 ngày được chăm sóc tích cực, hiện bé Trang cân nặng 1.400g.
“Đây là trường hợp đầu tiên bệnh viện đã điều trị thành công ca có tuổi thai dưới 7 tháng và cực nhẹ cân”, bác sĩ Hà nói.
Theo người đứng đầu bệnh viện, trước đây khi chưa được đầu tư trang thiết bị mới như máy thở sơ sinh, giường sưởi cho trẻ non tháng… những ca sinh siêu non, siêu nhẹ cân như bé Trang, cơ hội sống gần như bằng 0.
Chị Loan cho biết chị làm thuê, còn chồng làm phụ hồ, 4 con trước của chị lúc sinh đều cân nặng từ 2,7 – 3,9kg.
Khoảng 2 năm trước, chị phát hiện mình bị bệnh bướu cổ suy tim độ III. Gần đây, chị thường mệt nên đến bác sĩ tư khám thì mới biết đã có thai 3 tháng.
Ngày 4-3, chị khó thở nên được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng cấp cứu. Trong lúc cấp cứu, chị chuyển dạ sinh con.
Video đang HOT
Ngay sau đó, con chị được chuyển sang Bệnh viện Sản – Nhi, còn chị tiếp tục nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng thêm 3 tuần rồi mới được xuất viện gặp mặt con.
“Gia đình khó khăn, tôi không có sữa, lại bệnh nên không được gần con. May nhờ y bác sĩ Bệnh viện Sản – Nhi nhiệt tình cứu giúp. Nhiều y bác sĩ của khoa sơ sinh còn trích tiền lương mua sữa cho con tôi, gia đình mang ơn suốt đời”, chị Loan trải lòng.
KHẮC TÂM
Theo tuoitre.vn
Đây là 10 sự thật phũ phàng và đau lòng mà các mẹ ước gì mình được biết trước khi "vượt cạn"
Đằng sau thiên chức làm mẹ thiêng liêng và quý giá kia, là những sự thật mà bạn không còn cách nào khác ngoài phải tự mình đối mặt.
Đối với một người phụ nữ, còn gì hạnh phúc hơn là giây phút nhìn thấy con chào đời và cất tiếng khóc đầu tiên? Thế nhưng làm mẹ không bao giờ đơn giản chỉ là việc mang thai và vác theo một chiếc bụng lớn trong 9 tháng 10 ngày. Đằng sau thiên chức thiêng liêng và quý giá kia, là những sự thật mà mẹ không còn cách nào khác là phải tự mình đối mặt.
Bụng mẹ vẫn như đang mang bầu
Con đã chui ra rồi, nhưng không thể phủ nhận sự thật là bụng mẹ chẳng bé đi là bao. Bác sĩ chẳng quên gì trong bụng mẹ cả, và cũng chẳng có gì thay đổi là mẹ không thể thon thả eo ót như chưa hề mang thai. Lúc này, các mẹ sẽ phải đối mặt với tâm lí thất vọng khi trước đó đã từng nghĩ rằng sinh con xong, mình sẽ trở về như thời còn con gái.
Vết rạn ở bụng xấu xí hơn bao giờ hết
Bạn chắc chắn sẽ chán ghét cơ thể mình, rồi cảm thấy tự ti với chính người chồng vẫn ngày đêm đầu gối tay ấp khi nhìn những vết rạn da chuyển từ hồng sang nâu trên bụng mình sau khi sinh. Đây là điều tất nhiên bởi trong quá trình mang thai, da bạn phải căng ra để dành chỗ cho em bé. Nay chỉ sau một đêm sinh con ra, chỗ đó "bỗng nhiên" không cần thiết rồi trùng xuống. Những vết rạn ám ảnh cũng từ đó mà hình thành.
Những ngày còn tồi tệ hơn cả "đến tháng"
Sau quá trình "vượt cạn" và chịu đựng nỗi đau như gãy 20 cái xương cùng một lúc, các mẹ lại phải đối đầu với một vấn đề cực kì nan giải là chảy máu sau sinh (hay còn gọi là sản dịch). Theo các bác sĩ, điều này là hoàn toàn bình thường với cả người đẻ mổ và sinh thường, thế nhưng quá trình này kéo dài hơn cả chu kì kinh nguyệt, lên tới 15 - 20 ngày.
Không còn ham muốn ân ái
Sau vài tuần cho đến vài tháng sau sinh nở, phụ nữ sẽ gần như bị mất hết cảm giác hưng phấn trong "chuyện ấy". Và điều này thì không dễ dàng với bạn, với cả chồng bạn một chút nào cả sau từng ấy thời gian "kiêng cữ".
Trí não trở nên tồi tệ
Điều kinh khủng nhất sau sinh chính là đây. Các mẹ sẽ hoàn toàn biến thành "con cá vàng" với trí nhớ gần như trở về con số 0 tròn trĩnh. Nói trước quên sau, đãng trí, mất tập trung, hay thậm chí là quên mất cả tên con... là điều rất bình thường, cũng rất bực mình mà các mẹ phải chịu đựng.
Sáng nắng chiều mưa
Tâm lí của bạn sẽ thay đổi chóng mặt đến nỗi chính bản thân bạn cũng không kiểm soát nổi. Nếu không nhận được sự động viên đúng lúc, kịp thời của chồng và người thân, bạn thậm chí có thể rơi vào chứng bệnh trầm cảm sau sinh cực kì nguy hiểm.
Tóc cứ rụng mãi
Mái tóc dài mượt mà và đen bóng thời con gái sẽ không còn nữa. Sau sinh, tức là bạn bù đầu với việc chăm con đến nỗi có khi cả ngày chẳng đụng đến lược. Sự biến đổi về mặt sinh lý cũng sẽ khiến tóc bạn rụng thường xuyên hơn, cách điều trị cũng khó khăn hơn nhiều.
Luôn luôn thèm ngủ
Những đứa trẻ thì chẳng có giờ giấc sinh hoạt cố định nào hết, và người làm mẹ như bạn thì biết làm gì ngoài tuân theo. Con quấy khóc suốt đêm, rồi thay bỉm, thay tã, pha sữa, bạn cứ quay cuồng trong vòng xoáy ấy đến nỗi chẳng thể có một giấc ngủ bình yên trong 1 -2 tháng sau sinh.
Không có thời gian cho bản thân
Chăm sóc da, đắp mặt nạ, thư giãn? Quên đi. Con còn đang khóc đòi ăn ngoài kia. Sinh con, tức là bạn phải tạm "quên" đi chính mình trong một khoảng thời gian nho nhỏ. Điều này chắc chắn sẽ khiến bạn bức bối lắm đấy.
Đôi khi... không cả muốn làm mẹ
Chắc hẳn có đôi khi bạn thầm nghĩ rằng tại sao mình phải khổ thế này khi con quấy khóc không yên, khi vừa đặt lưng xuống giường con lại tè trong khi bạn vừa thay tã xong. Nếu không có sự giúp đỡ của chồng và người thân, giai đoạn này sẽ trở nên đặc biệt khó khăn.
Theo Helino
"Ai ngủ ở giường xếp thì cứ việc, em sẽ ngủ ở giường của bệnh viện" Tôi vừa nuốt xong miếng cháo, mặt gần như biến sắc, vì tức giận. Tôi tự hỏi trong lòng, chồng nghĩ gì khi có thể cho tôi nằm trên giường xếp, sau cơn vượt cạn như chết đi sống lại. Tôi lặng thinh, chồng có vẻ không hài lòng. Không biết có ai đi đẻ mà khổ sở như tôi không? Gia đình...