Bé trai 12 tuổi bị nghẹt mũi, chảy máu mũi suốt 1 tuần, đến bệnh viện khám bác sĩ gắp ra con đỉa dài 5cm to gấp 4 lần bình thường
Trong lúc rửa mặt, bé trai cảm nhận có dị vật trong mũi, cho rằng mũi bị sặc nước nên không lưu tâm.
Bác sĩ Ngô Xương Đằng, khoa nhi, bệnh viện Linkou Chang Gung Memorial Hospital, mới đây chia sẻ trường hợp bé trai (12 tuổi) cùng cả nhà đi leo núi. Khi thấy dòng suối trong vắt, cậu bé đã dùng nước suối rửa mặt. Trong lúc rửa mặt, bé trai cảm nhận có dị vật trong mũi, cho rằng mũi bị sặc nước nên không lưu tâm. Vài ngày sau, mũi của cậu bé bắt đầu có triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi, chảy máu mũi, sử dụng thuốc cầm máu nhưng không có tác dụng, lúc này cả nhà mới hoảng hốt đưa cậu bé đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Ngô Xương Đằng cho biết: “Kết quả nội soi phát hiện khoang mũi của bệnh nhi có một con đỉa kích thước 5cm và nó đã ở trong khoang mũi của bệnh nhi được 1 tuần. Do hút máu nên cơ thể con đỉa to gấp 4 lần, bệnh nhi lúc đầu có triệu chứng nghẹt mũi, chảy máu mũi là do con đỉa gây ra. Sau khi con đỉa hút máu no, máu sẽ chảy tràn ra mũi, thật may là quá trình gắp con đỉa không gặp trở ngại”.
Kết quả nội soi phát hiện khoang mũi của bệnh nhi có một con đỉa kích thước 5cm và nó đã ở trong khoang mũi của bệnh nhi được 1 tuần.
Bác sĩ Ngô Xương Đằng cảnh báo, đỉa thường xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các lỗ, thông thường nó sẽ vào khoang mũi, khoang miệng, xuống niệu đạo, âm đạo. Khi đỉa xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ sống ký sinh và hút máu vật chủ kéo dài 1 tháng, nếu không phát hiện kịp thời, đỉa sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cho vật chủ.
Khi mọi người đến vùng ngoại ô du lịch, nếu thấy nước suối có đỉa thì không nên rửa mặt hoặc sử dụng nước suối nhằm tránh tình trạng đỉa xâm nhập vào cơ thể.
Video đang HOT
Triệu chứng thường gặp khi cơ thể bị đỉa ký sinh là:
Chảy máu liên tục, do đỉa tiết ra chất hirudine có tác dụng chống đông máu, bệnh nhân không cảm thấy đau đớn. Khi bị đỉa chui vào cơ thể, nạn nhân có triệu chứng ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu.
Sinh vật chủ khi bị đỉa cắn khó cầm máu. Thường đỉa vào cơ thể bám vào thanh quản, hầu, mũi, họng, thực quản hoặc ở niệu đạo, bàng quang, bộ phận sinh dục của con người…
Đỉa ký sinh ở hầu, khí quản sẽ gây ngạt thở, có thể dẫn đến tử vong. Đỉa chui vào mắt gây chảy máu ở mắt, người bệnh sợ ánh sáng, chảy nhiều nước mắt. Đỉa ký sinh ở thực quản làm cho người nuốt khó, nôn oẹ. Đỉa cũng có thể chui vào âm hộ gây chảy máu kéo dài, chui vào đường sinh dục của nam giới làm chảy máu đường tiết niệu…
Theo các bác sĩ, điều trị đỉa ký sinh sẽ tùy theo từng trường hợp. Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ đỉa xâm nhập vào cơ thể.
Nếu bị đỉa xâm nhập vào các hốc tự nhiên, nạn nhân nên súc miệng bằng nước muối mặn hoặc hít chất có mùi cay, mùi hăng. Nếu đỉa bám ở vùng nông, bác sĩ dùng ống soi để gắp đỉa ra. Đỉa bám vào ở sâu trong các bộ phận cơ thể, phải gây tê và dùng dụng cụ chuyên dùng để gắp. Nếu chúng chui ở quá sâu, bác sĩ buộc phải mổ bệnh nhân để bắt đỉa.
Phòng ngừa các bệnh dị ứng đường hô hấp
Khi nhiệt độ giảm xuống và những cơn mưa xuất hiện ngày càng nhiều, không khí trở nên ẩm ướt và gia tăng các tác nhân gây ô nhiễm, nguy cơ bị dị ứng của chúng ta cũng tăng theo và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp.
Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người cần lưu tâm phòng ngừa các bệnh dị ứng đường hô hấp liên quan đến môi trường sống.
Vệ sinh máy điều hòa định kỳ, trồng thêm cây lọc không khí (như thường xuân) có thể giúp làm sạch các chất gây ô nhiễm trong nhà. Ảnh: MS Devis
Đầu tiên, cần nắm vững các triệu chứng của dị ứng để phân biệt nó với các triệu chứng tương tự của những bệnh phổ biến khác như cảm lạnh, cảm cúm và cả bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Bác sĩ Sanjay Sachdeva ở Bệnh viện Max Healthcare tại New Delhi (Ấn Độ) cho biết: "Dị ứng có thể kéo dài đến vài tháng trong khi cảm lạnh hoặc cảm thông thường chỉ kéo dài từ 7-14 ngày. Nếu nhận thấy bản thân thường xuyên hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi và chảy nước mắt, bạn nên nghĩ tới khả năng nhiễm một dạng dị ứng nào đó".
Theo các chuyên gia, dị ứng do tiếp xúc các thành phần ô nhiễm trong không khí có thể xuất hiện tức thì hoặc muộn hơn, với những triệu chứng phổ biến bao gồm: kích ứng mắt, mũi và họng, nhức đầu hoặc chóng mặt... "Việc xác định nguồn gây dị ứng có ý nghĩa quan trọng giúp loại bỏ hoàn toàn việc tiếp xúc. Bởi thường là sau khi tiếp xúc với chất ô nhiễm không khí trong nhà, các triệu chứng liên quan đến dị ứng - như hen suyễn - có thể xuất hiện ngay. Nếu có sẵn bệnh dị ứng, điều này có thể làm trầm trọng thêm bệnh trạng" - bác sĩ Prashant Chhajed ở Mumbai nhấn mạnh.
Một điều quan trọng khác mà mọi người cần biết là chất lượng không khí trong nhà có thể góp phần làm khởi phát bệnh nhiễm trùng, ung thư phổi và các bệnh phổi mãn tính khác như hen suyễn. Đó là vì không khí trong nhà tác động trực tiếp đến hệ hô hấp, khiến cơ thể phản ứng lại các tác nhân gây hại xung quanh. Đơn cử, viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm mũi do hệ miễn dịch phản ứng thái quá với chất gây dị ứng có trong không khí.
Bên cạnh đó, mùa mưa còn khiến các bề mặt đồ nội thất và vật dụng trong nhà trở nên ẩm ướt, dễ bị biến đổi về mặt hóa học hoặc sinh học, dẫn tới ô nhiễm không khí trong nhà.
Do vậy, ngoài đề phòng "kẻ thù vô hình" là vi khuẩn hiện diện trong nhà, việc hiểu biết và thực hiện các biện pháp kiểm soát các thành phần ô nhiễm không khí sẽ giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh và thậm chí đẩy lùi các vấn đề sức khỏe hô hấp trong mùa mưa này.
Những "mẹo" giúp cải thiện chất lượng không khí, bảo vệ sức khỏe hô hấp
Cần đảm bảo nhà cửa luôn được thông gió để giảm nguy cơ tích tụ các chất gây ô nhiễm. Vào những ngày có nắng, hãy tranh thủ mở toang cửa sổ để các chất ô nhiễm có thể thoát ra ngoài và không khí sạch tràn vào trong. Nếu dùng máy điều hòa, nên định kỳ vệ sinh bộ lọc để đảm bảo loại bỏ bụi bẩn gây ô nhiễm không khí.
Kiểm tra đường ống nước thường xuyên để tránh nguy cơ rò rỉ nước gây ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Đảm bảo rèm cửa, thảm và quần áo luôn được giặt sạch và phơi khô đúng cách. Tránh phơi đồ còn ướt ở nơi thiếu sáng hoặc kín gió.
Nếu trong nhà có người bị bệnh dị ứng như hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng, cần thường xuyên làm sạch các vật dụng - đặc biệt là vật liệu bằng da như giày và túi - và cất ở nơi khô ráo, nhằm ngăn nấm mốc phát triển vì nấm mốc cũng là tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, khói thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng hoặc bệnh về đường hô hấp, do đó, người hút thuốc lá nên hạn chế hoặc tốt nhất là bỏ hẳn thói quen này để bảo vệ sức khỏe người thân trong gia đình.
Viêm mũi xoang mùa hè hoàn toàn có thể dự phòng với 5 bước đơn giản Đừng tưởng viêm mũi xoang chỉ gặp khi trời lạnh. Viêm mũi xoang mùa hè cũng gây bất tiện và vô cùng khó chịu! Viêm mũi xoang là tình trạng viêm một hoặc nhiều khoang xoang do sự tấn công của vi khuẩn, virus hoặc tác nhân gây dị ứng. Khi bệnh hình thành, lớp niêm mạc lót tại các xoang trở nên...