Bánh đúc chợ quê
Hãy cùng nhau trở về chợ quê, ghé lại hàng bánh, thưởng thức món bánh đúc truyền thống để thấy sự hấp dẫn của ẩm thực làng quê.
Bánh đúc lạc. (Ảnh: Nguồn Internet)
Bánh đúc được làm dễ dàng, đơn giản, có nguyên liệu chính là gạo. Gạo làm bánh đúc là gạo tẻ xay dối, đem ngâm nước trước khi xay. Khi gạo đã chảy thành thứ bột mịn, người làm bánh bằng kinh nghiệm, pha trộn một lượng nước vôi trong vừa đủ.
Bột được đổ vào nồi có láng mỡ để bánh ngậy và trơn mặt không bị dính hay bén, đun đều lửa và quấy liên tục, đều tay để bột không vón cục. Khi bột đổi sang màu trong đục thì hạ nhỏ lửa rồi cho cùi dừa đã nạo chỉ hoặc thái lát mỏng cùng lạc dã dập đôi vào tiếp tục đảo đều.
Khi bột đã chín đem đổ ra mẹt, mỗi miếng lá chuối tươi đổ chừng một môi bột cho tự chảy thành hình tròn dẹt. Ngoài ra, để có khuôn bánh đẹp, có thể đổ bột vào bát nhỏ.Thưởng thức món bánh đúc, hình ảnh chợ quê xưa như hiện về. Bánh thường được chấm cùng với mắm tôm.
Cách làm món bánh đúc lạc chấm tương lạ miệng, chuẩn vị quê
Bánh đúc lạc chấm tương là món ăn truyền thống của Việt Nam. Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu cách làm món bánh đúc lạc chấm tương lạ miệng, chuẩn vị quê nhé.
Bánh đúc lạc là một món ăn truyền thống được nhiều thế hệ khác nhau ở Việt Nam ưa thích. Bánh đúc lạc thơm ngon chấm kèm với tương bần là chuẩn vị. Hôm nay hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu các bước làm món bánh đúc lạc chấm tương lạ miệng, chuẩn vị quê đơn giản tại nhà nhé.
Video đang HOT
1Nguyên liệu làm món bánh đúc lạc chấm tương
300g bột gạo
200g đậu phộng
25g vôi tôi
2 muỗng cà phê muố
i100g tương bần
Mẹo hay
Để mua đậu phộng ngon, hãy chọn những loại đậu có vỏ bên ngoài màu sáng, kích thước hạt to, tròn và đều nhau.
Nguyên liệu làm món bánh đúc lạc chấm tương
2 Cách làm món bánh đúc lạc chấm tương
Bước 1 Sơ chế các nguyên liệu
Đầu tiên, bạn cho 200g đậu phộng vào nồi cùng 300ml nước và 1 muỗng cà phê muối sau đó luộc cho chín mềm.
Tiếp theo bạn cho 25g vôi tôi vào hòa tan cùng 2 lít nước, sau đó để khoảng 15 phút cho vôi lắng cặn. Chắt lấy khoảng 1,5 lít nước vôi trong và cho vào hòa tan cùng 300g bột gạo.
Lưu ý
Khi khuấy bột, bạn hãy khuấy đều tay và chắc chắn rằng bột không bị vón cục để sau khi bánh luộc lên không bị lợn cợn.
Bước 2 Nấu bánh
Bước tiếp theo, bạn cho phần bột gạo đã hòa tan vào nồi, thêm 1 muỗng cà phê muối và để lửa vừa, sau đó liên tục khuấy đều. Đến khi bột bắt đầu đặc lại thì bạn điều chỉnh lửa nhỏ xuống và tiếp tục khuấy cho đến khi bột dẻo thì cho đậu phộng đã luộc vào. Sau đó bạn tiếp tục khuấy đều tay cho đến khi bột chín hoàn toàn.
Sau khi bột chín thì bạn múc bột ra từng chén nhỏ là có thể thưởng thức. Hoặc nếu có lá chuối thì bạn cũng có thể dàn một ra mặt lá dày khoảng 2 - 3cm cho nguội và cắt thành từng miếng vừa ăn.
Cuối cùng bạn cho tương bần ra chén là có thể thưởng thức món bánh đúc lạc chấm tương thơm ngon hấp dẫn rồi.
3 Thành phẩm
Vậy là bạn đã hoàn thành được món bánh đúc lạc chấm tương dân dã nhưng ăn vô cùng ngon và mới lạ. Món bánh đúc lạc dẻo thơm, kết hợp với vị bùi béo của đậu phộng, chấm cùng với tương mần mặn ngọt đan xen, mang đến một hương vị đậm đà, thơm ngon khó cưỡng.
Bánh đúc lạc chấm tương thơm dẻo, bùi béo là một món ăn vô cùng đơn giản để chế biến tại nhà. Hãy vào bếp thử nghiệm và chia sẻ kết quả với Bách hóa XANH nhé!
Bánh đúc một món ăn truyền thống giản dị của người Việt Bánh đúc từ lâu đã là một món ăn vô cùng quen thuộc của người Việt Nam. Nó có thể ăn chung với nhiều loại nước chấm khác nhau, mỗi loại lại tạo ra một hương vị đặc trưng riêng khiến người ta ăn một lần là nhớ mãi, có thể ăn vặt hoặc ăn no đều được. 1. Bánh đúc là gì?...