Bánh hồng đặc sản Bình Định ăn xong trắng cả quần áo.
Bánh hồng, món đặc sản của vùng đất Bình Định nhìn hao hao chè lam và nom chẳng ngon mắt mấy. Nhưng khi cắn miếng rồi thì người ăn cũng phải gật gù nghĩ lại.
Bánh hồng, món đặc sản của vùng đất Bình Định nhìn hao hao chè lam và nom chẳng ngon mắt mấy.
Nhưng khi cắn miếng rồi thì người ăn cũng phải gật gù nghĩ lại.
Nếu bạn chưa biết thì, bánh hồng cũng là một món đặc sản lâu đời của miền đất võ Bình Định bên cạnh bánh ít lá gai, bánh tráng nước dừa… Món bánh này vốn được coi là biểu trưng cho tin vui, thường xuất hiện vào dịp đặc biệt như đám cưới hỏi của người dân địa phương.
Tương tự như nhiều loại bánh truyền thống khác, nguyên liệu làm ra bánh hồng đều rất dân dã bao gồm gạo nếp, đường kính và dừa. Tại Bình Định có rất nhiều vùng làm bánh hồng. Nhưng chỉ riêng bánh hồng của thị trấn Tam Quan mới được đánh giá là đặc sắc hơn cả vì làm từ gạo nếp Ngự có tiếng thơm và dẻo.
Ngoại hình bánh tuy xấu xí, thô kệch nhưng bù lại hương vị rất mộc mạc, dễ ăn
Tuy có tên gọi là bánh hồng nhưng sự thực bánh chỉ toàn một màu trắng từ trong ruột ra đến ngoài vỏ. Thậm chí, thức quà này không hề sở hữu bề ngoài bắt mắt mà lại còn có phần thô kệch.
Video đang HOT
Tấm bánh to, dày khoảng 2-3 cm lại dẻo nên không hề dễ cắt thành hình thoi đúng điệu. Khi cắt lát, tảng bánh để lộ ra phần ruột màu trắng đục không mấy mịn màng mà lỗ chỗ lỗ khí rỗng.
Mất điểm ở khoản ngoại hình nhưng bánh hồng cũng ghi điểm lại ở phần hương vị. Khi cắn một miếng, WeBuy nhận thấy món bánh này khá dễ ăn và không hề tệ giống chè lam như tưởng tượng.
Bánh không quá ngọt, lại vừa dẻo vừa dai dai, sần sật của dừa cũng như dậy thơm mùi nếp. Tuy nhiên, khi để ngoài ngoài không khí lâu bánh sẽ dần đanh lại, mất đi độ mềm lúc mới mua.
Nếu là người yêu thích hương vị truyền thống thì không gì sánh bằng thú vui uống trà thưởng bánh hồng thanh tao. Ngược lại, với những ai đang mong chờ một điều gì đặc biệt thì có lẽ thức quà quê này chưa đủ cuốn hút, đặc sắc hay gây thương nhớ.
Chế biến từ gạo nếp xay và đường nên khi mới nấu xong bánh hồng vô cùng dính. Bột nếp khô được sử dụng để làm se bề mặt bánh cũng như kéo dài thời gian bảo quản. Lớp bột trắng mịn, dày, bao phủ bên ngoài khiến loại bánh này trở nên khác lạ.
Tuy nhiên lượng bột bao quanh nó nhiều đến nỗi vương vãi trắng xoá khắp nơi khi cắt và ăn bánh. Chỉ cắn một miếng bánh thôi mà bột rơi lả tả xuống áo quần rồi bám dày trên các ngón tay. Có lẽ hội mặc quần áo tối màu hẳn sẽ không mấy mặn mà với món ăn này.
Ngoài ra, một hạn chế khác của món bánh này là chỉ bảo quản và dùng trong khoảng 5 ngày đổ lại. Bánh hồng để quá hạn sẽ bị cứng và có mùi lên men. Vậy nên, dù có trót nghiện món này đến mấy cũng khó có thể mua tích trữ ăn dần.
Hiện tại, muốn thưởng thức món bánh đặc sản này thì bạn chỉ có thể tìm mua nó ở Bình Định mà thôi. Một gói bánh hồng trọng lượng 500 gr có giá khá rẻ, tầm 25 đến 30 nghìn đồng. Nếu có dịp ghé qua đất Bình Định cũng nên mua, ăn thử món bánh hồng này cho biết nhé, biết đâu lại nghiện.
Loại bánh đặc sản chỉ có ở Bình Định đã ăn thì khó lòng buông đũa
Nhìn bề ngoài thì món đặc sản này không mấy hấp dẫn nhưng một khi đã nếm thử thì bạn khó có thể buông đũa được đấy!
Du khách đến với Bình Định có thể kể một loạt món ngon nổi tiếng ở nơi đây như bánh ít lá gai, bánh hỏi lòng heo, bánh hồng, bún rạm,... Trong số đó có một món ăn vô cùng dân dã, giản dị nhưng lại cực kỳ độc đáo và ngon miệng, chính là món bánh dây (hay còn gọi là bún dây).
Món ăn này có nguồn gốc từ thị trấn Bồng Sơn (huyện Hoài Nhơn, Bình Định). Để làm ra một mẻ bánh dây đúng chuẩn truyền thống thì rất cần phải có những người thợ khéo léo đầy kinh nghiệm. Hơn nữa món bánh này cũng tốn khá nhiều thời gian, công sức.
Trước tiên là phải thật cẩn thận trong khâu chọn nguyên liệu. Nguyên liệu phải chuẩn thì mới cho những mẻ bánh ngon. Gạo để làm bánh dây Bồng Sơn phải là gạo cũ, tức là loại gạo xay từ thóc thu hoạch được từ vụ mùa trước. Như vậy bánh mới có độ dai đặc trưng mà không cần dùng hàn the. Còn tro ngâm gạo thì phải là tro củi dừa, sàng mịn, rồi cho vào nước khuấy đều, đợi đến khi lắng xuống thật trong thì lọc bỏ sạch tạp chất mới đem vào sử dụng.
Khi đã có đủ nguyên liệu làm bánh thì người thợ sẽ phải đem gạo vo sạch tro trấu bụi bẩn rồi đem ngâm vào nước tro trong suốt 6 tiếng đồng hồ, có lẽ vậy mà người ta còn gọi món bánh này với cái tên thân thuộc khác là bún nước tro. Tại công đoạn này, nước cũng phải đong đếm cẩn thận để gạo thẩm thấu đến tận lõi, dư nước thì bột xay sẽ bị hỏng còn thiếu nước thì bột xay không mịn, vậy nên nghe thì đơn giản nhưng cũng cần phải có nhiều kinh nghiệm mới làm được.
Ngâm gạo xong thì vớt ra rổ tre để thật ráo nước, sau đó đem gạo đi xay bằng cối đá. Mặc dù giờ đây có thể xay bằng máy xay nhưng gạo xay thủ công bằng cối vẫn giữ được hương vị nguyên sơ của bánh dây Bồng Sơn truyền thống.
Sau khi bột đã được xay mịn thì được cho vào chảo để khuấy liên tục. Lửa than chỉ để liu riu. Quấy cho đến khi thấy nặng tay, bột dần đặc lại thì vớt lên bàn rồi dùng con lăn gỗ lăn đều qua lại cho thật mỏng và mịn, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ và đưa vào khuôn ép thành những sợi nhỏ như sợi dây. Bởi hình dạng này mà người ta gọi luôn món này là bánh dây.
Bước cuối cùng là lấy những vỉ bánh dây vừa ép đem đi hấp cách thủy cho đến khi chín đều có màu vàng nhạt tự nhiên và bắt mắt. Bánh dây Bồng Sơn đạt chuẩn là các sợi dính vào nhau nhưng vẫn có thể tách ra dễ dàng.
Thông thường, người ta sẽ bán bánh dây vào buổi sáng và tối. Thế nhưng vì món này được làm từ gạo, có nhiều tinh bột nên dễ gây đầy bụng, bởi vậy nhiều người thưởng thức nó vào buổi sáng hơn.
Ở huyện Hoài Nhơn, du khách dễ dàng bắt gặp những nơi bán bánh dây, từ nhà hàng cho đến những gánh hàng rong. Khi có khách gọi món, người bán sẽ xé rời từng vỉ bánh rồi cắt thành từng đoạn cho vừa ăn rồi đặt vào đĩa. Tiếp đến là thoa một chút dầu hẹ lên mặt bánh giúp bánh không bị khô, thêm đậu phộng rang giã nhỏ, cuối cùng là rưới vài thìa nước mắm chanh tỏi ớt vào.
Kèm với đĩa bánh dây là một đĩa rau sống gồm các loại như xà lách, rau thơm, giá đỗ, rau diếp cá,... Những loại rau này giúp món ăn tươi mát và có thêm hương vị hơn. Khi ăn sẽ thấy bánh dây Bồng Sơn hơi dai dai, có mùi thơm của gạo, nhè nhẹ mùi hẹ, thêm các loại rau sống thơm mát cùng vị béo bùi của đậu phộng rang. Tất cả nguyên liệu được kết nối, hòa quyện bằng nước chấm đậm đà, hài hòa chua cay mặn ngọt.
Bạn có thể ăn kèm bánh với một chiếc bánh tráng nướng vàng ươm, giòn rụm cho vui miệng nhưng nhất định không được ăn chung với các loại thịt như bánh hỏi vì như vậy sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của bánh.
Ở thành phố Quy Nhơn, nếu bạn muốn ăn bánh dây Bồng Sơn ngon thì có thể tới khu chợ Đầm, quán nhỏ ở góc đường Mai Xuân Trường hoặc các quán trên đường Trần Hưng Đạo, với mỗi đĩa bánh trung bình có giá từ 20.000 đồng. Còn nếu muốn ăn chuẩn vị gốc thì hãy đến tận thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, ở các khu chợ hay các tuyến đường trung tâm đều bán món đặc sản dân dã này rất nhiều.
Các món ăn đặc sản của Bình Định Hãy đến Bình Định để thưởng thức vô số món ăn ngon miệng, hấp dẫn ở đây. Mỗi vùng, mỗi miền có những món đặc sản riêng biệt. Vì vậy, Bình Định cũng thế, con người ở đây thân thiệt, dễ thương và thức ăn cũng rất tuyệt vời. Dưới đây là một số món đặc sản của Bình Định. Bánh ít lá...