‘Bật mí’ top thực phẩm mẹ ăn, thai nhi cao lớn
Để con phát triểu chiều cao tối đa từ trong bụng mẹ cũng như sau khi ra đời, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Sinh ra một đứa con khỏe mạnh, cao lớn là mong ước của tất cả các cặp đôi. Việc này tưởng khó nhưng vô cùng đơn giản. Theo các chuyên gia khoa sản, chế độ ăn uống trong thai kỳ của mẹ là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mẹ cần có một chế độ ăn uống khoa học, đẩy đủ dưỡng chất như axit folic, canxi, sắt… và chớ bỏ qua những thực phẩm dưới đây:
Trứng
Trứng là loại thực phẩm giá rẻ nhưng lại dồi dào dưỡng chất như protein, choline – rất quan trọng cho sự phát triển trí não của thai nhi và giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống. Tuy nhiên, để có được những lợi ích trên, mẹ bầu nên ăn trứng thường xuyên, 3-4 quả/tuần và phải ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng vì choline có trong lòng đỏ trứng.
Trứng là loại thực phẩm giá rẻ nhưng lại dồi dào dưỡng chất như protein, choline – rất quan trọng cho sự phát triển trí não của thai nhi và giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh. (Ảnh: Internet)
Cá hồi
Axit béo omega-3 (hay còn gọi là DHA và EPA) trong cá giúp não em bé phát triển và thông minh hơn. Đồng thời nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất này trong thời gian mang thai giúp nâng cao kỹ năng vận động và tốt cho hệ thần kinh của trẻ. Omega-3 còn tốt cho sự phát triển mát của em bé. Bạn lo lắng sợ cá hồi sẽ chứa lượng thủy ngân cân? Tuy nhiên, hãy yên tâm nhé, vì cá hồi chưa lượng thủy ngân rất thấp và được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Bà bầu cần ăn đủ 350gam/tuần để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Thêm vào đó, bạn có thể ăn thêm quả óc chó và hạnh nhân cũng chứa dưỡng chất omega-3.
Hạt đậu
Nếu bạn là người ăn chay hoặc không thích ăn thịt thì đậu và các sản phầm từ đậu là lựa chọn hoàn hảo. Đậu và đậu lăng là nguồn tuyệt vời của protein, sắt cũng như chất xơ, folate và canxi. Đậu là nguồn thực phẩm tốt cho mẹ và bé vì nó chứa các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật. Đậu cũng rất giàu kẽm – một khoáng chất cần thiết giúp giảm nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân hoặc kéo dài việc chuyển dạ. Các thực phẩm chứa nhiều kẽm khác là thịt gà, sữa, ngũ cốc, hạt điều, đậu Hà Lan, cua và sò.
Khoai lang
Khoai lang chứa đầy đủ các chất xơ, vitamin B6, kali (thậm chí nhiều hơn trong chuối), vitamin C, sắt cũng như đồng và beta-carotene. Beta carotene – một chất chống oxy hóa mà cơ thể chuyển đổi thành vitamin A rất dồi dào trong khoai lang. Và mẹ bầu cũng cần biết rằng vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển mắt, xương và da của em bé. Bên cạnh đó, khoai lang cũng giúp bổ sung lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể trong thời gian mang thai. Và loại thực phẩm này có chứa đồng – một khoáng chất giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Nhiều bằng chứng khoa học còn khẳng định, khoai lang giúp bà bầu giảm triệu chứng táo bón – căn bệnh phổ biến khi bầu bí. Bạn có thể thưởng thức khoai lang với những món ăn như nướng, chiên hoặc nghiền làm bánh.
Ngũ cốc Thực phẩm làm từ ngũ cốc như mì ống, bánh mì, ngũ cốc ăn sáng rất giàu axit folic. Một lát bánh mỳ chứa 60mcg axit folic. Vì vậy các mẹ bầu nên cố gắng ăn kèm bánh mỳ với các lọa thức ăn giàu folate như bông cải xanh, rau bina… để lượng axit folic hấp thu vào cơ thể được nhiều hơn.
Video đang HOT
Khoai lang chứa đầy đủ các chất xơ, vitamin B6, kali (thậm chí nhiều hơn trong chuối), vitamin C, sắt cũng như đồng và beta-carotene. (Ảnh: Internet)
Rau lá xanh
Rau lá xanh có chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng cần thiết. Những chất dinh dưỡng này đặc biệt tốt cho bà mẹ và thai nhi vì ngoài tất cả các chất chống oxy hóa, rau lá xanh còn cung cấp canxi, chất xơ, kali, vitamin A và folate. Vitamin A trong rau lá xanh giúp phát triển thị lực, xương và da cho bé. Vì vậy, mẹ bầu đừng nên bỏ qua thực phẩm rất phổ biến lại giàu dưỡng chất này. Những loại rau lá xanh đậm nên có trong bữa ăn hàng ngày là rau bina, bông cải xanh, măng tây và cải xoăn.
Hạt óc chó
Loại hạt này có thể giúp thai phụ bổ sung Vitamin E, Omega-3, các loại axit hữu cơ và phốt pho. Đặc biệt loại axit hữu cơ có trong loại hạt này có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi. Nếu phụ nữ mang thai kiên trì ăn óc chó trong một thời gian dài chắc chắn em bé sinh ra sẽ rất thông minh. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng mỡ phốt pho có trong nhân quả óc chó rất tốt cho các tế bào thần kinh và đặc biệt thúc đẩy quá trình tạo máu và làm liền miệng vết thương. Vì vậy, không ngạc nhiên khi hạt óc chó luôn nằm trong danh mục thực phẩm mà các bác sĩ khuyên các bà bầu nên sử dụng để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Hạt óc chó có thể giúp thai phụ bổ sung Vitamin E, Omega-3, các loại axit hữu cơ và phốt pho. (Ảnh: Internet)
Thịt nạc
Cơ thể của mẹ cần nhiều hơn protein khi mang thai (cần thêm khoảng 25gram/ngày) để giúp thai nhi phát triển và mẹ bầu được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bà bầu cũng rất cần bổ sung sắt. Không cung cấp đủ khoáng chất này có thể làm giảm sự phát triển của bé và làm tăng nguy cơ sinh non, sinh thiếu cân. Bạn biết rằng, sắt rất quan trọng cho mẹ bầu để hình thành lên tế bào máu ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Trong thời gian mang thai, khối lượng máu trong cơ thể tăng lên (khoảng 27mg/ngày) vì vậy mẹ bầu cần bổ sung thịt nạc trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, thịt nạc còn là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin B6 giúp cho mô và sự phát triển trí não của em bé đồng thời giảm tình trạng ốm nghén của mẹ; vitamin B12 giúp duy trì dây thần kinh khỏe mạnh.
Theo Khampha
Chẳng lo sụt cân vì ốm nghén!
Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp chị em mới mang bầu không phải quá lo lắng đến triệu chứng ốm nghén.
Ốm nghén là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ đặc biệt 3 tháng đầu và nó ảnh hưởng đến khoảng 80% phụ nữ mang thai. Ốm nghén có nhiều mức độ khác nhau, có những mẹ chỉ cảm thấy mệt mỏi, nôn ói 1-2 lần trong ngày nhưng cũng có những mẹ nôn ói cả ngày, không thể ăn uống được gì dẫn đến giảm cân trầm trọng.
May mắn là có rất nhiều cách hay giúp chị em bầu giảm bớt triệu chứng này. Nếu mẹ cũng đang "khổ sở" vì ốm nghén thì hãy tham khảo những "bí kíp" dưới đây:
Ăn ít nhưng đều đặn
Một trong những tác nhân gây nên buồn nôn/chóng mặt là xuất phát từ việc bị đói. Khi có thai, bà bầu thường đòi hỏi nhiều thức ăn hơn (để dành cho thai nhi) nên điều quan trọng là phải ăn các bữa ăn nhỏ với tần suất dày hơn bình thường để giữ lượng đường trong máu cân bằng, dạ dày không bao giờ bị đói.
80% phụ nữ mang thai bị ốm nghén ở những mức độ khác nhau. (ảnh minh họa)
Chỉ uống vitamin khi đã ăn no
Bà bầu cần vitamin nhiều hơn bình thường nhưng nếu uống vitamin khi đói cũng sẽ rất dễ bị buồn nôn. Đặc biệt, uống các viên sắt khi đói lại càng khiến bạn cảm giác khó chịu.
Uống ít nhất 1,5 lit nước mỗi ngày
Mất nước có thể gây ra tình trạng khử nước trong cơ thể làm bà bầu bị đau đầu, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt. Nước cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ vì tình trạng khử nước có thể kích thích dạ con co bóp, dẫn tới sẩy thai. Do đó, mẹ bầu cần uống ít nhất 1,5 lit nước mỗi ngày để cơ thể đủ nước và ngăn chặn nôn mửa. Ngoài ra, cũng nên uống từng ít một thay vì uống quá nhiều nước trong 1 lần. Các loại nước khoáng có gas có thể sẽ giúp dạ dày của bạn dễ tiêu hóa hơn.
Ngủ nhiều nhất có thể
Cơ thể bị suy yếu do kiệt sức sẽ làm giảm khả năng chống chọi buồn nôn, vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt. Hạn chế căng thẳng vì ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn mệt hay quá lo lắng, stress. Bên cạnh đó, để tránh chóng mặt, cố gắng từ từ rời khỏi giường vào mỗi sáng.
Ăn gừng/mứt gừng
Gừng là vị thuốc tự nhiên chống buồn nôn rất tốt. Hãy ăn gừng tươi, mứt gừng hoặc uống trà gừng mỗi khi bạn có cảm giác khó chịu, buồn nôn.
Uống vitamin vào buổi tối
Nếu bạn phát hiện mình khó chịu sau mỗi lần uống vitamin, ngay cả khi đã ăn no thì hãy thử uống vitamin vào buổi tối, trước khi đi ngủ (đương nhiên là sau khi ăn) để thử xem bạn có dễ chịu hơn không nhé!
Hãy thử những phương pháp giúp giảm ốm nghén để bớt khó chịu trong thai kỳ. (ảnh minh họa)
Ăn hoặc ngửi chanh/hạt tiêu
Giống như gừng, hạt tiêu và chanh cũng có tác dụng rất tốt để làm dịu đi cơn buồn nôn. Hãy mang theo mình một vài hạt hạt tiêu, chanh hoặc gừng để ngửi và hãy uống trà chanh/trà gừng mỗi khi bạn cảm giác khó chịu.
Tránh ngửi các mùi gây buồn nôn
Mùi khó chịu (từ bất kể thứ gì bao gồm cả thức ăn) là một trong những nguyên nhân chính gây buồn nôn. Hãy tự mình ghi chép/chú ý tới các mùi gây buồn nôn cho bản thân mình và tránh xa các nguồn phát mùi này.
Ăn thức ăn giàu carbohydrates và protein
Hãy tin vào cơ thể của mình và lắng nghe xem cơ thể của bạn muốn ăn gì. Nhiều khi các bà mẹ hay ăn theo thói quen ăn nhiều thịt trong khi đó carbohydrates và protein mới thực sự giúp bạn có thể điều hòa được lượng đường trong máu, giảm các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt.
Đương nhiên, trong trường hợp bạn cảm thấy quá khó chịu thì nên hỏi ý kiến của bác sỹ. Khi nôn nhiều quá, bạn sẽ bị mất nước và có thể giảm cân, hạ huyết áp gây ra tổn hại cho thai nhi. Hy vọng rằng, với các phương thức tự nhiên nói trên, bạn có thể dễ dàng giảm được các cơn ốm nghén mà không cần dùng thuốc.
Theo Khampha
Bí mật của những bà mẹ đẻ con thông minh Bổ sung đủ axit folic, chăm chỉ nói chuyện, cho con nghe nhạc... là những bí quyết giúp mẹ sinh ra những đứa con thông minh. Sinh ra được những đứa con khỏe mạnh, thông minh là mong ước của tất cả các cặp đôi, muốn vậy mẹ cần biết cách nâng cao chỉ số IQ của bé từ khi còn trong bụng....