Bà bầu hoặc người cho con bú có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19?
Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc người đang bị kinh nguyệt có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay không? Câu trả lời sẽ có thông qua phần giải đáp của chuyên gia WHO.
Video khoa học thường thức của WHO giải đáp thắc mắc bà bầu, phụ nữ mang thai, và phụ nữ đang bị kinh nguyệt có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19
Thế giới đang bước vào chiến dịch tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 với quy mô chưa từng có nhằm đạt miễn dịch cộng đồng. An toàn tiêm chủng cũng như điều kiện nào đủ để tiêm chủng là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Chính vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương thường xuyên giải đáp thắc mắc về tiêm phòng COVID-19 thông qua chương trình khoa học thường thức Science in 5 (Giải đáp khoa học trong 5 phút).
Trong chương trình lần này, TS. Soumya Swaminathan- nhà khoa học trưởng của WHO sẽ giải đáp thắc mắc liên quan tới tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 đối với bà bầu, mẹ cho con bú và phụ nữ đang bị kinh nguyệt.
Phụ nữ cho con bú hoàn toàn yên tâm tiêm vắc xin phòng COVID-19
“Tôi đang mang bầu….”, “Tôi đang cho con bú….”, “Vậy tôi có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay không?”
Theo chuyên gia WHO, câu trả lời là có.
Phụ nữ vừa sinh con, hoặc đang cho con bú nên tiêm vắc xin phòng COVID-19. Bạn không cần phải lo lắng bởi không có rủi ro nào. Tất cả các loại vắc xin ngừa COVID-19 được sử dụng hiện nay không chứa “virus sống” (live virus), bởi thế rất an toàn, nó không thể gây ra nguy cơ truyền từ mẹ sang con qua đường sữa mẹ được.
Video đang HOT
TS. Soumya Swaminathan- nhà khoa học trưởng của WHO
Trên thực tế, kháng thể (anti-body) mà người mẹ có có thể truyền sang trẻ sơ sinh và có tác dụng bảo vệ trẻ sơ sinh. Vắc xin phòng COVID-19 hoàn toàn không gây hại mà rất an toàn. Vì vậy, phụ nữ cho con bú hoàn toàn có thể tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Lợi ích của tiêm vắc xin phòng COVID-19 đối với phụ nữ mang thai
Thế còn phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai thì sao?
Ồ, điều đó rất quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay, TS. Soumya chia sẻ, không chỉ với sức khỏe bà mẹ mà còn vì sức khỏe thai nhi.
Những loại thuốc hoặc vắc xin tiêm cho bà bầu theo chỉ định đã được đảm bảo không có tác dụng phụ, an toàn đối với bà bầu và thai nhi. Trong bối cảnh dịch bệnh, chúng ta biết rằng bà bầu có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn và nguy cơ sinh non. Trong trường hợp có nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng, thì những đối tượng như nhân viên y tế tuyến đầu, phụ nữ mang thai sẽ nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị lây nhiễm. Vì vậy, lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 lớn hơn nguy cơ rất nhiều.
Đối với cơ chế sản xuất vắc xin, không có vắc xin nào chứa virus sống (viral) nên không có nguy cơ virus sinh sôi trong cơ thể được. Vì vậy mà mọi quốc gia cũng như phụ nữ mang thai nên được tuyên truyền về lợi ích của vắc xin. Bởi phụ nữ mang thai nằm trong đối tượng nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19 và do đó tiêm phòng vắc xin mang lại lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
“Tôi có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 khi đang bị kinh nguyệt?”
Xét về góc độ khoa học, không có lý do gì để hoãn tiêm phòng nếu bạn đang bị kinh nguyệt. Tất nhiên, ngày đèn đỏ sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu ngày đó trùng với lịch tiêm vắc xin phòng COVID-19, bạn vẫn nên đi tiêm bình thường.
Phát triển vắc xin COVID-19 cho trẻ nhỏ
Các chuyên gia cho biết, điều quan trọng là phải tiêm phòng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.
Các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để kiểm tra vắc xin ở trẻ nhỏ hơn. Dự kiến vắc xin COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi sẽ có vào tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay.
Khi nào trẻ có thể đủ điều kiện tiêm vắc xin COVID-19?
Nhiều người đặt ra câu hỏi: Khi nào trẻ có thể đủ điều kiện tiêm vắc xin COVID-19? Điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và loại vắc xin có sẵn. Mới đây, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vắc xin Pfizer cho trẻ em từ 12 đến 16 tuổi. Trong khi đó, các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của vắc xin COVID-19 ở trẻ em dưới 12 tuổi.
TS. Dean A. Blumberg, trưởng khoa Bệnh Truyền nhiễm Nhi khoa tại Đại học California, cho biết: Không có sự khác biệt giữa một đứa trẻ 12 tuổi và 11 tuổi, nhưng cần thực hiện các nghiên cứu để chứng minh rằng vắc xin là an toàn và hiệu quả.
Các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để kiểm tra vắc xin ở trẻ nhỏ hơn.
Cần phải thực hiện nghiên cứu theo các độ tuổi khác nhau vì liều lượng có thể cần được điều chỉnh: Giảm liều nếu đó là liều dựa trên cân nặng hoặc có thể tăng liều do hệ miễn dịch chưa trưởng thành và để tìm kiếm bất kỳ loại nào các tác dụng phụ bất thường có thể xảy ra trong khi đạt được phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.
Các thử nghiệm lâm sàng hiện có
Hiện tại, Pfizer đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em khỏe mạnh từ 6 tháng đến 11 tuổi. Trẻ em đang được nghiên cứu ở ba nhóm tuổi: 6 tháng đến 2 tuổi, 2 đến 5 tuổi và 5 đến 12 tuổi.
Moderna cũng đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng cho trẻ em từ 6 tháng đến 11 tuổi. Johnson & Johnson và Novavax đang tiếp tục thử nghiệm ở thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi.
Kết quả từ các thử nghiệm ở trẻ nhỏ dự kiến sẽ có vào cuối năm nay. Pfizer đã tuyên bố rằng, họ sẽ có đủ dữ liệu để gửi giấy phép sử dụng khẩn cấp cho trẻ nhỏ hơn vào tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay.
Những phản ứng trái chiều
Theo các nhà nghiên cứu, sẽ có nhiều phản ứng trái chiều giữa các bậc cha mẹ về việc đưa trẻ đi tiêm chủng. Có một số phụ huynh rất muốn con mình được tiêm chủng vì sợ COVID-19 khiến trẻ có thể bị ốm. Họ muốn trẻ yên tâm trở lại trường học và được tham gia các hoạt động bình thường.
Nhưng cũng có những người lại muốn chờ xem hiệu quả thực sự của vắc xin như thế nào và không muốn mình là người đầu tiên tiêm chủng. Ngoài ra, còn một số người do dự về vắc xin. Tuy nhiên, để vắc xin được những người này ủng hộ, hiện tại cần tuyên truyền, giáo dục sao cho họ nhận thức được vắc xin là an toàn. Theo thống kê, đến nay, đã có hơn 1,3 tỷ liều vắc xin COVID-19 được tiêm trên toàn thế giới.
Tại sao tiêm chủng cho trẻ em lại quan trọng?
Các chuyên gia hy vọng khi vắc xin được chấp thuận sử dụng cho trẻ nhỏ, chúng ta sẽ tiến một bước gần hơn đến việc đạt được miễn dịch cộng đồng và trở lại cuộc sống bình thường.
Chừng nào còn một bộ phận đáng kể dân số không được miễn dịch, sẽ không tạo được miễn dịch cộng đồng, sẽ tiếp tục lây truyền và phân đoạn dân số đó sẽ dễ bị nhiễm bệnh.
Các chuyên gia cho hay, trong vài tuần qua, trẻ em đã chiếm hơn 20% số ca nhiễm COVID-19 mới. Đây là những ca nhiễm xảy ra ở một số người chưa có miễn dịch, những trẻ nhỏ hơn chưa đủ điều kiện để tiêm chủng.
Bà bầu ăn canh bầu được không, có tốt không? Bà bầu ăn canh bầu được không và canh bầu có tốt cho thai nhi không là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Bà bầu có thể ăn canh bầu trong cả thai kỳ và canh bầu tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bầu là một loại quả phổ biến ở Việt Nam và thường xuyên xuất hiện trong các...