Bầu bí cấm nhịn tiểu!
Nhịn tiểu nhiều có thể khiến mẹ bầu suy thai, sinh non hoặc viêm đường tiết niệu.
Hầu như khi mang thai chị em nào cũng cảm thấy khó chịu vì phải liên tục chạy vào nhà vệ sinh. Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm phổ biến nhất, bắt đầu từ khoảng tuần thứ 6 trong giai đoạn thai kỳ đầu tiên. Nhiều chị em nhịn tiểu do ngại đi vào WC nhiều mà không biết rằng nhịn tiểu có rất nhiều tác hại.
Nhịn tiểu có thể gây suy thai
Ngày sinh cu Tin, mình đau chuyển dạ lúc nửa đêm. Chồng đưa mình vào đến Phụ Sản Hà Nội lúc 12h30. Vào phòng cấp cứu, mấy chị hộ sinh khám bảo mình đã có ối, và mở 1 phân. Mình làm thủ tục nhập viện và theo một chị y tá dẫn lên phòng chờ đẻ.
Vào phòng đó, mình phải chạy máy. Các chị nữ sinh nhắc mình hít thở sâu để cho con thở. Theo lời các chị, mình cũng chịu khó hít thở sâu. Nằm được khoảng 1 tiếng thì mình buồn đi tiểu. Các chị hộ sinh có nhắc buồn đi tiểu thì cứ đi luôn ở đó. Nhưng lúc ấy vì bị tâm lý nên mình không sao đi được ở đó. Lúc sau có chị hộ sinh qua kiểm tra cho mình thì hốt hoảng khi thấy tim thai xuống quá thấp. 70 lần/phút. Chị ấy gọi cho bác sĩ trực và giúp mình thông tiểu. Bác sỹ đến bảo mình hít thở sâu vào cho con thở và mắng mình buồn đi tiểu không đi, không đi được phải kêu để các chị giúp chứ. Lúc ấy mình sợ quá chỉ biết làm theo lời bác sĩ dặn. Lúc sau, tim thai cũng đã tăng lên một chút nhưng bác sĩ bảo tình hình này rất khó sinh thường và nên mổ sớm nếu không sẽ nguy hiểm cho thai.
Vậy là mình vào phòng mổ. Nẵm trên bàn chở mổ mà mình nghĩ thương con quá, thương con bao nhiêu lại trách bản thân mình bấy nhiêu. Chỉ vì mình nhịn đi tiểu mà suýt hại con. May sao, Tin ra đời cũng khỏe mạnh.
Từ kinh nghiệm của mình, các mẹ rút kinh nghiệm nhé. Bầu bí cần phải uống nhiều nước và đừng ngại đi tiểu, nhịn tiểu sẽ rất có hại cho cả mẹ và bé đấy. Nhịn tiểu sẽ dẫn đến suy thai như, vô cùng nguy hiểm.
Video đang HOT
Nhịn tiểu nhiều có thể khiến mẹ bầu suy thai, sinh non hoặc viêm đường tiết niệu. (ảnh minh họa)
Nhịn tiểu có thể dẫn đến sinh non
Khi có dấu hiệu buồn đi tiểu, mẹ bầu đừng chần trừ vì để lâu sẽ rất dễ bị viêm bàng quang. Khi bị viêm bàng quang sẽ kích thích tử cung và gây ra các cơn co thắt. Ngoài ra, nhịn tiểu cũng tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu – một nguyên nhân dẫn đến các cơn co thắt dấn đến nguy cơ sinh non.
Nhịn tiểu dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là khi vi khuẩn xâm nhập bàng quang hay thận và sinh sôi nẩy nở rồi gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, cuối cùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến từng cơ quan của hệ tiết niệu. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nhiều chị em ngại phải chạy vào toilet nhiều mà dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu. Nhịn tiểu lâu làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng tiết niệu, vì niệu đạo ngắn, hơn nữa xung quanh niệu đạo có nhiều nguồn vi trùng (hậu môn, âm đạo) có thể giúp chúng ngược dòng lên trên gây nhiễm trùng.
Theo Khám Phá
Tuổi chuẩn nhất để thụ thai: chỉ có 10 năm!
Thời kỳ "hoàng kim" để các mẹ bầu mang thai cũng chỉ có 10 năm, nắm bắt đúng thời gian này, các mẹ bầu sẽ dễ dàng sinh ra những đứa con khỏe mạnh và thông minh.
Tử cung là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhai nhi. Theo độ tuổi của người mẹ, tử cung cũng có những thay đổi rõ rệt. Chính vì vậy, thời kỳ "hoàng kim" để các mẹ bầu mang thai cũng chỉ có 10 năm. Nắm bắt đúng thời gian này, các mẹ sẽ dễ dàng sinh ra những đứa con khỏe mạnh và thông minh.
Phụ nữ qua tuổi 30, việc thụ thai rất chậm
Thời kỳ kinh nguyệt: Trong cuộc đời một người phụ nữ, trung bình sẽ có 400-500 trứng có thể trưởng thành và bị bài trừ khỏi cơ thể, mỗi tháng sẽ có khoảng 1- 2 trứng rụng. Như vậy thời kỳ có kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài khoảng 30 năm. Trong thời gian đó, khả năng sinh sản của phụ nữ lớn nhất ở độ tuổi 25; sau 30 tuổi, khả năng sinh sản giảm một cách từ từ và sau 35 tuổi sẽ giảm mạnh.
Ngoài ra, khi người phụ nữ tuổi càng cao thì khả năng dãn tĩnh mạch và tích trữ nước trong quá trình mang thai càng lớn. Tỷ lệ sinh non có mẹ ngoài 40 tuổi tăng từ 6% đến 16%. Nguy cơ sinh mổ sẽ tăng gấp đôi nếu bạn có con khi bạn ngoài 40. Sẩy thai vào 3 tháng đầu cũng là nguy cơ dễ gặp đối với phụ nữ lớn tuổi.
Ngược lại, khi những thiêu nữ mang thai ở độ tuổi vị thành niên, mặc dù không phải đẻ mổ như các sản phụ lớn tuổi khác, như kích thước khung xương chậu chưa hoàn thiện của các em gái là điều đáng lo ngại.
Ngược lại, khi những thiêu nữ mang thai ở độ tuổi vị thành niên, mặc dù không phải đẻ mổ như các sản phụ lớn tuổi khác, như kích thước khung xương chậu chưa hoàn thiện của các em gái là điều đáng lo ngại. (ảnh minh họa)
Tuổi đời càng lớn càng dễ mắc bệnh về tử cung
Tử cung là nơi thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng cho mỗi người mẹ, nhưng cũng là nơi rất dễ mắc bệnh, nhất là người phụ nữ đã có tuổi. Các nghiên cứu đã cho thấy, những người phụ nữ độ tuổi 35-50, đã từng sinh đẻ nhiều, hoạt động tình dục sớm (trước 17 tuổi) hay có nhiều bạn tình dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Cho dù hiện nay, căn bệnh này có thể được chữa trị, nhưng cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người mẹ và thai nhi.
Làm thế nào để bảo vệ tử cung
Cùng với sự đi lên của xã hội, những người phụ nữ hiện đại cũng càng đề cao sự nghiệp và sự tự do. Sinh con trước 30 tuổi là tốt nhất, vậy thì những người phụ nữ sau 30 tuổi mới lấy chồng hay không muốn có con trước 30 thì sao? Câu trả lời là, nếu như bạn biết bảo vệ sức khỏe đúng cách và sinh đẻ có kế hoạch, bạn vẫn hoàn toàn có thể sinh ra những thiên thần khỏe mạnh và thông minh. Dưới đây là một vài biện pháp giúp bạn bảo vệ tử cung của mình:
Xây dựng đời sống sex lành mạnh
Sex lành mạnh có thể hiểu đơn giản là không dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và không lây nhiễm các căn bệnh qua đường tình dục như: lậu, giang mai, HIV/AIDS... Việc sinh hoạt với một bạn tình duy nhất, không tiếp xúc cơ thể với máu, chất dịch âm đạo và tinh dịch từ người này sang người khác sẽ ngăn chặn sự lây truyền các căn bệnh gây hại cho tử cung của bạn. Ngoài ra, những việc như nạo thai, thai chết lưu... cũng là kẻ thù cho tử cung của bạn, gây khó khăn cho việc mang thai lần sau.
Kiểm tra phụ khoa định kỳ
Nhiều người cho rằng, chỉ phụ nữ đã kết hôn mới có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, nhưng thực tế cả những người phụ nữ chưa có quan hệ tình dục cũng nên thường xuyên đi khám. Cứ 6 tháng tới 1 năm, bạn nên tới bác sĩ khám một lần, sớm phát hiện bệnh lý.
Tránh ăn quá nhiều thực phẩm mang tính hàn
Trung y cho rằng, cơ thể phụ nữ mang tính âm. Khi thực phẩm lạnh đi vào cơ thể, làm mất dương khí, gây hại cho tử cung. Những thực phẩm này không chỉ bao gồm thức ăn ở nhiệt độ thấp, mà còn bao gồm cả những loại thực phẩm bản chất mang tính hàn, như: dưa hấu, lê, đậu xanh, mướp đắng...
Theo Khám Phá
7 điều nên làm đầu tiên khi biết mình có thai Bạn đang băn khoăn không biết cần làm những gì khi phát hiện ra mình đang mang thai? Hãy thực hiện theo các gợi ý sau để tăng cơ hội mang thai khỏe mạnh. 1. Gặp bác sĩ Đây là điều đầu tiên trong danh sách những việc bạn cần làm khi biết mình đang mang thai. Có nhiều lý do vì sao...