Bệnh ở móng chân
Móng chọc thịt, móng đổi màu hoặc chấn thương móng… là những vấn đề thường gặp ở móng chân, phổ biến nhất là nấm móng.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết móng chân là chất sừng, khá dẻo dai và có khả năng phục hồi trước sự bào mòn hàng ngày. Tuy nhiên, ma sát với giày, vận động, nhiệt độ, độ ẩm… có thể làm hư hỏng, gây tổn thương móng.
Nấm móng chân
Nấm móng là tình trạng khá phổ biến. Khoảng 50% người trên 70 tuổi gặp vấn đề về nấm móng, càng lớn tuổi càng dễ mắc bệnh. Nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, người hay bị chảy mồ hôi chân hoặc mang cùng một đôi giày, ủng bị thấm mồ hôi mỗi ngày trong một thời gian dài. Người mắc bệnh đái tháo đường cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng móng.
Dấu hiệu nhận biết nấm móng là những đốm trắng hoặc vàng xuất hiện dưới đầu móng chân, có mùi hôi. Khi nấm xâm nhập sâu hơn, móng dễ bị đổi màu và dày lên hoặc bị nứt, lởm chởm ở mép, giòn, vỡ vụn…
Khi nấm xâm nhập sâu hơn vào móng, móng của bạn sẽ bị đổi màu và dày lên. Ảnh: Indian Times
Móng chọc thịt
Móng chọc thịt xảy ra trong góc móng chân hoặc một phần bên móng chân phát triển vào trong phần thịt. Nguyên nhân là do cắt móng chân quá ngắn, cắt móng theo đường cong thay vì cắt thẳng, dẫn đến tổn thương móng hoặc mang đôi giày quá chật, chèn ép móng chân.
Khi bị móng chọc thịt, các móng chân sẽ cong và to bất thường, vùng da bao quanh ngón chân đỏ, sưng tấy gây đau đớn. Nghiêm trọng hơn là mủ chảy từ móng chân bị tổn thương.
Móng chân hình gai (clubbed nails)
Bệnh này liên quan đến những thay đổi dưới móng chân hoặc xung quanh móng chân khiến các ngón chân to bất thường. Bệnh có thể do di truyền hoặc mắc một số bệnh lý như tim, bệnh phổi, rối loạn tiêu hóa và ung thư.
Video đang HOT
Bệnh có thể âm thầm tiến triển trong vài tuần hoặc vài năm. Triệu chứng của móng chân hình gai là móng chân mở rộng, gập xuống, có những góc sắc giữa lớp biểu bì và móng.
Móng chân bị đổi màu
Móng chân đổi màu không đáng lo ngại. Nguyên nhân có thể do tiếp xúc sơn móng tay, móng chân, thuốc nhuộm từ giày dép và các sản phẩm khác có chứa thuốc nhuộm. Ngoài ra các loại thuốc bao gồm thuốc điều trị ung thư, thuốc kháng sinh và những loại thuốc khác được sử dụng để điều trị các rối loạn tự miễn dịch cũng có thể khiến móng chân bị đổi màu.
Móng chân đổi màu không gây đau đớn và có khả năng cải thiện khi các móng chân dài ra hoặc khi ngừng các loại thuốc và sản phẩm khiến móng đổi màu.
Hội chứng móng – xương bánh chè
Đây là hội chứng rất hiếm gặp, tỷ lệ 1/50.000 người mắc, gây ra những thay đổi ở móng chân, xương bánh chè, xương hông và khuỷu tay.
Hội chứng móng – xương bánh chè chủ yếu do đột biến gene. Triệu chứng phổ biến nhất là móng kém phát triển hoặc bị thiếu, có gờ hoặc chẻ ngọn, đổi màu móng. Ngoài ra, xương bánh chè nhỏ, biến dạng hoặc mất tích, khuỷu tay kém phát triển hoặc biến dạng, đau đầu gối và khuỷu tay, mọc xương nhỏ trên xương hông.
Trắng móng
Tình trạng trắng móng được chia thành nhiều loại dựa trên mức độ trắng của móng bao gồm vệt trắng trên móng tay; trắng một phần móng hoặc trắng hoàn toàn móng. Bên cạnh đó, các đường đỏ hoặc đen trên móng tay có thể là dấu hiệu của tình trạng trắng móng, hoặc dấu hiệu của nhiều loại bệnh nhiễm trùng và bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư.
Màu trắng của móng có thể do các tình trạng bệnh lý có từ trước hoặc do móng chân bị thương. Ngoài ra đột biến gene di truyền hoặc do hóa trị và ngộ độc kim loại nặng cũng có thể gây ra tình trạng này.
Chấn thương móng chân có thể dẫn đến tụ máu dưới móng. Các triệu chứng của chấn thương móng phụ thuộc vào loại chấn thương, dẫn đến đau hoặc nhói, đốm đỏ sẫm hoặc tím dưới móng tay; móng bị tách hoặc rách, móng bị nhấc khỏi da, móng chân đổi màu hoặc bị ra máu bất thường.
Bác sĩ khuyến cáo, điều trị các vấn đề về móng chân phụ thuộc vào vấn đề và nguyên nhân của nó. Cụ thể, tình trạng nhiễm nấm móng chân có thể khó chữa dứt điểm và thường phải dùng thuốc kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ. Trong một số trường hợp, bác sĩ chỉ định loại bỏ móng tay khi tình trạng nấm móng quá nghiêm trọng. Bệnh nấm móng phải điều trị khoảng vài tháng để dứt điểm.
Ngăn ngừa nấm móng chân bằng những cách đơn giản như giữ chân sạch sẽ và khô ráo; tránh đi chân trần trong phòng tắm công cộng, hồ bơi hoặc phòng thay đồ; không dùng chung đồ cắt móng tay; chọn tiệm làm móng được cấp phép và khử trùng dụng cụ của họ; quản lý đúng mức đường huyết nếu bạn bị tiểu đường.
Đối với tình trạng móng chọc thịt, bác sĩ có thể nâng móng, cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ móng. Chấn thương móng có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào loại và mức độ chấn thương.
Khi nhận thấy những thay đổi bất thường ở móng chân, bạn nên đi khám để đánh giá và có hướng điều trị sớm, hiệu quả cao.
Giao mùa, cẩn trọng bệnh viêm phổi ở người già
Người già khi đã mắc bệnh viêm phổi thường có triệu chứng bệnh âm thầm, phức tạp nhưng thường diễn tiến nhanh và có nhiều biến chứng nặng, việc điều trị cũng khó khăn và lâu dài vì người già thường có các bệnh mạn tính đi kèm.
Do vậy, việc phòng bệnh viêm phổi khi thời tiết thay đổi đột ngột rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa tối đa mức tăng nặng của bệnh và biến chứng nguy hiểm gây tử vong.
Bác sĩ khám cho người cao tuổi tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa. Ảnh: Công Hùng
Ca bệnh điển hình
Ông Đặng Văn T., 69 tuổi, một cán bộ hưu trí ở Tiền Giang, đến bệnh viện trong tình trạng mệt nhiều kèm ho húng hắng. Sau khi về hưu với thú vui kiểng cảnh, ông cùng với con cháu chăm sóc vườn cảnh của gia đình như là niềm vui không thể thiếu.
Ngoài là thú vui, gia đình ông cũng có một khoản thu nhập kha khá ở việc bán cây cảnh ngày Tết. Năm nay thời tiết thay đổi đột ngột, mưa liên tục vào những ngày gần đây nên ông và cả nhà lo lắng, túc trực liên tục ngoài vườn mai. Sau đó, ông mệt cả ngày không ăn uống, ho húng hắng. Ông tự mua thuốc cảm thông thường uống nhưng vẫn thấy mệt nhiều và ho nhiều kèm theo khó thở.
Ông cùng con gái út đến bệnh viện khám để được uống thuốc cho khỏe. Đường từ Tiền Giang đến TP Hồ Chí Minh làm ông mệt nhiều, khó thở hơn. Vừa vào cấp cứu để được thở oxy khoảng 2 giờ, ông và gia đình ngạc nhiên khi được bác sĩ thông báo phải nhập viện vì viêm phổi. Ông nghĩ mình chỉ bị cảm nặng do mưa nắng, không nghĩ viêm phổi vì ông không có dấu hiệu sốt.
Các bác sĩ cho biết, đây là tình trạng viêm phổi cộng đồng điển hình (viêm phổi mắc phải ngoài cộng đồng). Ở người lớn tuổi, sức đề kháng giảm, phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng cũng ít rầm rộ, thường không sốt, không ho đờm nhiều, đôi khi chỉ là ho ít và ớn lạnh như một cảm cúm thông thường. Điều này dễ làm người bệnh và thân nhân chủ quan.
Những biện pháp phòng ngừa
Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hay quá lạnh, hay khi thời tiết chuyển mùa thường có dịch bệnh nhiễm siêu vi cúm và sau đó là viêm phổi, nhất là ở người già hay người có nhiều bệnh, giảm sức đề kháng. Người già khi đã mắc bệnh viêm phổi thường có triệu chứng bệnh âm thầm, phức tạp, nhưng thường diễn tiến nhanh và có nhiều biến chứng nặng, việc điều trị cũng khó khăn và lâu dài vì người già thường có các bệnh mạn tính đi kèm.
Do vậy, việc phòng bệnh viêm phổi khi thời tiết thay đổi đột ngột rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa tối đa mức tăng nặng của bệnh và biến chứng nguy hiểm gây tử vong.
Chính vì vậy người già, người có nhiều bệnh, người suy giảm sức đề kháng, cần lưu ý 8 cách phòng bệnh viêm phổi khi giao mùa. Thứ nhất là rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, xì mũi, hắt hơi, trước khi ăn uống.
Thứ hai là sử dụng nguồn nước sạch hàng ngày, luôn bảo đảm một ngày bổ sung đầy đủ từ 1,5 - 2 lít nước. Việc làm này không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn giúp đào thải những độc tố gây hại có nguy cơ phát bệnh viêm phổi.
Thứ ba, người già nên tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá vì đó là nguyên nhân gây phá hủy phổi, giảm chức năng hô hấp của cơ thể, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh lý viêm nhiễm khác.
Thứ tư nên giữ gìn môi trường xung quanh vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát nhằm khử sạch vi khuẩn, virus là mầm mống gây nên bệnh lý hô hấp nhiễm khuẩn, tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, độc hại.
Thứ năm nên giữ gìn cơ thể đủ ấm theo tiêu chí ấm về mùa Đông, thoáng mát về mùa Hè, giữ ấm cổ, ngực, bàn chân, bàn tay. Ngoài ra, chú ý không nên để bếp lò sưởi ấm trong nhà dễ gây viêm phổi. Về mùa Hè, nên để điều hòa ở nhiệt độ thích hợp là 20 - 22oC, không nên để thấp quá gây chênh lệch môi trường bên ngoài dễ dẫn tới viêm họng, viêm phổi và gây đột quỵ cho người già.
Thứ sáu là bổ sung dinh dưỡng phù hợp bằng cách sử dụng các loại rau xanh, trái cây tươi đảm bảo đầy đủ vitamin A, C, E, canxi, khoáng chất, chất xơ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.
Thứ bảy, tiêm phòng vắc-xin cúm hoặc phế cầu trên những người có chỉ định, đặc biệt ở những trường hợp có bệnh phổi mạn, suy tim, cắt lách, tuổi trên 65 nhằm dự phòng bệnh viêm phổi, các chứng viêm nhiễm đường hô hấp ở người già.
Thứ tám, cần kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim, tiểu đường.
Phát hiện loại vi khuẩn kháng kháng sinh với tỷ lệ 82% tại Việt Nam Tình trạng kháng thuốc tại Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới và đang ở mức nghiêm trọng. Đặc biệt đã ghi nhận loại vi khuẩn kháng kháng sinh với tỷ lệ tới 82%, cao nhất từ trước đến nay. Đó là thông tin được Bộ Y tế và đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đưa ra...