Bánh gật gù Tiên Yên: Ngon và lạ
Việt Nam vốn nổi tiếng với các món ăn từ phở, nhưng mỗi vùng miền phở lại được chế biến với phương thức và hương vị riêng.
Ở Tiên Yên ( Quảng Ninh), một món bánh phở với cái tên ngộ nghĩnh ” bánh gật gù” được coi là đặc sản có một không hai.
Việt Nam vốn nổi tiếng với các món ăn từ phở, nhưng mỗi vùng miền phở lại được chế biến với phương thức và hương vị riêng. Ở Tiên Yên ( Quảng Ninh), một món bánh phở với cái tên ngộ nghĩnh ” bánh gật gù” được coi là đặc sản có một không hai.
Cái tên ” bánh gật gù” xuất phát từ dáng hình, tính chất của bánh và khoái cảm của người ăn. Chiếc bánh khi cầm trên tay như người ngủ gật, ngả ngón nhiều phía nhưng nhờ tính dẻo dai mà không gãy còn khi thưởng thức bánh, thực khách thích thú, gật lên gật xuống khen ngon. Cũng từ đó, tên gọi bánh gật gù ra đời khá hài hước và gây hứng thú khám phá hương vị cho người ăn.
Video đang HOT
Đã là đặc sản thì quy trình chế biến phải rất kì công và có bí quyết riêng. Anh Lê Quốc Cường, chủ tiệm bánh gật gù Tiên Yên chia sẻ ” Để làm loại bánh này, gia đình phải dạy từ 5h sáng để chuẩn bị nguyên liệu. Bánh được làm thủ công, trực tiếp tráng, khâu pha chế khác với các loại bánh phở thường, ăn phải thấy độ giòn của bánh thì mới đạt yêu cầu, bánh mà ăn thấy tan trong miệng coi như hỏng”. Nếu nhiều nơi bánh phở sử dụng máy để sản xuất với số lượng lớn thì ở Tiên Yên bánh phở được làm thủ công từ khâu tráng đến khâu cuốn. Ngày qua ngày, từng chiếc bánh gật gù được tráng mỏng, cuốn trong lúc còn nóng bởi bàn tay thuần thục, cần mẫn của những người thợ làm bánh.
Như các món bánh phở khác, nguyên liệu làm bánh gật gù từ gạo nếp, nhưng khâu pha bột có khác. Gạo phải được vo sạch, trộn cùng cơm nguội và xay nhuyễn cùng nước. Có lẽ do cơm nguội và bí quyết gia truyền của thợ làm bánh mà chiếc bánh gật gù có độ dẻo và độ giòn khác biệt. Một chiếc bánh phở thông thường được cuốn chặt, không nhân, chỉ có vị ngọt nhẹ của gạo nếp đâu thể làm nức lòng người ăn. Cái làm dậy mùi, dậy vị và khiến chiếc bánh gây nghiện chính là nước chấm được chế biến theo công thức đặc biệt. Người ta phi vàng hành khô, đảo cùng thịt băm và chút mắm, tiêu và mỡ gà để cho ra hỗn hợp nước chấm thơm phức, béo ngậy, váng vàng.
Bánh gật gù và nước chấm luôn phải dùng kèm nhau, và đặc biệt hơn khi ăn người ta phải dùng tay để thưởng thức trọn vị thơm ngon của món đặc sản gần gũi, bình dân này.
Loại bánh chỉ có ở Quảng Ninh là đặc sản ai cũng tò mò
Món ăn này có cái tên gây tò mò cho du khách lần đầu đến với Quảng Ninh. Quảng Ninh là điểm đến nhiều du khách lựa chọn cho chuyến du lịch của mình bởi cảnh đẹp và các loại đặc sản tươi ngon.
Nếu đã thấy chán những món ăn quá quen thuộc ở đây thì bạn có thể tìm ăn món bánh có cái tên gây tò mò: bánh gật gù.
Đầu tiên về cái tên của món bánh thì nhiều người lý giải là khi thưởng thức bánh, cầm chiếc bánh lên nó không dựng thẳng được mà bị gập thân xuống, cứ "gật gà gật gù" nên người ta gọi nó là bánh gật gù.
Món bánh đặc sản Quảng Ninh này hoàn toàn được làm thủ công. Hình dáng của bánh hơi giống bánh phở được cuộn tròn lại. Bánh gật gù được xem là một món ăn vỉa hè đặc sản ở đất mỏ.
Để làm bánh thì trước tiên phải chọn được loại gạo thật ngon. Gạo dùng được lựa chọn vô cùng gắt gao bởi những người làm bánh gật gù lâu năm. Bột gạo phải có màu trắng và chất gần giống như bánh phở, bánh cuốn. Gạo sẽ được ngâm qua đêm cho no căng nước, vớt ra để ráo rồi nghiền hoặc xay thành bột nước. Đặc biệt bí quyết của người dân Quảng Ninh khi nghiền bột đó là cho thêm một ít cơm nguội vào để đến lúc tráng bánh sẽ phồng xốp và dẻo mịn hơn.
Vào mùa hè gạo sẽ mềm hơn mùa đông. Vì thế mà người ta thay đổi lượng cơm nguội nhiều hay ít. Xay bột bánh bằng cối đá sẽ cho thành phẩm mềm và dai hơn bột xay bằng máy. Đối với một vài người làm bánh gật gù lâu năm thường thích xay bột bằng tay hơn, tuy tốn thời gian nhưng lại được những miếng bánh chất lượng hơn rất nhiều.
Bánh gật gù được tráng tương tự như làm bánh cuốn, bột gạo được trải đều lên khuôn thành hình tròn, đậy vung lại vài phút cho bánh nở phồng là đã chín. Người ta sẽ cuộn tròn bánh lại rồi cắt thành từng khúc dài bằng nhau. Khi ăn thực khách nhúng một miếng bánh vào chén nước chấm ngòn ngọt, mằn mặn thêm chút cay của tiêu hay ớt. Loại nước chấm ăn kèm cũng phải được chọn lọc kỹ lưỡng, là nước mắm nguyên chất chưng cùng với mỡ gà, thêm hành phi và ớt tươi. Bí quyết tạo nên thương hiệu món bánh gật gù chính là ở miếng mỡ gà béo ngậy, khi chưng lên sẽ có màu sánh vàng rất đẹp mắt, không thể thay bằng bất cứ loại mỡ nào khác.
Bánh gật gù có thể ăn kèm cùng chút ruốc, giò, chả mực hay một bát khâu nhục (thịt ba chỉ kho tàu) sẽ càng thơm ngon hơn.
Tuy khắp các vùng ở Quảng Ninh đều có bán bánh gật gù nhưng nổi tiếng nhất là bánh ở Tiên Yên. Nhưng hiện nay cũng không còn nhiều nhà làm gia truyền mà giữ nghề. Hai cửa hàng bánh gật gù nổi tiếng nhất ở Tiên Yên đó là quán bà Cúc ở số nhà 73 và quán Cường Thía ở số nhà 30A, phố Hòa Bình. Hai địa chỉ này là tiệm bánh gật gù nổi tiếng hàng đầu ở Tiên Yên với hương vị bánh dẻo, mềm, thơm, đặc biệt là phần nước chấm được pha theo bí quyết riêng nên rất độc đáo. Du khách tới đây thường mua vài cân bánh gật gù về vừa để thưởng thức vừa dùng làm quà cho người thân.
Bánh gật gù món ăn độc đáo chỉ có ở Quảng Ninh Bánh gật gù là món đặc sản của Quảng Ninh bởi món bánh này làm hoàn toàn thủ công. Cái tên bánh không biết từ đâu xuất hiện, chỉ được giải thích là do khi thành bánh, bánh có hình dài, cầm lên không thẳng được mà gập thân xuống nên được gọi là gật gù. Mãi rồi thành quen, bánh gắn liền...