Ăn sushi có thể gặp nguy cơ sức khỏe gì?
Sushi là món ăn của người Nhật Bản, có mặt và được yêu thích ở nhiều quốc gia châu Á hiện nay.
Các món súp kèm sushi làm từ tương miso và đậu hũ thường tốt cho sức khỏe – Ảnh minh họa
Trong tiếng Nhật, sushi có nghĩa là “cơm được kết hợp với các nguyên liệu khác”, chứ không có nghĩa là cá – theo Malina Malkani, người phát ngôn của Viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn Hoa Kỳ.
Về cơ bản, món ăn được nhiều người yêu thích này là những cuộn cơm nhỏ trong đó có rau cải, trứng, cá sống.
Hiện nay, có nhiều cách để làm món sushi với các thành phần là cá hồi và cá ngừ, có chứa protein và axit béo omega-3.
Nhiều cuộn sushi còn chứa thêm dưa leo (có hàm lượng cao vitamin C, K và chất xơ), bơ (chứa các chất béo không bão hòa đơn tốt cho sức khỏe) và rong biển bọc bên ngoài (giàu iodine, chất xơ) cùng với gừng (chứa chất chống oxy hóa gingerol).
Món sushi chứa 3 nhóm dinh dưỡng là carbohydrate, chất béo và protein nên cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.
Video đang HOT
Sushi thường được dùng kèm với các thực phẩm có nguồn gốc thực vật tốt cho sức khỏe như đậu nành luộc, rau trộn, rong biển, tempeh, đậu hủ, miso và rau cải hấp.
Nguy cơ sức khỏe khi ăn sushi
Ngoài một số thành phần tốt cho sức khỏe như trên, ăn cá sống có thể dẫn tới nhiều nguy cơ sức khỏe như ngộ độc thực phẩm bởi vi khuẩn Salmonella và Vibrio vulnificus cũng như nhiễm ký sinh, các loạn sán có trong cá.
Thêm lý do khác khiến nhiều người quan ngại về sự an toàn của món sushi là nguy cơ ngộ độc thủy ngân. Nguy cơ nhiễm thủy ngân càng cao khi càng ăn nhiều sushi có cá sống, tôm và mực sống hoặc tái.
Đặc biệt, nguy cơ ngộ độc thủy ngân còn rất nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai; bác sĩ khuyên thai phụ nên tránh ăn cá sống và các loại cá có nguy cơ nhiễm thủy ngân cao.
Trần Trọng Hiếu
Theo Reader’s Digest/giacngo
7 thực phẩm giúp trị cảm lạnh hiệu quả
Một số thực phẩm quen thuộc có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe và giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh hiệu quả.
Cá trích rất giàu axit béo omega-3 giúp làm giảm nguy cơ virus tấn công cơ, tăng cường các tế bào miễn dịch trong cơ thể, giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh và không bị virus xâm nhập gây cảm lạnh.
Hợp chất allicin, các chất kháng khuẩn và chống viêm trong tỏi giúp trị cảm lạnh, tăng cường sức đề kháng một cách hiệu quả.
Nghệ chứa một lượng lớn các chất chống viêm và chống oxy hóa giúp làm sạch các độc tố có hại ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa ho, cảm lạnh.
Trong nấm rơm có chứa các chất chống virus có lợi cho cơ, giúp chống nhiễm trùng và hỗ trợ điều trị cảm cúm.
Trái cây thuộc họ cam quýt để cả vỏ: Các loại quả thuộc họ cam chứa lượng vitamin C cao có thể giúp cho hệ miễn dịch được khỏe mạnh, điều trị cảm cúm và các bệnh về viêm phế quản.
Súp gà: Khi được nấu chín, gà sẽ sinh ra amino axit có tên cysteine giúp hỗ trợ chữa cảm lạnh và ho. Món súp gà này có thể làm tăng chức năng miễn dịch, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi bị cảm lạnh và bệnh cúm.
Khoai lang không chỉ giàu năng lượng mà còn chứa beta carotene giúp đẩy lùi virus một cách nhanh chóng./.
CTV Vũ Gia/VOV.VN (biên dịch)
Theo Brightside
Hạt siêu thực phẩm giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường loại 2 Những loại hạt siêu thực phẩm có thể giúp giảm lượng đường trong máu đẩy lùi nguy cơ biến chứng tiểu đường loại 2. Bệnh tiểu đường loại 2 đang ngày càng phổ biến ở khoảng 1/10 ở độ tuổi trên 40. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như mù lòa, cắt cụt chi, bệnh tim và suy thận. Tình trạng...