Bé 16 tháng tuổi hôn mê sâu do đuối nước
Theo thống kê, mỗi năm, trung bình ở nước ta có khoảng 6.400 người bị đuối nước, trong đó khoảng 3.500 trường hợp là trẻ em.
Thông tin từ khoa Cấp Cứu – Trung tâm Sản Nhi Phú Thọ, sáng 26/2/2020 tiếp nhận 1 trường hợp bệnh nhi 16 tháng tuổi (Tam Nông – Phú Thọ) trong tình trạng hôn mê, da và niêm mạc tím tái nhiều, đã được cấp cứu đặt ống nội khí quản tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông.
Bệnh nhi đang được điều trị tích cực tại Khoa Cấp cứu – Trung tâm Sản Nhi.
Gia đình bệnh nhi cho biết, vào buổi sáng cùng ngày, trong lúc chơi đùa cùng anh trai ở nhà, bé bị ngã xuống ao. Khi được gia đình phát hiện và đưa lên khỏi mặt nước, trẻ đã tím tái nhiều, ý thức lơ mơ, nước trào ra nhiều qua mũi, miệng và ngay lập tức được đưa đến cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện. Tuy nhiên, gia đình chưa xác định được chính xác thời điểm trẻ ngã và đã rơi xuống nước trong bao lâu.
Video đang HOT
Tại Trung tâm Sản Nhi, qua thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng kết hợp kết quả chụp tim, phổi cho thấy, hình ảnh mờ lan tỏa toàn bộ 2 phế trường phổi, độ bão hòa oxy trong máu rất thấp, bệnh nhân được xác định bị suy hô hấp và suy tuần hoàn nặng do đuối nước. Bệnh nhi đã ngay lập tức được điều trị tích cực bằng phương pháp thở máy mode ARDSnet, dùng các thuốc vận mạch, kiểm soát bilan dịch, nuôi dưỡng tĩnh mạch… Đến thời điểm hiện tại, bệnh nhi vẫn trong tình trạng nguy kịch.
ThS.BS Nguyễn Đức Long, Trưởng khoa Cấp cứu, Trung tâm Sản Nhi Phú Thọ khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần giám sát trẻ cẩn thận, nhất là trong thời điểm trẻ được nghỉ học do dịch bệnh Covid-19; cần quan sát kỹ trẻ khi đến nơi có nước và không để trẻ dưới 6 tuổi ở một mình trong bồn tắm; cần làm rào, nắp đậy chắc chắn, lấp kín những ao hồ không cần thiết; đồng thời cho trẻ em học bơi và nâng cao kỹ năng phòng tránh, sơ cứu đuối nước ở mọi lứa tuổi.
Theo baodansinh
Cứu đôi chân cho chàng trai bị tai nạn giao thông
Nam bệnh nhân 27 tuổi nhập viện Đa khoa Phú Thọ trong tình trạng hôn mê sâu, mất nhiều máu, chân dập nát.
Bệnh nhân bị tai nạn giao thông, vào viện không có người thân đi cùng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân chấn thương sọ não, gãy hở độ III xương cẳng chân phải. Tình trạng chấn thương sọ não tạm thời chưa phải can thiệp, song xương cẳng chân dập nát mất mạch, có nguy cơ phải cắt cụt 1/3 dưới cẳng chân phải.
Bác sĩ Nguyễn Văn Bảy - Trưởng khoa Chấn thương I cho biết, sau hội chẩn liên Khoa Chấn thương I và Phẫu thuật tim mạch - Lồng ngực, các bác sĩ quyết định phẫu thuật kết hợp xương bằng khung ngoại vi và nối mạch cẳng chân, cố gắng giữ đôi chân cho chàng trai trẻ.
Ảnh chụp X-quang chân bệnh nhân trước và sau phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Người bệnh sốc đa chấn thương, mất máu rất nhiều dẫn đến rối loạn đông máu, rối loạn chức năng nhiều cơ quan. Kíp phẫu thuật phải truyền gần 2 lít máu cho người bệnh, sau đó lọc máu liên tục tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc.
Ngày 14/2 sức khỏe bệnh nhân tạm thời ổn định. Kết quả chụp X-quang chân xương thẳng, tuần hoàn ngọn chi tốt, vết thương còn một ít dịch.
Sức khỏe bệnh nhân ổn định sau phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Hiện tại người bệnh đã có thể tự sinh hoạt được.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Kém ăn kèm nôn nhiều, bé gái 7 tuổi bị u nang ống mật chủ Bệnh lý u nang ống mật chủ lúc đầu thường có biểu hiện không đặc hiệu. Gia đình cần cảnh giác, khi bé xuất hiện các cơn đau bụng, nôn nên đến cơ sở chuyên khoa khám ngay. Các bác sĩ khoa Ngoại nhi tổng hợp, Trung tâm Sản Nhi Phú Thọ đã thực hiện phẫu thuật thành công cắt bỏ u nang...