Bé bị nôn,trớ
Sau khi ăn hết bữa, bé chỉ cần há miệng là nôn hết thức ăn ra. Điều đó khiến cha mẹ bé lo lắng, nhất là khi không tìm được nguyên nhân gây nôn, trớ ở bé.
Do ăn uống: Nôn, trớ đơn thuần thường liên quan đến việc cha mẹ cho bé ăn uống không đúng cách như ép bé ăn quá nhiều, cho bé bú quá no và đặt bé nằm ngay sau khi bú, hoặc bắt đầu ăn dặm nhưng không cho bé ăn từ ít đến nhiều… Nếu bé nôn do “quá tải” đồ ăn, thức uống thì trông bé vẫn bình thường, khác với việc bé nôn do mắc một bệnh nào đó hoặc do “rối loạn”. Ở trường hợp này chỉ cần điều chỉnh số lượng ăn và cách cho ăn, bé sẽ khỏe ngay!
Dị ứng sữa bò: Thường xuất hiện trong vòng sáu tháng tuổi do hệ miễn dịch của bé phản ứng với thành phần đạm trong sữa. Bé có thể có các triệu chứng từ nhẹ như: ói mửa, bứt rứt khó chịu, quấy khóc thường xuyên, đau bụng, đi cầu phân lỏng… đến nặng và thấy cấp kỳ như: ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù… BS Nguyễn Thị Hoa – BV Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết: “Khi bé bị dị ứng sữa cần đổi sang uống sữa mẹ, sữa đậu nành…”.
Nếu bé bị dị ứng sữa mà dùng sữa mẹ thì mẹ cũng không nên uống sữa bò, vì có thể khiến bé bị dị ứng. Cần báo cho người chăm sóc bé như: người trông trẻ, cô giáo, ông bà… về tình trạng dị ứng của bé. Ghi rõ tình hình dị ứng của bé trong các hồ sơ sức khỏe khi bé nhập học, để tránh dùng các loại thực phẩm chứa sữa bò và cấp cứu kịp thời khi xảy ra dị ứng.
Thiếu canxi: Ít ai ngờ thiếu canxi cũng làm bé nôn ói. Một bà mẹ nói về triệu chứng của con mình như sau: “Bé được hai tháng tuổi mà nằm không yên, hay vặn người vào buổi tối. Bú sữa có khi trớ ra một tí nhưng sau đó bé ói thành dòng, mỗi lần ói là mắt mũi đỏ ké, mắt trợn trợn lên. Bé rất khó ngủ, đêm dỗ mãi mới ngủ, đang ngủ lại khóc thét lên, ngủ chập chờn”.
Bé sau khi sinh bị thiếu canxi thường dễ bị nấc cụt, trớ sữa. Theo BS Nguyễn Công Viên – Phòng khám đa khoa quốc tế Viện Tim – Hiệp hội Alain Carpentier (CMI), canxi có nhiều trong sữa nhưng vấn đề là cơ thể phải có đủ vitamin D để giúp hấp thu canxi từ sữa và thực phẩm. Nguồn này có được một phần từ sữa mẹ, sữa công thức nhưng vẫn không đủ. Do đó, phải bổ sung bằng các biện pháp như: phơi nắng, uống vitamin D.
Video đang HOT
Bệnh ở đường hô hấp: Một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột non hoại tử… cũng gây nôn trớ ở trẻ. Khi bị các bệnh này bé thường nôn trớ có kèm sốt cao, bứt rứt, quấy khóc, cần đưa bé đi bác sĩ để điều trị, hết bệnh bé sẽ hết nôn trớ.
Cấp cứu khi bị nôn trớ: Mỗi lần bé trớ cần cho bé nghiêng sang một bên để sữa không vào phổi. Bé trớ xong thì úp bé xuống, để nằm trên đùi dốc đầu xuống thấp vỗ lưng cho ra hết phần trớ. Nôn trớ vài lần không ảnh hưởng gì tới sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Tuy nhiên, nôn trớ cũng có thể trở nặng và gây tử vong, vì thế cần đưa đi bệnh viện ngay khi thấy những dấu hiệu: nôn trớ kèm sốt cao, nôn kèm tiêu chảy mất nước nhiều…
Phương Nam
Theo PNO
Cách xử trí nôn trớ ở trẻ
Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ. Muốn xử trí tốt hiện tượng này trước hết phải tìm rõ nguyên nhân của nó.
Nôn: hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đưa hết ra ngoài do sự co bóp của dạ dày phối hợp với co bóp của cơ hoành và thành bụng.
Trớ: hiện tượng một lượng thức ăn bị trào ra khỏi miệng ngay sau bữa ăn hoặc trong bữa ăn. Đây là hiện tượng sinh lý trong vòng 6 tháng đầu không cần phải điều trị.
Các nguyên nhân
Nôn là triệu chứng của một số bệnh:
Ngoài triệu chứng nôn trẻ còn có các triệu chứng khác đặc trưng của từng bệnh, đây là những trường hợp nôn đột xuất không phải thường xuyên.
Nôn, trớ là hiện tượng sinh lý trong vòng 6 tháng đầu không cần phải điều trị.
- Nôn trong một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, ngoài triệu chứng nôn trẻ thường kèm theo: sốt, ho, khó thở.
- Nôn trong ỉa chảy cấp: ngoài nôn trẻ kèm theo tiêu chảy, mất nước.
- Nôn trong các bệnh não màng não, viêm màng não mủ, u não, áp xe não: ngoài nôn trẻ kèm theo các triệu chứng: co giật, sốt, hôn mê, thóp phồng (trẻ dưới 12 tháng).
- Nôn trong ngộ độc thức ăn: trẻ kèm theo đi ỉa, đau bụng, dấu hiệu nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
- Nôn trong các bệnh ngoại khoa: tắc ruột, lồng ruột: ngoài dấu hiệu nôn trẻ kèm theo cơn khóc thét do đau bụng, bụng chướng, bí trung, đại tiện, hoặc đi ngoài ra máu trong lồng ruột.
- Nôn do hẹp ruột bẩm sinh, phì đại môn vị hẹp thực quản: Nôn xuất hiện sớm trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh, hầu như bữa nào cũng nôn, nôn ngay sau khi ăn hoặc 1 vài giờ, cần được phát hiện sớm để điều trị bằng phẫu thuật.
Nôn thường xuyên
Ngoài triệu chứng nôn trẻ không có các triệu chứng khác kèm theo thường do các nguyên nhân sau:
Sai lầm về ăn uống: Ăn quá nhiều, quá no do trẻ nuốt quá nhiều không khí khi ngậm vú giả hoặc bú bình không nghiêng cho sữa ngập cổ bì ăn xong đặt trẻ nằm ngay do quấn tã bụng quá chặt do rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn co bóp dạ dày.
Xử trí khi trẻ bị nôn
Nếu trẻ nôn đột xuất và kèm theo các triệu chứng khác của từng bệnh thì phải đưa ngay trẻ đi bệnh viện.
Nôn do sai lầm ăn uống:
- Không ép trẻ ăn quá no.
- Khi bú chai: cầm nghiêng chai sữa 450 cho sữa ngập hết cổ chai sữa.
- Không cho trẻ ngậm đầu vú giả.
Nôn do rối loạn thần kinh thực vật:
- Sau khi ăn bế vác trẻ đứng thẳng 10 - 15 phút.
- Không quấn rốn quá chặt.
Dùng thuốc ức chế co thắt dạ dày:
- Cồn Benando: 1 - 3 giọt/ngày.
- Atropin dung dịch 1/1000: 2 giọt trước khi ăn.
- Gacdenan: 0,01g x 4 lần/ngày.
Cần theo dõi trọng lượng của trẻ nếu không tăng cân hoặc sụt cân cần đưa khám bác sĩ để kiểm tra lại chẩn đoán.
Theo SK&ĐS
Những nơi bẩn nhất trên cơ thể người Tạp chí "Prevention" của Mỹ đã chỉ ra 4 bộ phận bẩn nhất trên cơ thể người. Nếu chúng ta không chú ý vệ sinh triệt để sẽ rất dễ sinh bệnh. Da đầu Mỗi mm2 da đầu có khoảng một triệu con vi sinh vật, trong đó nhiều nhất là ở nang tóc. Chúng thích sống trong lớp biểu bì của da...