Bánh Gai bà Thi đặc sản Nam Định nhiều người mê
Bánh gai bà Thi được giới sành ăn thích thú và được coi là 1 trong 10 tuyệt phẩm dân dã Việt Nam phải thưởng thức trong cuộc đời.
Có nhiều nơi sản xuất loại bánh này nhưng nói đến bánh gai, không đâu ngon bằng bánh gai Bà Thị Nam Định bởi nét hương vị đặc trưng rất riêng quến rũ khó quên.
Và giờ đây Bánh gai bà Thi đặc sản Nam định đã trở thành món ăn món quà (ghé thăm phố Trần Hưng Đạo – Nam Định) không thể thiếu mỗi khi du khách có dịp ghé tới mảnh đất này. Đặc biệt với sự phát triển của kinh tế thị trường giao thương thuận lợi thì nó đã trở thành hàng hoá được bán trên toàn quốc và được thực khách ưa chuộng.
Bánh gai Bà Thi đặc sản Nam Định hút khách
Xuất xứ nguồn gốc của sản phẩm bánh gai bà Thi
Theo lịch sử ghi lại thì xuất xứ từ món bánh gai Cầu Ốc xã Lộc Hạ thuộc tỉnh Nam Định. Với sự độc đáo từ nguyên liệu đến cách làm của loại bánh gai này. Cụ thể nhân bánh được làm bằng hột bàng và gói bằng lá chuối ngự đây cũng là đặc sản Nam Định nổi tiếng. Hương vị của bánh gai Cầu Ốc thì ngọt, bùi, thơm mùi lá gai, béo ngậy của hạt bang làm nao nức lòng người.
Và cho tới năm 1978 cái tên gọi Bánh gai Bà Thi mới được ra đời và phổ biến. Bởi nguồn gốc tên gọi như chi ân người dữ được công thức tuyệt vời làm nên món ăn này. Cụ thể bà Thi là người gốc Nam Định có công thức làm món bánh gai độc đáo này. Sau thời gian dài sống ở Sài Gòn bà trở lại Thành Nam mang theo công thức làm bánh gai truyền thống truyền lại cho ông Bình. Ông Bình từ công thức truyền thống cộng kinh nghiệm nhiều năm mới tạo ra món ăn tuyệt vời này. Và từ đó thương hiệu bánh gai Bà Thi ra đời trên phố Trần Hưng Đạo thành phố Nam Định.
Bánh gai bà Thi chất lượng khác biệt thực khách khó quên
Video đang HOT
Cách làm bánh gai bà Thi đặc sản Nam Định
Nguyên liệu làm bánh chính là lá gai. Đúng chuẩn bánh gai Bà Thi thì lá gai phải được đặt mua vào dịp tháng 3 tháng 4. Quy trình chọn lọc phải kỹ càng phải chọn lá gai không được sâu hỏng. Tiến hành rửa sạch tiếp đến phơi khô và tước gân đi sau đó mới nghiền nhỏ thành bột. Tiếp theo cho vào túi vải hầm hay ninh 3 – 5 giờ đồng hồ dữ nhiệt đều ổn định. Tạo ra bột gai nhừ thơm đặc trưng và loại bỏ được chất chát.
Nguyên liệu thứ 2 là bột Nếp. Cũng như lá gai nếp phải qua quy trình lựa chọn cẩn thận mới tạo ra được sản phẩm ngon đạt chất lượng. Ở đây nếp hương được dùng nhiều, sau khi chọn được gạo nếp thì đãi sạch và nghiền nhỏ, mịn. Có thể cảm nhận sản phẩm bột sau khi nghiền sờ mát tay mịn đều. nguyên liệu thứ 3 là đường vàng từ mật mía tự nhiên là tốt nhất. Tiếp đến trộn bột lá gai nguyên chất với bột nếp hương và đường vàng để làm vỏ bánh cho sản phẩm.
Nhân bánh làm từ đỗ xanh, hạt sen, cùi dừa, vừng trắng. Quy trình chọn lọc cũng rất khắc khe đỗ xanh phải chọn hạt đều, không sâu mọt sau đó đem ngâm vào nước ấm, đãi sạch vỏ rồi đem đồ chin dậy mùi thơm như khi bạn nấu sôi.
Tiếp theo hạt sen cũng chọn hạt nguyên, không bị sâu. Sau đó đem nấu chín hoặc có thể lấy mứt sen làm nhân bánh. Cùi dừa sau khi chọn được quả dừa vừa phải không già quá thì nạo nhỏ, đem xào với đường kính trắng. Còn vừng trắng đãi vỏ sạch tiếp đến rang thơm. Các nguyên liệu phải được chọn lọc kỹ càng các sản phẩm đảm bảo sạch sẽ không hỏng sâu mọt mới đảm bảo được độ thơm ngon của loại bánh này. Các nguyên liệu trộn lẫn vào nhau hoà quện để đạt độ thơm bùi và được bổ sung ít dầu ăn để làm nhân bánh.
Khâu tiếp đến là lá gói bánh, lá gói chính gốc bánh gai bà Thi phải được làm từ lá chuối ngự, sản phẩm tiến vua ngày xưa. Khác với các loại bánh khác lá chuối ngự gói bánh phải là lá chuối ngự khô, không phải là lá tươi. Lá chuối ngự thường mềm, dai, có chất lụa gói bánh mới đẹp. Nếu dùng các loại lá chuối khác làm giảm chất lượng bánh vì hương vị của lá gói bị hoà quện với bánh.
Cuối cùng sau khi đã gói bánh thì dùng sợi đay hoặc cói để buộc bánh. Đây đều là những nguyên liệu tự nhiên an toàn sẵn có tại địa phương làm nên cái hồn bánh cuốn hút lòng người. Tiếp đến cho bánh vào nồi hấp từ 3 – 4 giờ. Sau đó ủ bánh vào thùng giữ nhiệt. Khi bánh chín mở ra vuông vắn, màu đen tuyền, thơm mùi lá gai và nếp hương nguyên chất hoà quyện tạo hương vị tuyệt vời khó có sản phẩm sánh bằng.
Bánh gai bà Thi thơm ngon nứt tiếng
Và không thể không nhắc bạn ăn bánh ngon nhất khi bánh vẫn còn ấm nóng mùi thơm dậy lên mũi khi thưởng thức món ăn tuyệt vời này. Cũng như các sản phẩm khác thì ăn bánh gai bà thi ngon nhất khi bạn thưởng thức cùng tách trà thơm. Thời điểm ăn bánh gai thì không cứ, sáng chiều tối bạn đều có thể ăn được.
Tuy nhiên do điều kiện địa lý thì bạn nên bảo quản sản phẩm trong ngăn mát tủ lạnh khi nhận bánh nếu chưa dùng ngay và trong vòng 4 ngày bánh vẫn còn dẻo và thơm ngon sau khi được bảo quản. Sau thời điểm này các bạn có thể để 1 tháng. Chú ý khi các bạn lấy ra ăn hãy loại bỏ 1 lớp lá bên ngoài và cho vào nồi hấp lại. Tất nhiên bánh gai sẽ không được dẻo và thơm ngon như ban đầu khi vừa mới làm xong.
Địa chỉ bán bánh gai bà Thi uy tín
Hiện nay sản phẩm đã trở thành hàng hoá và được nhiều kênh phân phối lựa chọn phân phối vì vậy lựa chọn được sản phẩm tốt thường dựa vào uy tín của nhà phân phối. Theo như nhiều người có kinh nghiệm mua và chọn bánh lâu năm thì dọc tuyến đường Trần Hưng Đạo được cho là bán bánh chính hiệu.
Nếu bạn không có điều kiện mua tại Nam Định thì có thể lựa chọn các nhà phân phối uy tín chứng minh được nguồn gốc xuất xưởng tại Nam Định. Hutu.vn đã là địa chỉ shop online uy tín hàng đầu, chúng tôi chuyên là đầu mối cung cấp sản phẩm bánh gai bà thi đến tay người tiêu dùng cả nước. Quy trình bán sản phẩm của chúng tôi vì là mặt hàng đặc thù nên khi bạn đặt hàng chúng tôi mới lấy tại xưởng đóng gói và gửi cho bạn, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm.
Giá của bánh gai bà Thi
Bánh Gai bà Thi gồm nhiều mức giá nhiều lựa chọn tuỳ theo nhu cầu của người tiêu dùng. Từ loại 1,2,3 từ 6 – 9 nghìn đồng/ Cái. Tuy nhiên với sản phẩm làm quà yêu cầu chất lượng cao hiện hutu chỉ chọn phân phối loại đặc biệt, chất lượng thơm ngon với mức giá 15 nghìn đồng/cái.
Món bánh chỉ có ở Nam Định ai cũng mê, ăn chục cái vẫn thòm thèm
Về tới Nam Định nhất định du khách phải thưởng thức những chiếc bánh xíu páo thơm ngon này nhé! Bên cạnh phở bò, kẹo Sìu Châu, bánh nhãn... bánh xíu páo là một đặc sản Nam Định được nhiều người yêu thích.
Những chiếc bánh nhỏ nhỏ xinh xinh này có một sức hấp dẫn khiến du khách khó lòng chối từ.
Nguồn gốc của bánh xíu páo có từ bao giờ thì ngay cả người Nam Định gốc cũng không còn nhớ. Cũng bởi nó đã gắn bó rất lâu với đời sống của người dân thành Nam. Được biết, bánh xíu páo là một loại bánh có nguồn gốc từ Trung Hoa. Món bánh này đã theo chân cộng đồng Hoa kiều di cư đến sống ở Phố Khách (nay là phố Hoàng Văn Thụ và phố Lê Hồng Phong). Dần dà món bánh này trở thành tuổi thơ của người Nam Định và vẫn còn được yêu thích cho đến ngày nay.
Bánh xíu páo có bề ngoài hơi giống bánh bao chiên. Vỏ bánh có màu nâu bánh mật, hơi bóng một lớp mỡ. Bên trong là phần nhân bánh với sự hòa quyện của nhiều nguyên liệu. Nếm thử bạn sẽ thấy hơi giống bánh trung thu nướng nhân thập cẩm truyền thống.
Nguyên liệu để làm bánh xíu páo không phải khó tìm nhưng khá nhiều loại. Có thể kể đến một số nguyên liệu cơ bản như bột mì, thịt lợn, dầu hào, húng lìu, trứng, mật ong... Ngoài ra còn có cả những gia vị bí truyền mà chỉ những thợ làm bánh mới biết.
Nhân bánh sẽ được làm từ 2 loại thịt. Thứ nhất là thịt nạc vai để làm xíu và thứ hai là thịt ba chỉ để góp phần mang đến độ béo ngậy, màu mỡ cho nhân bánh. Phần thịt ba chỉ tươi ngon mua về sẽ được rửa sạch thái hạt lựu và ướp cùng với nhiều loại gia vị như dầu hào, ngũ vị hương, tỏi, bột canh nêm nếm sao cho vừa phải. Phần thịt nạc vai dùng để làm xíu cũng được thái hạt lựu rồi tẩm ướp những gia vị như trên. Nhưng sau đó sẽ trộn thêm với mộc nhĩ băm nhuyễn cùng một chút hành củ đập dập để tạo độ thơm vừa phải cho bánh.
Phần vỏ bánh xíu páo được làm từ bột mì. Tỉ lệ pha bột với nước không cố định theo mỗi gia đình. Quan trọng nhất trong khâu làm vỏ bánh chính là phần nhào nặn và cán bột. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải rất tỉ mỉ, cẩn thận bởi nếu làm không chuẩn sẽ hỏng cả mẻ bánh. Lớp vỏ bánh sẽ được cán thật mỏng đều và bọc bên trong nhân thịt xíu thơm ngon và đặt thêm một miếng trứng luộc hay trứng mặn sẽ mang đến nhân bánh thơm ngon tuyệt vời.
Một điều thú vị khi nếm thử bánh xíu páo chính là món bánh này có đến 8 lớp vỏ. Cách làm vỏ bánh tương tự như khi làm bột ngàn lớp của bánh sừng bò. Cụ thể là khi đã chia thành từng phần bột nhỏ, người thợ làm bánh sẽ cán đều bột ra, nhào bột và gấp những lượt bột sao cho vỏ bánh có thể bóc tách thành từng lớp. Đếm đủ sẽ thành 8 lớp khác nhau khi hoàn thành vỏ bánh.
Bước cuối cùng trước khi đem bánh vào lò nướng đó là người thợ sẽ quết thêm một lớp dầu trộn với lòng đỏ trứng gà. Điều này sẽ giúp vỏ bánh được vàng và óng ả hơn. Nướng bánh trong vòng 40 phút là hoàn thiện.
Những chiếc bánh xíu páo nhỏ vừa ăn, có màu vàng óng. Bạn có thể thưởng thức ngay khi bánh còn nóng hoặc để nguội ăn cũng được. Tuy nhiên bánh khi nóng sẽ ngon hơn, mềm hơn và thơm hơn. Người Nam Định thường ăn bánh xíu páo cùng ly sữa đậu nành trong những ngày hè oi ả. Còn nếu vào mùa đông thì bánh xíu páo thưởng thức cùng trà nóng vô cùng "hợp rơ".
Bánh xíu páo có giá tương đối rẻ, chỉ từ 7.000 - 10.000 đồng/chiếc. Du khách có thể tìm mua bánh xíu páo trên những con phố như Hoàng Văn Thụ, Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong. Bạn có thể mua về ăn và làm quà cho người thân, gia đình cũng vô cùng thích hợp.
Món bún chỉ có ở Nam Định làm nức lòng du khách, ăn là nhớ Từng sợi bún to dầy cùng nước dùng đậm vị khiến thực khách say mê món bún đũa Nam Định từ những miếng đầu tiên.Bên cạnh phở, bánh xíu páo, xôi xíu... thì khi nhắc tới đặc sản Nam Định, người ta không thể bỏ qua món bún đũa. Bún đũa Nam Định là một món ăn dân dã và quen thuộc với...