Ăn quá nhiều chất bổ gây hại gan
Việc ăn uống quá nhiều chất bổ dưỡng cũng như chất độc hại có thể khiến gan phải làm việc quá sức để thanh lọc và giải độc cho cơ thể.
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, có khả năng tự tái tạo rất lớn, chỉ khi tổn thương gan trên 70-80% mới biểu hiện ra triệu chứng viêm gan.
Bác sĩ Lê Văn Hải, Viện Y dược học dân tộc TP HCM cho biết, viêm gan là tình trạng tế bào gan bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như siêu vi (A, B, C, E…), bia rượu, thuốc, môi trường ô nhiễm, thức ăn hóa chất độc hại.
Gan bị nhiễm độc có thể xảy ra ở bất kỳ người nào, từ người có chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh nhất cho đến những người thường xuyên tự đầu độc chính mình bằng bia, rượu – vốn là kẻ thù số 1 của gan. Bên cạnh đó, việc mắc bệnh gan mạn tính, nhiễm virus cũng là nguyên nhân gây viêm gan.
Việc ăn uống quá nhiều chất bổ dưỡng có thể khiến gan phải làm việc quá sức để thanh lọc và giải độc cho cơ thể. Ảnh: foodevents
Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm gan
Theo quan điểm ông y, bệnh viêm gan thuộc phạm trù của các chứng hoàng đản (vàng da), hiếp thống (đau vùng hông sườn), tích tụ (chứng kết khối trong bụng hoặc sưng hoặc đau). Biểu hiện chủ yếu là bệnh lý của hệ tiêu hóa.
- Sự thay đổi tổng trạng như chán ăn, có cảm giác ngán rượu, bỏ hút thuốc lá, mệt mỏi, sụt cân, rối loạn tiêu hóa kéo dài, đau vùng hông sườn, sốt nhẹ.
Video đang HOT
- Có một số triệu chứng đặc hiệu biểu hiện ở da như sao mạch, bàn tay son, móng tay trắng, vàng da và niêm mạc, da sạm đen, ngứa da, dấu xuất huyết dưới da.
Theo bác sĩ Hải, quan điểm “phòng bệnh hơn trị bệnh” là phương châm điều trị chủ yếu của ông y, phải điều trị trước khi bệnh xuất hiện, còn khi bệnh đã biểu hiện rõ ràng thì việc trị liệu đã trở nên khó khăn và có khi đã quá muộn.
Viêm gan chỉ được điều trị tốt khi xác định được nguyên nhân gây ra bệnh (do bia rượu, do thuốc, do siêu vi…). Do đó, các cây thuốc nam như như atiso, cúc gai, diệp hạ châu… và một số kinh nghiệm dân gian chỉ có tác dụng đối với bệnh viêm gan ở giai đoạn nhẹ và cấp tính. Nếu người bệnh viêm gan có vàng da và niêm mạc có thể dùng các vị thuốc như nhân trần 20 g, chi tử 12 g và đại hoàng 8 g, sắc chung để uống điều trị chứng vàng da.
Ở các giai đoạn viêm gan mạn tính do siêu vi, xơ gan giai đoạn còn bù đến mất bù thì người bệnh cần phải được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và tìm nguyên nhân bệnh, đồng thời được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa về bệnh gan mật có kinh nghiệm tại các bệnh viện, phòng khám.
Khi sử dụng thuốc tây và đông y chung, cần lưu ý đến sự tương tác giữa hai loại thuốc:
- Tương tác có lợi: Khi kết hợp nhóm thuốc kháng sinh, kháng siêu vi với nhóm thuốc đông y có tác dụng thanh nhiệt giải độc thì làm tăng tác dụng của thuốc kháng sinh, kháng siêu vi. Vì thế có thể giảm liều đối với các nhóm thuốc này và có thể làm giảm được tác dụng phụ của thuốc.
- Tương tác không có lợi: Khi sử dụng chung các thuốc chống ngưng tụ tiểu cầu, kháng đông dùng trong bệnh lý tim mạch với các thuốc có tác dụng hoạt huyết của đông y thì có thể gây tăng chảy máu, xuất huyết hoặc với thuốc chỉ huyết (cầm máu) thì có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc phòng ngừa trong tim mạch dẫn đến tình trạng “đột quỵ”.
Chế độ ăn uống của người bệnh viêm gan
- Ăn nhiều chất đạm để cung cấp đủ chất đạm giúp tái tạo lại tế bào gan, bổ sung những axit amin cần thiết có khả năng ngăn chặn gan thoái hóa mỡ, như: methionin, cholin có nhiều trong sữa, trứng, thịt, cá, đậu nành, đậu phụ…
- Ăn nhiều chất bột để đảm bảo năng lượng cho hoạt động thải độc của gan, không quá 100 g đường (dạng tinh bột) mỗi ngày để tránh lên men quá nhiều trong đường ruột.
- Ăn giảm chất béo để tránh thoái hóa mỡ của tế bào gan, ứ đọng mỡ do gan tiết mật ít và gây hiện tượng chán ăn. Không dùng mỡ động vật (mỡ bão hòa), không chiên xào vì có thể sinh ra những chất gây độc cho gan, gây đầy bụng, chán ăn, hấp thu kém, nên dùng dầu thực vật (mỡ chưa bão hòa) như dầu mè, dầu đậu nành…
- Tăng cường chất xơ (có trong rau nấu chín, quả tươi) để tránh táo bón, không có lợi cho bệnh viêm gan (ứ đọng chất độc).
- Cần phải kiêng cử uống bia rượu trong thời gian điều trị bệnh viêm gan, hoặc nên phải bỏ hẳn để không dẫn đến các bệnh lý gan nặng hơn như xơ gan, ung thư gan.
Bác sĩ Hải khuyến cáo, không ăn một loại thức ăn nào quá nhiều và quá lâu vì dễ dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, khiến bệnh tật bắt đầu phát sinh.
Lê Phương
Theo VNE
Ký khống bệnh án, rút ruột tiền thuốc bảo hiểm y tế
Trong vòng 6 tháng, một dược sĩ của Trung tâm Vận chuyển cấp cứu 115 Hà Nội đã vận động 7 bác sĩ liên quan ký khống giấy tờ, đơn thuốc để rút ruột tiền thuốc từ quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) với số tiền lên đến 19 triệu đồng.
Đại diện Sở Y tế Hà Nội trả lời báo chí về vụ việc sai phạm tại Trung tâm 115
Cuối tháng 6-2013, một cơ quan thông tấn nhận được đơn phản ánh về việc dược sĩ Lê Thị Thu Hương của Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 Hà Nội (gọi tắt là Trung tâm 115) đã sử dụng khống mã thẻ BHYT của nhiều người, nhờ bác sĩ ký khống để lấy thuốc với số lượng lớn. Theo thông tin ban đầu, có những hóa đơn khống nhằm mục đích "ăn cắp" thuốc BHYT nói trên được nhân viên của Trung tâm 115 ghi khống lên tới 500.000 đồng. Lại có những bệnh nhân không hề đi khám nhưng được nhân viên của Trung tâm 115 tự ý viết khống bệnh án và nhận thuốc đến 3 lần trong 1 tháng. Rất nhiều bệnh nhân có ký tên trong phiếu nhận thuốc tại Trung tâm 115 nhưng thực tế họ không phải là người được lĩnh thuốc và không hề hay biết về chuyện đó. Chữ ký của những người bệnh này bị giả mạo. Thậm chí có những người không bị tiểu đường nhưng lại có tên trong danh sách cấp phát thuốc về loại bệnh này.
Trả lời báo chí chiều 7-5, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh, tháng 7-2013, Thanh tra Sở Y tế đã vào cuộc và khẳng định các sai phạm nói trên tại Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 Hà Nội là có thật. Theo ông Cường, qua kiểm tra của Thanh tra Sở Y tế và quá trình tự rà soát của Trung tâm 115 đã phát hiện, trong 6 tháng đầu năm 2013, có 33 bệnh nhân nội trú tại Trung tâm 115 bị dược sĩ Lê Thị Thu Hương sử dụng khống mã vạch thẻ BHYT, nhờ bác sĩ ký khống vào đơn thuốc để được lĩnh thuốc, rút ruột tiền thuốc BHYT.
Ngày 4-9-2013, Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội cũng có quyết định thanh kiểm tra việc sử dụng thẻ BHYT tại Trung tâm 115. Đến ngày 22-11, kết thuốc đợt thanh tra, Bảo hiểm xã hội đã phát hiện có thêm 16 trường hợp bệnh nhân khác bị dược sĩ Lê Thị Thu Hương lợi dụng thẻ BHYT để rút ruột tiền thuốc. Như vậy, tổng số có 49 thẻ BHYT đã bị nhân viên của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội lợi dụng, ký khống nhằm mục đích trục lợi quỹ BHYT. Tổng số tiền mà họ rút ruột được từ quỹ BHYT lên tới 19 triệu đồng, trong đó có gần 16 triệu là tiền thuốc và hơn 3 triệu tiền công.
Ông Nguyễn Việt Cường cho biết thêm, Ban lãnh đạo Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 Hà Nội gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc đã có bản kiểm điểm trách nhiệm cá nhân trong việc để xảy ra sai phạm nói trên và tự kiểm điểm trước lãnh đạo Sở Y tế. Dược sĩ Lê Thị Thu Hương cũng đã có bản tường trình, thành khẩn nhận sai phạm và lý giải việc chị này làm khống hóa đơn lĩnh thuốc nhằm mục đích đem về nhà sử dụng. Theo thẩm quyền xử lý sai phạm được phân cấp, Trung tâm 115 đã họp, lấy ý kiến trong đơn vị và đưa ra biện pháp xử phạt đối với dược sĩ Lê Thị Thu Hương là 6 tháng không được tăng lương và bị điều chuyển công tác. Dược sĩ này cũng đã thực hiện biện pháp khắc phục là nộp lại toàn bộ số tiền rút ruột được từ tiền thuốc BHYT nói trên vào quỹ đơn vị.
Ngoài dược sĩ Lê Thị Thu Hương, có 7 nhân viên khác của Trung tâm 115 có liên đới trong vụ việc, đó là 7 bác sĩ đã ký khống vào hóa đơn thuốc để giúp dược sĩ Hương được lĩnh thuốc. Các bác sĩ này lý giải việc họ ký khống như vậy là vì cả nể khi đồng nghiệp nhờ chứ không phải vì mục đích trục lợi cá nhân.
Ông Trần Ngọc Tụ, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ - Sở Y tế Hà Nội cho biết thêm, sau khi Sở Y tế có thông báo kết luận thanh tra, trong buổi kiểm điểm trước lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội là ông Trần Văn Nam đã thừa nhận trách nhiệm của mình. Cụ thể là không quản lý, kiểm soát được chặt chẽ nhân viên và công việc ở đơn vị "trong lúc sức khỏe yếu" và xin được nghỉ hưu trước tuổi.
Ông Trần Văn Nam đã xin đi giám định sức khỏe, được kết luận là sức khỏe bị suy giảm trên 61% nhưng do có liên quan đến vụ việc nói trên nên hiện vẫn chưa được giải quyết cho nghỉ hưu. Mặc dù trên danh nghĩa vẫn đang đương chức là Giám đốc Trung tâm Vận chuyển cấp cứu 115 Hà Nội nhưng vì lý do sức khỏe nên suốt từ đầu năm 2014 đến nay, ông Trần Văn Nam đã ủy quyền phụ trách hoàn toàn đơn vị cho Phó giám đốc Nguyễn Văn Chánh.
Tuy Sở Y tế Hà Nội không đưa ra đánh giá về mức nghiêm trọng của vụ sai phạm này nhưng với diễn biến cụ thể, chỉ trong vòng 6 tháng nhân viên của Trung tâm 115 đã rút ruột quỹ BHYT đến 19 triệu đồng, nhiều ý kiến cho rằng vụ sai phạm này nghiêm trọng không hề kém vụ nhân bản xét nghiệm tại Bệnh viện Hoài Đức. Đặc biệt, 2 vụ sai phạm nghiêm trọng nói trên xảy ra cách nhau không lâu cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng và trách nhiệm quản lý của ngành y tế Hà Nội.
Theo ANTD
Những loại thức uống có cồn gây tăng cân Bạn đang cố gắng để duy trì trọng lượng hoặc muốn giảm cân, nhưng vẫn thích đi chơi với bạn bè vào những dịp cuối tuần. Và rất có thể bạn sẽ phá hủy những nỗ lực lâu nay nếu không tránh né những loại thức uống sau: Bia là loại thức uống gây tăng cân - Ảnh: Shutterstock Bia. Đây là loại...