Bánh mì gà xé sốt pate chỉ 7.000 đồng, ngày bán hơn ngàn ổ
“Ở đây mình bán lấy số lượng, nên giá cả cũng vừa túi tiền để mọi người có thể thưởng thức. Ổ bánh mì vừa có thịt gà, pate, hay chả lụa, tùy theo sở thích của khách. Trung bình, một ngày mình bán hơn 1.000 ổ”, chị An, chủ tiệm bánh mì An An cho biết.
Nằm tại số 539 Nguyễn Trãi, phường 7, quận 5, tiệm bánh mì An An được nhiều người biết tới bởi hương vị bánh mì đặc biệt. Ổ bánh mì không quá to, nhưng bên trong ruột được kẹp thịt, hoặc gà xé, có quệt sốt pate béo ngậy. Chị An, chủ tiệm bánh cho biết, để có ổ bánh mì ngon tới tay khách, mình luôn đảm bảo cho bánh nóng và còn thơm, bánh mì ở nhà tự làm, vậy nên bánh vừa mới ra lò sẽ được chở tới tiệm bán, đảm bảo cho bánh không để quá lâu vì sẽ bị chai và mất mùi.
Ổ bánh mì đặc ruột bên trong, chỉ với 7.000 đồng bạn đã có bữa ăn no bụng. Ảnh: Uyên Tâm
Phần nhân thịt trứng muối tự tay nhà làm. Ảnh: Uyên Tâm
Tiệm bánh mì của chị An đã bán được 13 năm nay, từ những ngày đầu tiên khởi nghiệp bánh mì, chị bán xe bánh mì nhỏ trước cổng trường học, chừng khoản vài chục ổ, giá bán lúc đó chỉ có 4.000 đồng. Sau này, được mọi người yêu mến, tìm đến thưởng thức nhiều hơn, chị chuyển sang bán tiệm bánh lớn.
Video đang HOT
Một trong những điểm thu hút của ổ bánh mì chính là phần pate. Nhiều thực khách chia sê “Bánh mì không chỉ thơm ngon, vừa miệng, mà vị béo ngậy của pate khiến mình rất thích”. Anh Đoàn Duy, quận 8 chia sẻ.
Bánh mì sốt tiêu đen là một trong những món mới được nhiều thực khách yêu thích. Ảnh: Uyên Tâm
Tiệm bánh mì nườm nượp khách tới mua về, chị An tủm tỉm kể, bán bánh mì chỉ có 7.000 đồng thôi, nhưng mọi thứ đều do tự tay mình làm và chuẩn bị, trừ thịt nguội thì mới nhập từ công ty về bán. Bán bánh mì cách đây hơn 10 năm về trước, nhưng tới giờ dù buôn bán tốt hơn, nhưng mình vẫn luôn cố gắng đảm bảo chất lượng và hương vị của bánh.
Ngoài thực khách ghé mua mang về, chị An còn bán theo số lượng lớn khoảng vài trăm ổ. Chị cho biết, vì giá cả bình dân, nên chị hay nhận các đơn hàng bánh mì đặt số lượng lớn để tặng từ thiện cho mọi người.
Dịch bệnh khiến công việc buôn bán bị ảnh hưởng rất nhiều, số lượng khách hàng có phần giảm. Tuy nhiên, tiệm bánh vẫn duy trì để phục vụ giao tận nhà và bán mang đi.
Ngoài bánh mì gà xé sốt pate, tiệm bánh An An còn có bánh mì bò sốt phô mai, bò sốt tiêu đen, bánh mì xíu mại trứng muối, bơ trứng, với mức giá từ 7.000 – 15.000 đồng.
Chần chừ gì mà không nhanh tay thưởng thức bánh mì chỉ với giá 7.000 đồng.
Trăm năm bánh mì Sài Gòn
Ai đã từng ghé thăm Sài Gòn một lần, hẳn không quên được tiếng rao giữa lòng thành phố xuôi ngược " bánh mì Sài Gòn, đặc ruột thơm ngon, năm ngàn một ổ ".
Bánh mì là món ăn xuất phát từ phương Tây, thuở ban đầu là một ổ bánh mì nguyên vẹn được chấm với sữa. Khi du nhập vào Việt Nam, bánh biến tấu thành một kiểu "sandwich" rất Việt và trở thành món ăn chinh phục lại trái tim của cả những du khách phương Tây.
Bánh mì được bán ở khắp mọi miền đất nước, nhưng phổ biến, thịnh hành và đi vào từng con hẻm nhỏ thì chắc chỉ có ở Sài Gòn, bánh mì đã có gần 150 tuổi tồn tại nơi đây. Người Sài Gòn ăn bánh mì bất kể thời gian nào trong ngày, sáng sớm, giữa trưa hay tối khuya đều có. Xe bánh mì hình như không ngủ bao giờ. Dọc những con đường chỉ toàn cao ốc, xe bánh mì nép ở một góc khiêm tốn, sáng sáng vẫn thấy dân công sở ghé qua mua. Cạnh những trường đại học, nhiều xe bánh mì vẫn xếp thành một hàng dài, những giờ tan học, những buổi họp nhóm, những tối sinh hoạt câu lạc bộ, đám sinh viên miệng nhai đầy bánh, nói cười rôm rả. Trước những công trường xây dựng cả ngày lẫn đêm, thật khuya sẽ thấy công nhân nghỉ giữa giờ, họ vẫn cầm một túi bánh mì thật to và phát cho mỗi người một ổ như là cách người ta nạp thêm năng lượng. Bánh mì ấy mà, hình như không có sự phân biệt, từ bé đến lớn, từ nhỏ đến già, từ cao sang đến bình dân ai cũng chiều lòng được.
Bánh mì thường có hai loại, loại đặc ruột và loại rỗng. Bánh đặc ruột cho những người ăn không, hoặc ăn kèm với sữa. Bánh rỗng ruột dùng để làm bánh mì kẹp. Bánh mì kẹp lại chia làm nhiều loại, tuy nhiên dễ thấy nhất là bánh mì kẹp thịt và bánh mì kẹp chả cá. Khi làm bánh mì kẹp, ổ bánh mì sẽ được rạch dọc từ trên xuống theo hình dáng bánh. Bánh kẹp chả cá thì nhân bên trong thường sẽ là chả cá, rau răm, dưa leo, đồ chua và nước mắm ngọt. Với bánh mì kẹp thịt thì các nguyên liệu sẽ nhiều hơn như: bơ, pate, chả lụa, thịt, dăm bông, trứng, sốt, xì dầu. Những nguyên liệu ấy là thành phần cơ bản nhất được sử dụng, tùy vào mỗi nơi mà sẽ có sự thay đổi khác nhau.
Một ổ bánh mì ngon là khi ăn vỏ bên ngoài giòn rụm nhưng không cứng, bánh có mùi thơm. Nhân bên trong được rải đều, cắn một miếng thấy đủ vị béo của bơ, vị ngậy của sốt, vị chua ngọt của củ cải muối, giòn của dưa leo, chắc của thịt, thơm của trứng... Những sự kết hợp ấy đã khiến bánh mì được vinh danh là "món sandwich ngon nhất thế giới" trên báo The Guardian, hay "top món ăn đường phố ngon nhất thế giới" của CNN, và từ điển Oxford xác nhận "bánh mì" là một danh từ riêng dành cho món ăn Việt Nam.
Nếu tiếng rao bánh mì đêm khuya làm người ta khắc khoải, xót xa thì những ổ bánh mì miễn phí dọc đường lại khiến người ta ấm áp, yêu thương. Dọc những con đường lớn ở Sài Gòn như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Điện Biên Phủ, Cách Mạng Tháng Tám... người ta vẫn thấy những chiếc bánh mì xếp ngay ngắn trong những hộp nhựa, đề "bánh miễn phí, mỗi người một ổ". Đó là cách người ta vẫn thường chia sẻ cho nhau như thế, chia sẻ những điều thân yêu như là ổ bánh mì.
Khám phá ẩm thực Sài Gòn về đêm, ẩm thực đường phố ấn tượng ở TPHCM Ai cũng biết Sài Gòn là một thành phố vô cùng nhộn nhịp, đông dân và sầm uất. Thế giới ẩm thực Sài Gòn đặc sắc nhất là ở các món ăn bình dân chứ không phải ở các quán ăn sang chảnh. Cùng khám phá ẩm thực Sài Gòn đủ mọi ngóc ngách nhé! 1. Khám phá ẩm thực Sài Gòn về...