Bệnh nhân đái tháo đường có nên kiêng hoa quả ngọt
Có ý kiến cho rằng, người bệnh đái tháo đường phải hạn chế ăn các loại trái cây có vị ngọt đậm.
Theo TS.BS Nguyễn Thị Thanh Thủy (Trưởng Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Hữu nghị), đối với bệnh nhân đái tháo đường, chế độ ăn cùng với tập luyện và thuốc giống như chiếc kiềng ba chân. Chế độ ăn đối với bệnh nhân đái tháo đường vô cùng quan trọng. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân đái tháo đường sợ đường máu cao nên kiêng khem hoàn toàn không dám ăn hoa quả ngọt hay chế độ ăn như người bình thường. Điều này khiến cho bệnh nhân rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Hoặc cũng có những bệnh nhân không tuân thủ chế độ ăn dành cho người bệnh đái tháo đường dẫn tới đường máu cao.
Trước kia, mọi người thường quan niệm rằng bệnh nhân đái tháo đường cần có chế độ ăn khắt khe. Tuy nhiên hiện nay người bệnh đái tháo đường chỉ cần quản lý tốt những thực phẩm nạp vào cơ thể. Bệnh nhân không cần kiêng khem như trước đây.
Bệnh nhân có thể tùy thuộc vào tình hình thực tế để cân đối giữa việc ăn uống và tập luyện. Việc điều chỉnh chế độ ăn gắn liền với các điều chỉnh khác trong cuộc sống.
Bệnh nhân đái tháo đường ăn gì cũng được nhưng cần kiểm soát lượng ăn vào. Hoa quả cung cấp nhiều gluxit, vitamin, chất khoáng, chất chống oxy hóa, chất xơ… cho cơ thể. Hoa quả có vị ngọt nhiều thường chứa nhiều đường plus tow hoặc lactozo… Chỉ số đường huyết của những loại hoa quả thể hiện hàm lượng đường cao hay thấp. Bên cạnh đó, các loại hoa quả ngọt thì thường có chỉ số đường huyết cao.
Với các loại hoa quả có chỉ số đường huyết cao, bệnh nhân không cần kiêng tuyệt đối. Bệnh nhân cần hạn chế ăn, hoặc nếu ăn thì ăn số lượng ít. Bởi hoa quả chứa nhiều đường, khi ăn với số lượng ít thì tổng lượng carbonhydrat nạp vào cơ thể sẽ không nhiều và không gây ra tình trạng tăng đường huyết sau ăn. Còn với các loại hoa quả ít ngọt, bệnh nhân có thể ăn với số lượng nhiều hơn chút. Bệnh nhân đái đường nên lựa chọn các loại hoa quả có đường huyết thấp hoặc trung bình. Ví dụ ổi thanh long, táo, bưởi, cam kiwi…
Ngoài ra, khi lựa chọn hoa quả hay thực phẩm, người bệnh có thể đo đường huyết trước và sau khi ăn để nhận thấy sự thay đổi và dựa vào đó để điều tiết. Điều quan trọng đối với bệnh nhân không phải là ăn loại trái cây nào mà quan trọng là ăn với số lượng bao nhiêu.
Video đang HOT
Bệnh nhân đái tháo đường có thể đo đường huyết trước và sau khi ăn để điều chỉnh lượng thực phẩm nạp vào cơ thể.
Nguyên tắc ăn uống, tập luyện dành cho bệnh nhân đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ nguyên tắc điều trị, tập luyện và ăn uống để hạn chế các biến chứng.
- Tập luyện hàng ngày. Bệnh nhân đái tháo đường cần duy trì vận động hàng ngày hoặc duy trì 150phút/tuần với cường độ trung bình. Một số môn thể thao có thể lựa chọn như đi bộ, bơi lội, đạp xe…
- Chế độ ăn. Bên cạnh việc cân đối lượng carbonhydrat nạp vào cơ thể phù hợp bệnh nhân cần tăng cường ăn rau xanh để hạn chế tăng đường máu sau ăn.
- Người bệnh cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó nên thăm khám thường xuyên và tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc.
Cảnh báo bệnh tiểu đường gia tăng và ngày càng trẻ hóa
Các chuyên gia đưa ra số liệu cảnh báo bệnh đái tháo đường (còn gọi là tiểu đường) đang gia tăng và ngày càng trẻ hóa.
Tại hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 5 về bệnh nội tiết, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa vừa diễn ra tại TP.Huế (Thừa Thiên-Huế) hôm 17.12, các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo bệnh đái tháo đường đang gia tăng và ngày càng trẻ hóa, trở thành hiểm họa cho toàn xã hội.
GS-TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội Nội tiết và đái tháo đường tỉnh Thừa Thiên - Huế, phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh THỪA NGUYÊN
Hội nghị do Hội Nội tiết và đái tháo đường tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam tổ chức, có sự tham gia của trên 300 bác sĩ và nhân viên y tế đến từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, TP.HCM... và các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Tại hội nghị, có trên 30 bài báo cáo của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ trình bày xung quanh chủ đề quản lý toàn diện tình trạng tăng glucose máu từ chẩn đoán đến điều trị, trong đó chú trọng đến các biến chứng của bệnh đái tháo đường (bệnh thận đái tháo đường, bệnh thần kinh đái tháo đường, loét bàn chân đái tháo đường, biến chứng tim mạch bệnh nhân đái tháo đường...) cũng như trên một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai...
Một số báo cáo khác đáng chú ý trong lĩnh vực rối loạn chuyển hóa: quản lý tình trạng thừa cân - béo phì; rối loạn chuyển hóa xương, tình trạng đề kháng insulin; tiến bộ trong chẩn đoán và xử trí vô sinh nam, nhìn từ khía cạnh chuyển hóa...
Một số chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch, thận học, ngoại khoa...cũng chia sẻ các nghiên cứu phối hợp trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân liên quan đến đái tháo đường.
Nguy cơ "trẻ hóa"
Báo cáo tại hội nghị của Hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam, dẫn số liệu từ Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF), năm 2021 ước tính trên thế giới có 537 triệu người (20 - 79 tuổi) mắc đái tháo đường, hơn 6,7 triệu người trong độ tuổi từ 20 - 79 sẽ tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến đái tháo đường.
Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18 - 69, tỷ lệ đái tháo đường toàn quốc là 4,1%, tiền đái tháo đường là 3,6%. Trong đó, tỷ lệ đái tháo đường được chẩn đoán là 31,1%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán là 69,9%. Đáng chú ý, độ tuổi bệnh nhân ngày càng trẻ hóa.
Năm 2022, số liệu của Bệnh viện Nội tiết T.Ư đưa ra là trên 7% người dân bị mắc đái tháo đường.
Tiền đái tháo đường là một dạng rối loạn về chuyển hóa glucose khiến chỉ số đường huyết tăng cao, tuy nhiên vẫn chưa được coi là bệnh đái tháo đường. Bệnh sẽ phát triển thành bệnh đái tháo đường loại 2, gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không có sự điều chỉnh hợp lý về lối sống và chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh đó, tần suất bệnh nội tiết, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa là bệnh không lây nhiễm ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong mô hình bệnh tật cũng đang là mối hiểm họa cho toàn xã hội.
Người trẻ mờ mắt, suy thận vì căn bệnh âm thầm tàn phá sức khoẻ Đái tháo đường được xem là kẻ tàn phá sức khoẻ âm thầm nhưng ghê gớm khi nó làm đường huyết người bệnh tăng cao, huỷ hoại mọi bộ phận từ mắt, tim, thận, mạch máu... Gần đây, thấy mắt mình mờ hơn, chị Hoàng Thị Huệ (42 tuổi, TP.HCM) nghĩ mình đã có tuổi, hoặc có thể bị viễn thị. Tình trạng...