Bệnh thường gặp liên quan đến kinh nguyệt
Các trạng thái bệnh lý liên quan đến kinh nguyệt như: nhức nửa đầu, rối loạn tiêu hóa, tổn thương khớp gối, tiểu đường… là các biểu hiện thường gặp.
Sự kiện bệnh thường gặp trên chuyên mục Sức khỏe củaEva sẽ cập nhật đầy đủ những thông tin về các căn bệnh phổ biến trong cuộc sống như bệnh tiểu đường, bệnh đau đầu, bệnh phụ khoa và các bệnh theo mùa… của mẹ và bé.
Kinh nguyệt không chỉ là biểu hiện tình hình chung của bộ máy sinh dục mà còn là “thước đo” sức khỏe người phụ nữ. Các trạng thái bệnh lý liên quan đến kinh nguyệt như: nhức nửa đầu, rối loạn tiêu hóa, tổn thương khớp gối, tiểu đường… là các biểu hiện thường gặp. Bài viết dưới đây nhằm giúp chị em kiểm soát và hạn chế các biểu hiện không mong muốn liên quan đến kinh nguyệt.
Nhức nửa đầu: Tỷ lệ phụ nữ bị nhức nửa đầu (migraine) trong 2 ngày đầu hành kinh gấp đôi so với thời gian còn lại của chu kỳ kinh nguyệt. Cũng có khi nhức đầu vào hai ngày trước kỳ kinh, đến thời điểm phóng noãn thì nguy cơ nhức đầu giảm đi. 70% số người bị nhức nửa đầu là phụ nữ, 28% không có triệu chứng báo trước và thường phối hợp nhất với chu kỳ kinh nguyệt nhưng không có gì khác về mức độ đau hay kéo dài so với những nguyên nhân khác ngoài kỳ kinh (ví dụ do uống rượu). Kinh nguyệt là một yếu tố phát động mạnh gây nhức nửa đầu – một bệnh thường thể hiện ngay từ tuổi vị thành niên, có liên quan đến sự dao động của hormon giới tính nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, chủ yếu là do sự tụt giảm estrogen (cho nên mới thường đau đầu vào nửa sau của chu kỳ kinh là giai đoạn hoàng thể) và noãn tăng mức độ kích thích. Nhức nửa bên đầu có thể kéo dài từ vài phút đến vài ngày, cảm giác đau giần giật nửa bên đầu kèm theo buồn nôn/nôn, nhạy cảm với ánh sáng, tiếng động và mùi.
Rối loạn tiêu hóa: Không phải hiếm gặp trong chu kỳ kinh nguyệt. Có người bị tiêu chảy vào tuần lễ trước hành kinh và bị táo bón trong tuần lễ sau hành kinh. Trước hết nên xem lại chế độ ăn trong những thời gian này (đủ, cân đối, đa dạng). Có người thích hợp với chế độ ăn nhiều rau quả, đậu đỗ, không mặn quá cũng không ngọt quá, tránh rượu, cà phê. Có người ưng ăn làm nhiều bữa nhỏ hơn là 2 – 3 bữa chính. Ăn nhiều loại rau quả khác nhau nhằm cung cấp những chất xơ khác nhau để chống đại tiện không thành khuôn. Những loại xơ tan trong nước (pectin) có trong nhiều loại quả có tác dụng hút nước làm cho phân cứng hơn, những loại xơ không tan trong nước có trong cám của đậu đỗ, hạt làm cho phân mềm ra. Nên ăn nhiều hoa quả trước khi hành kinh rồi bổ sung đậu đỗ vào bữa ăn sáng vào tuần lễ sau hành kinh. Mỗi người nên thử tìm cách ăn và điều chỉnh cho tới khi cảm thấy thích hợp nhất cho 2 tuần trước và sau hành kinh.
Tổn thương khớp gối: Người ta nhận thấy rằng, khi nồng độ estrogen ở mức cao nhất trong chu kỳ kinh thì người phụ nữ lại dễ bị tổn thương khớp gối – đặc biệt là dây chằng trước đùi. Tổn thương loại này chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới gấp 8 lần. Sang chấn khớp gối thường xảy ra vào thời kỳ rụng trứng – thời kỳ có đặc trưng là sự tăng cao estrogen và hormon relaxacin. Có thể estrogen và relaxin đã có tác động sâu sắc đến hệ thống thần kinh – cơ và chức năng cơ giới của các mô mềm như giây chằng và gân.
Sở dĩ phụ nữ dễ bị tổn thương khớp gối vì những đặc tính sinh lý của phụ nữ như: khung chậu rộng tạo ra một sức ép mạnh hơn lên phần trong của khớp gối, sức mạnh của nhóm cơ ở cẳng chân yếu hơn và sức chịu đựng cũng kém hơn.
Video đang HOT
Phụ nữ hay bị đau nửa đầu, đau khớp gối khi đến kỳ kinh.
Đái tháo đường: Phụ nữ bị đái tháo đường khó kiểm soát được đường huyết trong tuần lễ đầu trước kỳ kinh, với mức đường huyết hoặc cao hơn hoặc thấp hơn thường lệ. Vấn đề này xem ra rất phổ biến ở phụ nữ có những triệu chứng tiểu đường kết hợp với hội chứng tiền kinh nguyệt. Nguyên nhân có thể là do hormon estrogen và progesterone làm cho nội mạc tử cung phát triển, dầy lên, chuẩn bị để đón trứng đã thụ tinh. Nếu trứng không được thụ tinh thì buồng trứng ngừng bài tiết hai hormon nói trên và sự sụt giảm đột ngột của hormon đã làm cho nội mạc tử cung bong, đó là kinh nguyệt. Người ta cho rằng ở một số phụ nữ có nồng độ progesteron cao có thể làm cho nồng độ đường (glucoza) thấp hơn bình thường. Chính tình trạng phù nề, giữ nước, dễ cáu kỉnh, trầm cảm, thèm ăn đường và mỡ – đặc trưng của hội chứng tiền kinh nguyệt là nguyên nhân dẫn đến không kiểm soát được mức đường huyết.
Lời khuyên của thầy thuốc: Để điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt, chị em nên kiên trì một chế độ ăn điều độ càng nhiều bữa càng tốt, hạn chế ăn mặn (muối làm tăng thêm sự phù nề), bỏ rượu, cà phê là những thứ có thể ảnh hưởng không chỉ đến nồng độ đường huyết mà cả trạng thái khí chất của con người. Vận động thường xuyên giúp hạn chế sự thay đổi khí chất và giảm tăng cân. Một chế độ ăn uống, vận động kết hợp với sự chỉ dẫn của thầy thuốc trong những ngày trước hành kinh có thể giúp kiểm soát được đường huyết và hạn chế các bệnh liên quan đến kinh nguyệt.
Theo VNE
Những bệnh thường gặp vào mùa xuân
Nhiễm virut đường hô hấp cấp là nhóm bệnh gặp phổ biến ở người, do các virut gây nên. Bệnh có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp kèm theo các triệu chứng riêng biệt đặc trưng do từng virut gây ra. ây là một trong những bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa, độ ẩm cao là yếu tốt thuận lợi cho virut phát triển.
Một số virut thường gặp
- Virut Rhino (Rhinovirut): Đây là loại virut thuộc họ Picornaviridae, kích thước nhỏ 15-30mm, chứa RNA, không có vỏ bọc. Phát triển tốt ở nhiệt độ 33-34oC trong xoang mũi và tốt hơn ở niêm mạc đường hô hấp dưới. Hiện nay đã phát hiện hơn 100 typ huyết thanh và một số dưới typ của vi rút Rhino. Bệnh lây theo đường hô hấp như hắt hơi, nói chuyện... lây qua tiếp xúc với đồ dùng của bệnh nhân rất hiếm vì virut Rhino đễ bị diệt ở môi trường bên ngoài.
Những dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm nhiễm đường hô hấp là ho có thể kèm theo sổ mũi, hắt hơi, sốt,... (Ảnh minh họa)
Tuổi càng nhỏ tỷ lệ mắc càng cao, nhất là ở trẻ dưới 6 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, hay gây thành dịch vào mùa đông, xuân.Thời kỳ ủ bệnh từ 1- 4 ngày. Với biểu hiện khởi phát đột ngột, đau rát họng, hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi. Xung huyết niêm mạc mũi, mệt mỏi có thể có sốt kèm theo, vị giác và khứu giác bị rối loạn.
- Nhiễm virut Corona: Bệnh lây theo đường hô hấp, thường xuất hiện vào cuối mùa thu-đông, đầu mùa xuân. Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết: từ ngày 22/9 - 16/2 trên thế giới đã ghi nhận 12 trường hợp dương tính với virut corona, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại Arập Xê Út, Jordan và Anh. Ngày 15/2 tại Anh xác nhận thêm 1 trường hợp nhiễm mới virut corona và xác định novel corona lây từ người sang người (trước đó gia đình này đã có 2 trường hợp nhiễm virut corona).
Hiện có khoảng hơn hơn 200 loại virut có cấu trúc kháng nguyên khác nhau gây bệnh đường hô hấp cấp tính. Ngoài các virut cúm (A, B và C), có 8 loại virut thường gặp gây bệnh viêm đường hô hấp cấp tính là virut Rhino, virut conona, virut Respyratony Syncytial (virut hô hấp hợp bào), virut Parainfluenja (virut đường ruột) và virut Herpes Simplex và Human- Pneumo viruses (các virut gây viêm phổi ở người).
Thời kỳ ủ bệnh khoảng 3 ngày. Với biểu hiện giống như nhiễm virut Rhino, tình trạng tiết dịch nhầy ở mũi do virut Corona nhiều hơn do nhiễm vi rút Rhino. Thể bệnh nhiễm virut Corona ác tính xảy ra rất nhanh: Bệnh nhân vật vã, mê sảng hoặc co giật. Kèm theo sốt, da xám mắt thâm quầng sợ ánh sáng, mạch nhanh huyết áp tụt, khó thở ho có đờm lẫn bọt màu hồng, xuất huyết dưới da. Bệnh nhân thường tử vong trong tình trạng suy hô hấp truỵ tim mạch sau 1- 3 ngày.
Phòng bệnh: Sau khi phát hiện sớm cần cách ly những trường hợp có triệu chứng nghi ngờ nhiễm vi rút Corona như: Sốt ho mệt mỏi, chưa có vaccin phòng bệnh.
- Nhiễm virut hô hấp hợp bào (RSV): Virút hô hấp hợp bào thuộc họ Paramyxoviridae, bệnh lây theo đường hô hấp. Lứa tuổi hay mắc bệnh là trẻ 1- 6 tháng tuổi gặp nhiều ở trẻ 2- 3 tháng tuổi. Tỷ lệ mắc có thể lên tới 100% ở nhà trẻ.
Trẻ lớn hơn và người lớn, thường tái nhiễm RSV. Bệnh lây lan mạnh trong gia đình nên dễ gây thành dịch vào cuối mùa thu - đông hoặc cuối mùa xuân và có thể kéo dài tới 5 tháng. Thời kỳ ủ bệnh từ 4- 6 ngày.
Ở trẻ sơ sinh: Bệnh khởi phát với triệu sốt nhẹ, chảy nước mũi, hắt hơi ho 25-40% trẻ bị bệnh có biểu hiện viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản. Bệnh diễn biến đặc biệt nặng ở trẻ có bệnh tim bẩm sinh, bệnh đường hô hấp bẩm sinh hoặc suy giảm miễn dịch, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 37%.
Ở người lớn: Chủ yếu là biểu hiện cảm lạnh như sổ mũi, đau rát họng, ho kèm theo sốt nhẹ và mệt mỏi, đau đầu. Có thể gặp viêm phổi ở người có tuổi có bệnh mạn tính ở phổi.
- Nhiễm virut á cúm: thuộc họ Paramyxoviridae, giống Paramyxovirus. Vi rút á cúm gây bệnh đường hô hấp tuỳ thuộc vào týp virut và lứa tuổi mắc bệnh. Thời kỳ ủ bệnh từ 3- 6 ngày, có thể ngắn hơn ở trẻ nhỏ.Bệnh khởi phát đột ngột ở trẻ em: Sốt cao gặp 50-80% sổ mũi, đau rát họng, nói khàn và ho, và thở rít. Sốt cao, sổ mũi đau họng kéo dài có thể dẫn đến viêm thanh khí phế quản - Cruop. Những trường hợp nặng như viêm phế quản, viêm phổi thường co thở khò khè nhanh nông và co rút các cơ bên sườn.
- Nhiễm virut Adeno: Virut Adeno (Adeno virus) thuộc giống Mastadenovirus, bệnh gặp quanh năm, tập trung vào cuối mùa thu đến mùa xuân.
Ở trẻ em: Khởi phát thường đột ngột sốt thường gai rét viêm họng đường hô hấp trên, viêm mũi họng xuất tiết, hay gặp viêm hầu họng viêm kết mạc mắt và sưng đau các hạch ở vùng cổ (còn gọi là bệnh APC do nhiễm týp 3 và 7). Có thể có ban rát sẩn toàn thân.
Ở người lớn: Các triệu chứng chủ yếu là sốt cao, ho, xuất tiết mũi họng, sưng đau hạch ngoại vi viêm kết mạc mắt và ban rát sẩn toàn thân ở một số trường hợp do các týp 4 và 7 gây nên.
Theo BS. Nguyễn Văn Quang (Sức khỏe & Đời sống)
Đau lưng: Bệnh thường gặp, dễ chủ quan Đau lưng là một trong số những căn bệnh phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, đã có rất nhiều người không nhìn nhận bệnh đau lưng một cách đúng đắn. Họ lạm dụng thuốc giảm đau hoặc duy trì những thói quen sinh hoạt xấu có thể làm cho tình hình bệnh trở nên trầm trọng hơn. Theo ước...