Bé gái 8 tuổi thủng ruột do thói quen ăn tóc, rơm rạ, sợi cước
Sau thời gian dài ăn tóc, sợi xơ, rơm rạ, sợi cước trong bàn chải đánh răng… bé gái 8 tuổi bị viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng.
BSCK2 Nguyễn Minh Tiến – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho hay, bệnh viện vừa mổ cấp cứu thành công một bé gái bị thủng dạ dày do thói quen nuốt các sợi xơ, tóc, rơm rạ, sợi cước trong bàn chải đánh răng, sợi lá cây thông Noel…
Các búi xơ sợi được bác sĩ mổ lấy ra khỏi dạ dày của bệnh nhi Đ.K.V (8 tuổi, quê Tiền Giang) – Ảnh: BVCC
Bé gái Đ.K.V (8 tuổi, quê Tiền Giang) được bệnh viện tiếp nhận vào trưa 14.8 trong tình trạng lừ đừ, bứt rứt, môi tím, bụng gồng cứng, cổ mềm.
Qua khai thác bệnh sử, người nhà cho biết trước đây V. hay nuốt tóc, sợi xơ, rơm rạ, sợi cước trong bàn chải đánh răng, sợi lá cây thông Noel… Gia đình đã nhiều lần ngăn cản và có khi thấy bệnh nhi đi tiêu ra được nên không để ý.
Video đang HOT
Cách nhập viện 3 ngày, V. sốt, ói 3-4 lần, tiêu phân vàng 1 lần, ăn uống kém, bụng chướng nhẹ, không điều trị gì. Sau đó, bệnh nhi ăn uống kém hơn, ói, bụng chướng tăng dần và sốt nên gia đình đã đưa bé đến bệnh viện địa phương khám.
Các bác sĩ ở đây chẩn đoán bệnh nhi bị viêm phúc mạc nghĩ do thủng tạn /tứ chứng Fallot và chuyển Bệnh viện Nhi đồng 1. Tuy nhiên, trên đường chuyển lên tuyến trên, bệnh nhi thở mệt, tay chân lạnh nên ghé khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Bác sĩ Tiến cho biết, bé gái này có tiền căn tim bẩm sinh tứ chứng Fallot phát hiện từ sau sinh. Các bác sĩ tiến hành siêu âm bụng thì phát hiện dịch ổ bụng lượng nhiều có hồi âm, hơi tự do khắp bụng. Bệnh nhi được chẩn đoán viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng – tứ chứng Fallot chưa can thiệp, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng.
Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành hỗ trợ hô hấp, truyền dịch chống sốc, kháng sinh phổ rộng. Sau khi hội hội chẩn ngoại khoa, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cấp cứu.
“Trong quá trình phẫu thuật, chúng tôi phát hiện ở bụng có nhiều dịch đục và giả mạc trào ra. Ê kíp tiến hành đưa toàn bộ ruột ra ngoài kiểm tra thấy ruột non và đại tràng hồng hào viêm nhẹ, khẩu kính bình thường, có giả mạc bám lên. Dạ dày dãn rất to, sờ thấy trong lòng dạ dày có khối cứng chắc khoảng 30×20cm, phía bờ cong nhỏ dạ dày có 1 lỗ thủng 2×2cm, có nhiều giả mạc đến bám vào, thành dạ dày vị trí thủng viêm dày. Tiến hành mở dạ dày ở phía bờ cong lớn khoảng 5cm. Khi lấy ra rất nhiều tóc, sợi rơm, sợi xơ, sợi cước… mùi tanh hôi”, bác sĩ Tiến cho biết.
Sau khi tiến hành lấy hết toàn bộ dị vật trong lòng dạ dày, bơm rửa dạ dày đến nước trong, các bác sĩ tiến hành xén mép khâu lại lỗ thủng phía bờ cong nhỏ 1 lớp Vicryl 3.0 mũi rời. Khâu lại vị trí mở dạ dày ở bờ cong lớn Vicryl 3.0 mũi liên tục, 2 lớp. Rửa bụng từng vùng đến nước trong, kiểm tra không thấy bất thường khác. Đặt ống dẫn lưu túi cùng Douglas.
Sau mổ bệnh nhi được chuyển khoa Hồi sức ngoại điều trị tiếp tục thở máy, an thần, vận mạch, kháng sinh, hỗ trợ dinh dưỡng.
Nhiễm trùng huyết nguy kịch do kiến lửa cắn
Ngày 12/7, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (tại TP Cần Thơ) cho biết vừa cứu sống một trường hợp nhiễm trùng huyết nguy kịch do kiến lửa cắn.
Bác sĩ thăm khám cho bà M.T.L.
Trước đó, bà M.T.L (57 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang) ra vườn hái chôm chôm để bán. Trong lúc hái chôm chôm, bàn tay trái của bà L cầm trúng ổ kiến lửa và bị kiến cắn. Một ngày sau, bà L sốt, bàn tay trái bị sưng đau. Bà L mua thuốc uống nhưng không giảm nên được người nhà đưa đến bệnh viện Hoàn Mỹ khám và nhập viện điều trị.
Lúc nhập viện, bà L sốt cao, tụt huyết áp, sưng đau bàn tay trái. Qua thăm khám, bác sĩ chuẩn đoán người bệnh sốc nhiễm trùng từ viêm mô bào bàn tay trái.
Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã tiến hành kích hoạt Code Sepsis (Quy trình cấp cứu người bệnh nghi ngờ nhiễm trùng huyết) và xử trí nhanh cho người bệnh bằng hạ sốt giảm đau, kháng sinh, ổn định huyết áp, xét nghiệm máu, cấy máu. Người bệnh nhanh chóng được sử dụng kháng sinh Sau đó, người bệnh được hội chẩn với các chuyên khoa đưa ra hướng điều trị tiếp theo.
Sau khi được cấp cứu tạm ổn định, người bệnh đã được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc (ICU) để điều trị tích cực. 3 ngày sau, tình trạng người bệnh đã ổn định và được chuyển đến nội trú để điều trị tiếp trong 3 ngày trước khi xuất viện.
Bàn tay bị kiến cắn.
Theo BS. CKI. Nguyễn Thanh Dùng (Bác sĩ đã cấp cứu cho người bệnh) cho biết, các loại côn trùng có ngòi như ong, kiến...với nọc độc có thể gây phản ứng độc cục bộ cho cơ thể và gây dị ứng ở những người nhạy cảm trước đó. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào liều nọc độc và mức độ nhạy cảm trước đây của người bệnh. Trường hợp phản vệ có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc.
Với những trường hợp phản vệ, nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ bị co thắt phế quản gây suy hô hấp, phù phổi cấp, giãn toàn bộ hệ thống mao mạch gây trụy mạch dẫn đến tử vong.
Qua trường hợp người bệnh này, bác sĩ cũng khuyến cáo người dân đừng chủ quan với những vết cắn hoặc trầy xước nhỏ trên cơ thể, đặc biệt trên cơ địa người có bệnh nền mãn tính như đái tháo đường , tăng huyết áp, bệnh khớp...
Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng, nguy kịch Bệnh nhân nữ B.C.Đ (65 tuổi, ngụ quận 11, TP.HCM) đau bụng, tiêu chảy kèm sốt cao, được chẩn đoán viêm dạ dày - ruột, nhập viện tại một bệnh viện ở TP.HCM. Hai ngày sau đó, tình trạng trở nặng, người bệnh sốt cao, khó thở nhiều, lừ đừ, tình trạng tiêu chảy vẫn tiếp diễn. Ngày thứ 3, bệnh nhân được...