Bệnh tăng huyết áp và tim mạch ở người cao tuổi
Tình trạng này dẫn đến huyết áp tâm thu cao, tạo ra sự chênh lệch lớn giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở người cao tuổi.
Mục tiêu huyết áp hợp lý cho người cao tuổi
Mặc dù hiện nay, hướng dẫn chung là chỉ số huyết áp bình thường là huyết áp tâm thu dưới 140mmHg và huyết áp tâm trương dưới 90mmHg, riêng mục tiêu cho bệnh nhân cao tuổi phải là huyết áp tâm thu dưới 150mmHg và huyết áp tâm trương dưới 90mmHg. Ở bệnh nhân cao tuổi bị tiểu đường hoặc bệnh thận mạn tính, mục tiêu giảm huyết áp nên là huyết áp tâm thu dưới 140mmHg.
Thực tế cho thấy, mục tiêu điều trị đối với huyết áp chỉ đạt khoảng 70% ở người cao tuổi dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, nhưng các nghiên cứu đã chứng minh lợi ích đáng kể khi áp dụng điều trị, ngay cả khi huyết áp mục tiêu không đạt được. Những lợi ích này bao gồm giảm nguy cơ đột quỵ do xuất huyết và thiếu máu cục bộ và giảm 4,4% suy tim.
Những nguy cơ khi người cao tuổi tăng huyết áp
Tăng huyết áp tâm thu ở người cao tuổi thường được gọi là “tăng huyết áp tâm thu đơn độc”, được đặc trưng với huyết áp tâm thu lớn hơn 160mmHg, huyết áp tâm trương dưới 90mmHg. Tăng huyết áp tâm thu là nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng huyết áp ở những bệnh nhân trên 50 tuổi, là yếu tố nguy cơ lớn đối với bệnh tim và đột quỵ so với các thể tăng huyết áp nguyên phát khác.
Điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi có tầm quan trọng đặc biệt, bởi những lý do sau: Do tăng nguy cơ biến cố tim mạch ở người cao tuổi so với bệnh nhân trẻ có cùng yếu tố nguy cơ.
Do tăng huyết áp ảnh hưởng đến suy giảm nhận thức ở người cao tuổi. Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa tăng huyết áp và mất trí nhớ. Điều trị lâu dài và kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc chứng Alzheimer và mất trí nhớ do nguyên nhân mạch máu.
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với bệnh mạch máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân bị tăng huyết áp được điều trị có tần suất đột quỵ, tử vong do đột quỵ, đau tim và các biến cố tim mạch khác thấp hơn.
Video đang HOT
Nên được điều trị bằng thuốc
Mặc dù những thay đổi trong lối sống như giảm cân, giảm muối và tập thể dục đem lại nhiều lợi ích, nhưng trong thực tế thay đổi lối sống không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách đều đặn và nhất quán để cho phép bệnh nhân lớn tuổi đạt được lợi ích tối đa. Thay đổi lối sống không phải lúc nào cũng dễ dàng được thực hiện ở người cao tuổi và cũng có thể có nhiều rào cản.
Điều quan trọng là không có bằng chứng thực sự cho thấy chỉ áp dụng đơn độc biện pháp thay đổi lối sống giúp kiểm soát tốt các nguy cơ nghiêm trọng đối với tăng huyết áp ở người cao tuổi. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp kèm thay đổi lối sống hiệu quả hơn nhiều trong việc giảm các biến cố tim mạch ở người cao tuổi.
Nói chung, những người có nhiều yếu tố nguy cơ đáng kể cho bệnh tim mạch, bất kể tuổi tác của họ, nên được điều trị bằng thuốc để đạt được huyết áp mục tiêu.
Các bệnh lý đi kèm như bệnh thận, bệnh gút, tiểu đường, loãng xương và suy tim ở người cao tuổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn thuốc được sử dụng để kiểm soát huyết áp. Nhiều bệnh lý đan xen ở bệnh nhân cao tuổi đòi hỏi bác sĩ xác định thận trọng thuốc huyết áp phù hợp.
Lời khuyên thầy thuốc
Người trên 60 tuổi, ước tính tới 80% sẽ bị ảnh hưởng bởi tăng huyết áp. Người cao tuổi có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của họ bằng cách giảm nguy cơ đột quỵ, cơn đau tim, suy tim và tử vong thông qua việc kiểm soát tốt huyết áp.
Điều trị tăng huyết áp có thể kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ các biến cố nghiêm trọng như đột quỵ hoặc cơn đau tim. Người cao tuổi bị tăng huyết áp, nên khám và xin tư vấn của bác sĩ tim mạch về việc thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc hạ huyết áp. Bắt đầu can thiệp điều trị càng sớm, chất lượng cuộc sống càng tăng.
Phòng dịch Covid-19: Người bị bệnh tim nên làm gì?
Virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch Covid-19 không chừa ai, nhưng người già và người có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như tăng huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh tim có nguy cơ bị nhiễm trùng có thể mắc bệnh cao hơn.
Người già và người có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như tăng huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh tim có nguy cơ có thể bị nhiễm bệnh Covid-19 cao hơn - Ảnh minh họa: Shutterstock
Những người này cũng có thể bị các triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Một báo cáo của nhóm nghiên cứu chung giữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung Quốc cho thấy người bị tình trạng sức khỏe như vậy có tỷ lệ tử vong cao gấp 2-3 lần so với dân số nói chung.
Covid-19 được xác định lây nhiễm chủ yếu vào phổi. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Ashok Seth, thuộc Viện Tim Fortis Escorts ở New Delhi (Ấn Độ), virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 cũng có thể ảnh hưởng đến tim.
Cụ thể, virus này có khả năng gây viêm động mạch, dẫn đến tắc nghẽn bên trong động mạch và hậu quả là đau tim. Việc nhiễm virus này cũng có thể khiến cho tình trạng tồi tệ hơn ở những người mắc bệnh tim từ trước, theo The Health Site.
Người bị bệnh tim nên làm gì?
1. Đảm bảo thuốc men
Do những người mắc bệnh tim dễ bị nhiễm trùng hơn, nên hạn chế đến nơi đông người, bệnh viện để kiểm tra định kỳ nhằm hạn chế khả năng tiếp phơi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Họ cũng được khuyên nên tiếp tục dùng thuốc và làm theo lời khuyên y tế, ngoài việc tuân theo các biện pháp phòng ngừa Covid-19 đã được xác lập.
2. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin D
Các chuyên gia cũng khuyên mọi người nên chăm sóc tim khi ở nhà tránh dịch. Một cách để giữ cho tim khỏe là ăn thực phẩm giàu vitamin D.
Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Journal of Human Nutrition and Dietetics, dùng thực phẩm giàu vitamin D có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề liên quan đến tim, đặc biệt là ở nam giới, theo The Health Site.
Những loại thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá hồi, lòng đỏ trứng, nấm, sữa bò, sữa đậu nành, ngũ cốc, bột yến mạch...
3. Bỏ hút thuốc
Nếu bạn hút thuốc, hãy dừng ngay bây giờ. Từ bỏ phì phèo là một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm để bảo vệ tim mình.
Hút thuốc có thể làm tăng nhịp tim, thắt chặt các động mạch chính và gây ra nhịp tim không đều, tất cả đều khiến tim bạn phải làm việc nhiều hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hút thuốc làm tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Sử dụng thuốc lá cũng liên quan đến ung thư, bệnh phổi, mãn kinh sớm, vô sinh và các biến chứng thai kỳ, theo The Health Site.
4. Hoạt động thể chất
Nếu bạn là người trưởng thành, bạn cần ít nhất 30 phút tập thể dục trong ít nhất 5 ngày mỗi tuần để tăng cường sức khỏe cho tim.
Đi bộ 30 phút có thể giúp ích cho bạn. Nếu không thể đi bộ do khuyến cáo ở nhà tránh dịch, bạn có thể tập thể dục nhịp điệu, tập căng duỗi hay đơn giản là chơi đá cầu với con bạn. Tóm lại bạn nên cố gắng giảm thời gian ngồi trong ngày và duy trì hoạt động.
5. Kiểm soát cholesterol trong máu
Cholesterol là một chất béo có trong máu của bạn và khi nó hiện diện ở mức cao, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Hạn chế nạp chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa là một bước quan trọng để giảm cholesterol trong máu.
6. Đạt được và duy trì thể trọng khỏe mạnh
Béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, đặc biệt là suy tim và bệnh tim mạch vành. Đó là lý do tại sao bạn cần duy trì thể trọng khỏe mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác, theo The Health Site.
Quyên Quân
8 lưu ý cực kỳ quan trọng hơn 11 triệu người Việt lớn tuổi cần biết để bảo vệ bản thân trong dịch Covid-19 Theo chuyên gia, nhóm người cao tuổi là nhóm bệnh nhân khi mắc Covid-19 sẽ có nguy cơ bệnh chuyển biến nặng. PGS.TS Lương Ngọc Khuê , Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị cho hay, Việt Nam hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, phần lớn trong số này mắc nhiều bệnh mạn tính...