Bật mí cho mẹ bầu thực đơn ăn uống ít vào mẹ mà con vẫn tăng cân đều đủ chuẩn, sau sinh mẹ không phải vất vả giảm cân
Dưới đây là cách ăn uống khoa học theo từng giai đoạn của thai kỳ để “vào con không vào mẹ”.
Ăn uống thế nào trong thai kỳ để vào con không vào mẹ là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu đau đầu. Bởi nếu mẹ tẩm bổ quá nhiều trong thời gian mang thai thì sau sinh lại phải vất vả giảm cân.
Do đó mẹ hãy tham khảo thực đơn cho từng giai đoạn dưới đây để biết cách ăn uống cho phù hợp.
1) Từ tuần 1 đến tuần 13
Trong giai đoạn này, thai nhi chủ yếu hình thành hệ thần kinh, chưa có nhu cầu tăng trưởng. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, kích thước của thai nhi bằng hạt đỗ, đến tháng 4 sẽ phát triển to bằng quả xoài .
Thực đơn: Trong giai đoạn này, điều quan trọng là mẹ bầu không nên ăn uống lung tung để tăng cân mà nên bổ sung một số vitamin và dưỡng chất cần thiết như axit folic, khoảng 0,4mg mỗi ngày. Bên cạnh đó mẹ hãy bổ sung vitamin và các nguyên tố vi lượng bằng cách ăn nhiều rau củ quả.
2) Từ tuần 14 đến tuần 27
Video đang HOT
Giai đoạn này thai nhi phát triển nhanh, sau khi mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu phải chú ý bổ sung canxi và protein hàng ngày vì giai đoạn này liên quan đến việc hình thành hệ xương của trẻ .
Thực đơn: Mẹ bầu nên tiêu thụ ít nhất 1000mg canxi mỗi ngày, nên ăn nhiều thịt, trứng, sữa và các chế phẩm từ đậu nành. Bạn có thể uống 400-500ml sữa mỗi ngày hoặc 500ml sữa đậu nành.
3) Từ tuần 28 đến lúc sinh
Sau 28 tuần thai đã cơ bản hoàn thiện quá trình phát triển xương, lúc này bé bắt đầu bồi đắp da thịt. Do đó mẹ bầu cần ăn nhiều tinh bột, protein.
Thực đơn: Mẹ bầu nên bổ sung một số protein chất lượng cao. Thức ăn chủ yếu hàng ngày nên bao gồm rau 400-500g, thịt 200g, sữa 400-500g, 1 quả trứng và một ít hạt.
Bạn cũng có thể ăn cá, tôm hoặc gan động vật một hoặc hai lần/tuần để bổ sung các nguyên tố vi lượng.
Có nên giảm cân bằng phương pháp cắt giảm tinh bột?
Không nên nhịn tinh bột hoàn toàn vì đây là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể hoạt động.
Hiện nay có nhiều phương pháp giảm cân, trong đó có phương pháp nhịn ăn tinh bột, đặc biệt là cơm. Vậy phương pháp này có hỗ trợ giảm cân hiệu quả và ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không?
Bạn đọc Hoàng Lan Anh (Quận Thủ Đức, TP.HCM)
BS-CK1 Trần Thị Minh Nguyệt, Phó chủ tịch HĐQT NutiFood, trả lời: Người dư thừa cân nặng là do ăn vào quá nhiều năng lượng so với nhu cầu, bên cạnh đó hoạt động thể lực ít nên không tiêu hao hết năng lượng. Năng lượng dư thừa này được cơ thể chuyển thành mỡ dự trữ, quá trình này kéo dài làm lượng mỡ ngày càng tăng, gây tăng cân nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguyên tắc giảm cân là giảm năng lượng ăn vào và tăng hoạt động thể lực để tiêu hao lượng mỡ thừa nhưng vẫn đảm bảo đủ các nhu cầu dinh dưỡng cho các hoạt động của cơ thể.
Vậy giảm năng lượng ăn vào bằng cách nào?
Bạn cần biết các nhóm chất sinh năng lượng gồm có chất bột đường (tinh bột, cơm, bún, phở, mì, đường... chứa carbohydrate), chất đạm (thịt, cá, trứng, hải sản, đậu ... chứa protein), chất béo (lipid) và rượu bia (chứa alcohol).
Trong đó, 1 g carbohydrate cung cấp 4 kcal, 1 g protein cung cấp 4 kcal, 1 g chất béo cung cấp 9 kcal và 1 g alcohol cung cấp 7 kcal. Muốn giảm năng lượng cung cấp chắc chắn phải giảm các thực phẩm cung cấp năng lượng, vậy nên giảm nhóm nào?
Đầu tiên là nên giảm nhóm chất béo, vì đây là nhóm cung cấp năng lượng nhiều nhất. Đơn cử cứ 10 g dầu ăn cung cấp 90 kcal năng lượng, bằng nửa chén cơm. Vậy các món ăn chiên xào năng lượng rất lớn. Không ăn mỡ, nên ăn hấp luộc, hạn chế chiên xào, quay...
Nhóm thứ 2 là nhóm chất bột đường. Dù 1 g carbohydrate chỉ cung cấp 4 kcal, nhưng đây là nhóm chính giúp chúng ta no nên thường sẽ được nạp nhiều. Một chén cơm trắng trung bình cung cấp 200 kcal, bên cạnh đó các thức ăn chứa đường luôn nhiều năng lượng nhưng lại ngon và dễ ăn nên cần cắt giảm nhóm này.
Theo đó người muốn giảm cân cần hạn chế các món chế biến có sử dụng đường ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt, chè, kem, trà sữa. Đồng thời giảm lượng tinh bột ăn vào hàng ngày so với hiện tại, đầu tiên giảm một phần tư, sau đó giảm một phần ba và giảm một nửa nếu chưa thấy hiệu quả.
Tuy nhiên, không nên nhịn tinh bột hoàn toàn vì đây là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể hoạt động. Nếu không cung cấp cơ thể sẽ lấy năng lượng từ các nguồn khác như từ cơ, mỡ để sử dụng. Điều này làm đảo lộn chuyển hóa, sản sinh ra các chất có hại cho cơ thể, làm teo cơ, có thể giúp bạn giảm cân nhưng cơ thể sẽ yếu ớt, nguy cơ bệnh tật không kém với việc dư cân.
Riêng nhóm chất đạm, mặc dù sinh năng lượng nhưng lượng ăn hàng ngày nên duy trì vừa phải, đây là nhóm quan trọng không nên giảm trong khẩu phần, nên ăn thịt cá nạc, không ăn mỡ, da, phủ tạng động vật.
Một nhóm cũng cung cấp năng lượng rất nhiều mà không phải là chất dinh dưỡng đó là bia rượu. Trong một chai bia 500 ml cung cấp khoảng 150 kcal, gần bằng một chén cơm, nên hạn chế không nên dùng nhiều.
Như vậy, giảm năng lượng ăn vào là giảm dần khẩu phần so với hiện tại, giảm tinh bột, hạn chế đường ngọt, hạn chế chất béo, ăn vừa đủ no, không ăn vặt, không ăn muộn vào buổi tối. Nhưng vẫn phải đảm bảo cân đối khẩu phần đủ các nhóm chất: bột đường, đạm, rau và trái cây ít ngọt, sữa không đường tách béo... giúp cơ thể giảm cân khỏe mạnh. Bên cạnh đó tăng cường vận động ít nhất 60 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần.
Không nên nhịn hẳn tinh bột như một số hướng dẫn không có cơ sở khoa học, bạn nên ăn tinh bột ít hơn hiện tại và chọn các loại tinh bột thô, còn vỏ, còn cám như gạo lứt, các sản phẩm chế biến từ gạo lứt, bánh mì đen, các loại đậu nguyên vỏ... sẽ tốt cho cơ thể, kết hợp tập luyện khoa học sẽ giúp bạn giảm cân khỏe mạnh, cơ thể săn chắc.
Cách bạn ăn chuối sẽ khiến bạn tăng hay giảm cân, nếu không muốn tăng cân thì đừng ăn chuối cùng nhóm thực phẩm này Bên cạnh khả năng tăng cân và giảm cân, ăn chuối còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác. Trái cây và rau quả luôn là lựa chọn tốt nhất trong việc tăng cường sức khỏe và giữ gìn trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với chuối, có người cho rằng ăn chuối giúp giảm cân trong...