Bánh ép – món bánh Tacos của ẩm thực Việt
Món bánh được nhận xét là giống với bánh Tacos của người Mexico nhưng điều đặc biệt là cả nhân cả vỏ đều hiện diện trên một mặt phẳng, vì chúng đã được ép chặt lại và chỉ mỏng như một tờ giấy.
Huế nổi tiếng với rất nhiều các loại bánh ngon mà đến thế giới cũng phải ngả mũ về hương vị tinh tế và sự sáng tạo tài tình của người dân nơi đây. Trong số các loại bánh Huế thì bánh ép ít phổ biến hơn cả, nhưng nó cũng có một đời sống riêng gắn liền với bao thực khách xứ Huế và đang dần dần vượt “không gian” để chinh phục thêm các tín đồ sành ăn trên khắp cả nước.
Bánh ép được chế biến khá đơn giản từ bột lọc và nhân. Nhân bánh khá đa dạng với trứng, thịt, pa tê, bò khô. Giống như tên gọi của nó, bánh ép được làm chín bằng cách ép hai miếng nhôm với nhau trên lò than hồng. Bỏ lần lượt bột lọc và nhân bánh vào, cũng như không nên ép quá lâu khiến bánh sẽ khô và cứng. Khi ép tiếng xì xèo cùng mùi thơm của bánh tỏa ra khiến bụng thêm cồn cào.
Những người từng thưởng thức cho rằng bánh ép Huế giống với món bánh Tacos của Mexico hoặc các loại bánh kẹp của châu Âu. Nhiều người khác thì lại rất thích thú vị khác với pizza, có đế bánh và các loại topping bên trên, thì với món bánh này, các loại topping được ép chặt vào lớp đế bánh, thế nên cả vỏ cả nhân tất cả đều “hiện lên” trên một mặt phẳng mà chỉ mỏng như một tờ giấy.
Video đang HOT
Bánh được ăn kèm với rau răm, chua ngọt và dưa leo. Nước mắm được pha sẵn hoặc khách có thể tự mình pha chế tùy thích. Ngon nhất là món này được chấm với nước mắm pha nhiều ớt, vừa ăn vừa hít hà mới ngon. Khi ăn, vị dai dai của bột lọc và mùi thơm béo của nhân hòa quyện cùng rau dưa khiến món này ăn hoài mà không ngán.
Khi ăn bạn có thể xắn ra ăn liền hoặc cuộn vào ăn như nem cuốn, song chẳng cần phải bỏ thêm cái gì vào trong vì bánh đã đủ nhân rồi. Ngoài bánh được làm ăn liền hiện nay còn có bánh ép khô để các thực khách ăn cho tiện hoặc dành cho các khách du lịch mua về làm quà.
Một chiếc bánh ép bình dị chỉ có giá 5K, thế nên người dân xứ Huế cứ chiều đến là lại làm vài cái bánh cho ấm bụng. Thức quà chiều này bây giờ không chỉ tìm thấy ở Huế, mà ở nhiều nơi trên khắp cả nước cũng đã xuất hiện và thậm chí còn đã gây bão trong cộng đồng giới trẻ ở một số nơi đấy!
Cách mới nấu thịt kho tàu: Thành phẩm mềm, thơm, trong màu hổ phách, ăn 1 miếng như tan trong miệng
Món thịt kho này có 2 vị mặn ngọt hòa quyện, nên được gọi là thịt kho tàu.
Thịt kho tàu là món ăn thường thấy trên mâm cơm của những gia đình Việt. Nhiều người lầm tưởng rằng thịt kho theo kiểu của Trung Hoa hay Hoa kiều nên được gọi là kho tàu nhưng sự thật món ăn này hoàn toàn thuần Việt.
Thịt kho tàu là món ăn thuần Việt
Thành viên Đinh Vũ Quang Cường trên diễn đàn ẩm thực đã giải thích, tên gọi là theo cách gọi của người miền Tây Nam bộ. Chữ "tàu" ở đây, theo ngôn ngữ, nghĩa của người miền Tây là lờ lợ (vừa mặn, vừa ngọt). Những vùng nước lợ cũng gọi là "tàu". Như những dòng sông có nước lờ lợ như sông Cái ở phía trên thì dân Nam Bộ gọi là sông Cái Tàu Thượng, sông Cái ở phía dưới thì gọi là sông Cái Tàu Hạ, sông Lòng ở Cần Giờ thì gọi là sông Lòng Tàu vì những sông này có nước lờ lợ. Món thịt kho này có 2 vị mặn ngọt hòa quyện, nên người dân gọi là thịt kho tàu.
Cùng với việc giải thích tên gọi của món thịt kho tàu, thành viên Quang Cường cũng chia sẻ với chị em kinh nghiệm món thịt kho tàu mềm, thơm, đậm vị mặn ngọt hòa quyện. Theo anh Cường, muốn thịt kho tàu chuẩn vị, có màu nâu đỏ đẹp mắt thì bí quyết chính là nằm ở khâu thắng nước hàng (nước màu) và tẩm ướp.
Cách làm của anh Quang Cường đã được nhiều chị em khen ngợi và học hỏi.
Thịt thái miếng lớn đều
Nguyên liệu: Thịt ba chỉ hoặc chân giò: 600 gram; đường, xì dầu, tương ớt (hoặc tương cà), mắm, muối, hạt nêm, nước cốt chanh, hành, tỏi, ớt....
Cách làm:
Ướp thịt với gia vị tầm 2-3 tiếng
Bước 1: Thịt ba chỉ (chân giò) sơ chế sạch, cắt miếng lớn đều. Ướp thịt cùng chút đường, mắm, muối, hạt nêm, 2 thìa cà phê nước cốt chanh tầm 2-3 tiếng.
Bước 2: Cho chảo lên bếp đun nóng, cho dầu ăn cùng 1,5 thìa canh đường vào thắng đến khi đường chuyển màu nâu sậm, tắt bếp.
Quan trọng nhất là khâu nhuộm màu thịt
Bước 3: Sau đó, thêm 1,5 thìa phở xì dầu (nước tương) 01 thìa tương ớt hoặc tương cà vào chảo, trộn đều. Tiếp tục đun thêm 1 lát cho hỗn hợp hòa quyện với nhau. Kế tiếp, bạn cho hành tím, tỏi, ớt vào xào cùng hỗn hợp nước màu (lưu ý hành, tỏi, ớt chỉ thái mà không đập dập. Làm vậy để khi kho, nước thịt có độ trong và không bị bọt).
Bước 4: Cho thịt đã ướp vào chảo nước màu, để lửa vừa cho màu nhuộn đều vào thịt. Nhuộm chừng 10 phút cho thịt ngấm nước màu. Nhuộm vậy để khi các bạn thêm nước hoặc nước dừa thì màu thịt không bị nhạt đi.
Thành phẩm thịt kho tàu khiến ai cũng ứa nước miếng
Bước 5: Sau khi nhuộm màu thịt xong, chuyển thịt qua nồi hay niêu đất,... Thêm nước hoặc nước dừa ngập xâm xấp so với miếng thịt, đun lửa nhỏ. Tùy vào độ mềm mong muốn, mà các bạn căn chỉnh thời gian kho từ 45-60 phút là thịt mềm tơi.
Những món Việt có tên gọi nghe là "hết hồn", phải lật đật hỏi "bác Gúc-Gồ" Món ngon nhưng tên độc lạ khiến thực khách ngạc nhiên đôi khi tò mò, đôi khi đắn đo không biết có phải là món ăn hay không hay nữa. Tuy tên gọi có hơi khó nhớ, thậm chí khó đọc nhưng những món ăn này đều vô cùng hấp dẫn du khách từ màu sắc, hương vị, và đã trở thành đặc...