Áp chao – đặc sản mùa đông xứ Lạng
Áp chao là một loại bánh có vẻ khá lạ lẫm, nhưng nó lại rất nổi tiếng ở xứ Lạng, là món ăn vặt không thể thiếu khi mùa đông tới. Điều đặc biệt, nó chỉ được bán trong vài tháng bởi bánh này chỉ ăn ngon nhất khi trời trở lạnh.
Món ăn vặt đặc sắc
Vào những ngày đông giá lạnh, nếu đến Lạng Sơn vào buổi chiều tối sẽ không khó tìm kiếm áp chao, bởi nó có bán ở khắp các khu phố ẩm thực. Thời tiết xứ Lạng vào mùa đông nhiệt độ đôi khi có thể chênh lệch từ 5 đến 10 độ C so với các tỉnh đồng bằng. Trong ngày rét co ro ấy, chỉ có những món ăn nóng hổi mới đủ sức kéo những tâm hồn ẩm thực khỏi chiếc chăn ấm để ra ngoài thưởng thức. Ăn vặt ở Lạng Sơn thiên về món mùa đông như: coóng phù, quẩy nóng, ốc xào măng, chân vịt chiên phồng hay đĩa bánh áp chao nóng giòn.
Là một loại bánh ăn nóng, chính vì thế cứ chiều tối, có khi kéo dài đến nửa đêm những quán bán bánh áp chao luôn đông khách. Đây cũng là món ăn thích hợp với các thực khách đi theo nhóm, gia đình nhỏ hay những cặp đôi hẹn hò đi ăn đêm. Người bán hàng luôn tay phết những miếng bột vào từng chiếc khuôn nhôm nho nhỏ thả vào chảo dầu. Chỉ tầm 5 -7 phút bánh sẽ căng phồng, vàng ruộm nổi lên mặt chảo. Những chiếc bánh lần lượt được cắt ra đĩa theo từng miếng vừa ăn và chấm với nước chấm chua ngọt có thêm đu đủ cùng rau sống.
Mới thoạt nhìn, áp chao khá giống với những chiếc bánh rán mặn của người đồng bằng, nhưng hương vị và cách làm ra nó lại hoàn toàn khác biệt. Bánh áp chao có phần vỏ làm từ bột nếp nương pha chút gạo tẻ, đậu tương và khoai môn bào trộn ủ với nhau trong vài tiếng đồng hồ cho quện. Phần nhân là những miếng thịt vịt ngon, dày, được chặt và ướp bằng rất nhiều gia vị đặc trưng của miền núi như húng lừu, tiêu, bột mắc mật… Cái hay ở chỗ, những miếng thịt vịt chặt làm nhân bánh sẽ để cả xương chứ không lọc riêng thịt. Khi ăn, phần vỏ bánh vàng ươm, giòn rụm, nhưng bên trong lại rất dẻo, kết hợp với nhân thịt vịt đậm đà quả là kích thích vị giác thực khách. Cảm giác ăn một chiếc bánh mà lại phải “nhè” xương thì vô cùng độc đáo và thích thú. Rất nhiều du khách phương xa lần đầu được thưởng thức áp chao Lạng Sơn đều tỏ ra thích thú và ấn tượng với phong cách ẩm thực độc lạ này.
Video đang HOT
Đơn giản và cầu kỳ
Phần quan trọng để làm nên chiếc bánh áp chao ngon là nhân thịt vịt. Rất khó để tìm kiếm thứ bánh nào có nhân lạ lùng như vậy. Thịt vịt phải lựa chọn từ những con vịt bầu Thất Khê (một huyện khá nổi tiếng về vịt của Lạng Sơn). Đây cũng là vùng chuyên cung cấp những con vịt chỉ để làm món vịt quay mắc mật nổi tiếng. Giống vịt này cho thịt dày, ngon, xương mềm chứ không cứng như vịt cỏ, khi ăn có thể nhai được cả phần xương. Người ta sẽ chỉ chọn phần thân và đùi vịt rồi chặt từng miếng làm nhân. Riêng cổ, cánh và chân để làm những món ăn kèm. Mỗi nơi sẽ có một cách tẩm ướp nhân theo tỉ lệ riêng, nhưng tất cả đều được ướp vào buổi sáng cho ngấm gia vị và để chiều tối mới làm bánh.
Để có được một phần vỏ bánh vừa vàng giòn, vừa thơm ngậy mà lại dẻo mềm phía trong, khâu làm bột khá mất thời gian và cầu kỳ. Thường thì bột xay nghiền trực tiếp từ những hạt nếp nương được ngâm lẫn với chút gạo tẻ và đậu tương. Bánh làm hôm nào thì bột sẽ được xay nghiền hôm đó chứ không dùng bột nghiền sẵn. Sau khi nghiền, người ta sẽ bào nhỏ từng củ khoai môn trộn cùng rồi đem ủ trong vòng 3-4 tiếng.
Cứ tầm 17h, những quán bánh áp chao bắt đầu mở hàng. Người bán sẽ đặt một chiếc chảo to ngập dầu, không cần nặn bánh trước mà chao đến đâu bánh sẽ được làm ra đến đó. Những chiếc khuôn nhôm tròn hệt như chiếc muôi múc canh nhưng được làm hơi dẹt, một đầu sẽ gắn cố định với thanh đũa tre dài để khi chao dễ dàng nhấc khuôn bánh ra. Người làm bánh sẽ quết một miếng bột lên chiếc khuôn, đặt một miếng nhân thịt vịt và quết tiếp miếng bột nữa phủ lên, chưa tới 1 phút là có ngay chiếc bánh tròn gọn. Cứ thế thả cả bánh và khuôn vào chảo dầu sôi, chỉ tầm 5-7 phút bánh chín giòn là nó tự tách khỏi khuôn nổi lên mặt chảo và có thể vớt ra phục vụ thực khách. Có khi liên tục vài chục chiếc khuôn bánh được thả vào chảo dầu cùng lúc, những chiếc bánh vàng ruộm, thơm nức nổi trên mặt chảo nhìn rất thích mắt.
Một chiếc bánh áp chao có giá khá rẻ, chỉ vài nghìn. Cùng nhóm bạn hay người thân ăn một đĩa bánh nóng hổi, thơm ngậy cũng đủ sưởi ấm những chiếc bụng cồn cào trong ngày đông lạnh giá.
Vào những ngày đông giá lạnh, nếu đến Lạng Sơn vào buổi chiều tối sẽ không khó tìm kiếm áp chao, bởi nó có bán ở khắp các khu phố ẩm thực. Ăn vặt ở Lạng Sơn thiên về món mùa đông như: coóng phù, quẩy nóng, ốc xào măng, chân vịt chiên phồng hay đĩa bánh áp chao nóng giòn.
Nem nướng Hữu Lũng
Nhắc tới Lạng Sơn, món phổ biến nhất mà nhiều người hay giới thiệu với bạn đó là vịt quayvà thịt lợn quay.
Thêm vào đó, là món măng ớt chua, gần mùa thu thì chắc chắn là món na núi đá quả to thơm ngon nức tiếng. Một lần ghé qua, với từng đó món đã làm bạn xao xuyến muốn quay trở lại. Nhưng bạn đừng vội vàng, xứ Lạng còn rất nhiều món độc đáo đang chờ bạn khám phá và thưởng thức.
Nếu như nem chua Thanh Hóa với vị chua dịu nổi tiếng xa gần thì nem Hữu Lũng lại được yêu thích bởi hương vị thơm nồng khi nướng lên.
Món nem này nếu nhìn bề ngoài chẳng khác mấy so với nem chạo, nem thính khá nổi tiếng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Nhưng cũng như món bánh cuốn, món nem ở từng địa phương lại chứa trong đó một thứ "đặc sản" đặc trưng riêng. Nó toát ra từ hình dáng, nguyên liệu và hương vị của món ăn.
Nem nướng Lạng Sơn to bằng cổ tay người lớn, dài ước chừng một gang tay, được bọc bởi 3 lớp lá chuối xanh bên ngoài buộc lạt tre. Bên trong nem gồm thịt lợn (phần nạc vai, ba chỉ lách không quá mỡ), bì lợn thái mỏng. Thịt phải mua lúc lợn mới mổ, còn hồng tươi, mang về thái bằng dao sắc, mỏng. Bì lợn cũng luộc sơ, thái thật mỏng.
Thông thường một chiếc nem gói khoảng 0,3 kg thịt lợn, thịt mua về được rửa sạch, thái con chì, bì lợn luộc chín, cạo sạch lông thái nhỏ, trộn cả phần thịt và bì với bột thính (loại bột chuyên làm nem thính), nêm thêm gia vị, gói lại bằng lá chuối tươi và buộc lạt, không nên buộc lạt quá chặt sẽ làm cho nem cứng khi nướng nem sẽ không chín đều.
Người làm nặn chiếc nem thành hình trụ đường kính chừng 3 cm rồi "khoác" bên ngoài bằng 3 lớp lá chuối tây đã rửa sạch, lau khô. Thường thì khi ăn nem, thực khách hay thắc mắc "à, chủ quán làm điêu, bọc sao lắm lá chuối thế", ây nhưng như thế là mang tiếng "oan" cho người làm.
Nhờ những lớp lá chuối đó, nem mới "chín", tránh bị thiu hay vi khuẩn bẩn xâm nhập. Để trong điều kiện tự nhiên khoảng 2,3 ngày, nem ngấu, màu hồng đẹp là có thể sử dụng chế biến thành món nem nướng thơm nức mũi và gây cảm giác thèm thuồng khó tả với thực khách.
Nem để nguyên lá đem nướng trên than hoa hồng rực cho đến khi cháy xém hết lớp lá chuối, trong quá trình nướng phải lật nem liên tục để tránh nem bị cháy một bên. Đối với những gia đình không sử dụng bếp củi hay không có chỗ để dùng than hoa thì có thể nướng bằng lò vi sóng hoặc kẹp vỉ nướng trên bếp ga, tuy nhiên nướng bằng than hoa mới đúng kiểu và chuẩn hơn cả. Không nên để nem quá lâu mới đem nướng, nem sẽ rất chua.
Coóng phù món ăn "sưởi ấm" mùa đông Xứ Lạng Trong những ngày đông giá lạnh của vùng núi Xứ Lạng, không gì thú vị hơn khi ngồi thưởng thức hương vị cay nồng của gừng, vị ngọt của đường, hòa trong sự dẻo, dai của từng viên coóng phù (bánh trôi) - món ăn "sưởi ấm" ngày đông Xứ Lạng. Dừng chân trên đường Lê Lợi, thành phố Lạng Sơn địa điểm...