Ăn món khoái khẩu nhiều người thích, người đàn ông được ‘cõng’ thẳng vào viện
Biết mình bị gout nhưng ông T. vẫn “không nhịn được mồm”, cơ quan liên hoan rượu, thịt chó hay hải sản ông đều ăn nhiệt tình. Hệ quả, sau 2 năm người nhà phải cõng ông đến viện.
Ăn món khoái khẩu nhiều người thích, người đàn ông được cõng thẳng vào viện (ảnh minh hoạ)
Khổ vì ăn
Bệnh gout là một bệnh khớp sinh ra do rối loạn chuyển hoá các nhân purin, dẫn đến tăng acid uric máu.
Tại Việt Nam, kinh tế phát trển kéo theo chế độ ăn uống, sinh hoạt người dân thay đổi theo. Đây chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh gout gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Tỷ lệ bệnh gout trong dân số nói chung khoảng 0,2%.
Trong một nghiên cứu về mô hình bệnh tật tại khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991- 2000), bệnh gout chiếm tỷ lệ 8% (so với trước đây là 1,5%), đứng hàng thứ 4 trong các bệnh khớp hay gặp tại khoa.
Theo các bác sĩ, gout có thể được điều trị và hạn chế tái phát nếu bệnh nhân tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều bệnh nhân vẫn chưa được điều trị đúng cách. Theo ghi nhận, tại Bệnh viện Bạch Mai vẫn tiếp nhận những trường hợp bị gout biến chứng do tự chữa hoặc mua thuốc về nhà uống.
Trường hợp của bệnh nhân Trần Văn T. (Bắc Từ Liêm) là điển hình. Ông T. cho biết ông bị bệnh gout hai năm nay nhưng trước thi thoảng nó mới đau và hơi sưng ngón chân cái.
Dù biết đây là bệnh cần phải được điều chỉnh chế độ ăn uống theo chỉ định của bác sĩ, nhưng ông T. vẫn “không nhịn được mồm”. Cơ quan liên hoan có rượu, thịt chó hay hải sản ông không từ chối.
Đồng nghiệp nhắc, ông tặc lưỡi “thi thoảng mới ăn chẳng sao” mà nếu có đau “thì uống thuốc”. Lạ cái, sau hơn 1 năm mắc gout ông ít bị sưng tay. Ngỡ do uống thuốc nam do người quen mách khỏi bệnh nên ông càng chủ quan không kiêng khem gì.
Thế nhưng hai tháng nay, ông đau nhiều hơn. Cổ chân sưng tấy đỏ, bàn tay sưng húp khiến ông không thể đi lại, làm gì cũng khó khăn. Cấp tốc gọi lấy thuốc nam từng uống nhưng không hiệu quả. Ông không thể tự đi nổi, người nhà phải phải cõng đến viện.
TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bệnh gout là một loại viêm khớp, khởi phát thường đột ngột, sưng, đau và viêm các khớp. Gần một nửa số trường hợp bệnh gút thường bắt đầu từ ngón chân cái, tiếp đến là ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.
Video đang HOT
Các triệu chứng của bệnh xảy ra khi có quá nhiều acid uric trong máu. Khi nồng độ acid uric cao, các tinh thể uric sẽ có thể tích tụ trong các khớp. Quá trình này gây ra sưng, viêm và đau dữ dội. Các cơn gout thường xảy ra vào ban đêm, sau các bữa ăn giàu đạm và kéo dài 3-10 ngày.
Có tình trạng này, theo TS. BS Nguyễn Trọng Hưng, là do 3 nguyên nhân: Do tăng sản xuất acid uric nội sinh; Do giảm đào thải acid uric ở thận; Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều purin như các loại thịt đỏ và thủy hải sản.
“Việc ăn uống tùy tiện khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu và để lại những hệ lụy khó lường như thể tiến triển đến viêm khớp mãn tính, dẫn đến biến dạng khớp, hủy hoại khớp, suy thận”, TS. BS Nguyễn Trọng Hưng nhấn mạnh.
Những thực phẩm không được đụng đũa
Do đó bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trì, luyện tập cũng cần có một thực đơn hợp lý để việc điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn.
Cụ thể, muốn kiểm soát bệnh gout, cần kiểm soát nguyên nhân, trong đó cần giảm lượng purin ăn vào. Mặc dù theo TS. BS Nguyễn Trọng Hưng không có chế độ dinh dưỡng nào sẽ ngăn ngừa hoàn toàn cơn gout cấp, nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn quản lý sức khỏe tốt hơn.
Ngoài ra, người mắc gout cũng cần duy trì cân nặng lý tưởng; thiết lập và tuân theo thói quen ăn uống lành mạnh; hạn chế thực phẩm có nhân purin; bổ sung các loại thực phẩm có thể giúp kiểm soát nồng độ acid uric.
Theo TS. BS Nguyễn Trọng Hưng những thực phẩm mà người mắc bệnh gout tuyệt đối tránh gồm:
Thức ăn và đồ uống có nhiều purin sẽ tăng nguy cơ bị cơn gout cấp, do đó nên tránh xa những loại thực phẩm: thịt đỏ, thịt cừu và thịt lợn; Nội tạng, phủ tạng như gan, thận, óc, lòng…; Hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như tôm, trai, cá cơm và cá mòi;
Tránh các loại rau xanh có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tây, măng tre, nấm, giá, dọc mùng… vì chúng làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong máu; Các sản phẩm có hàm lượng fructose cao như soda và một số loại nước trái cây, kem, kẹo và đồ ăn nhanh.
Tránh uống rượu vì rượu làm gia tăng sự tạo acid uric trong gan và ngăn cản thận thải acid uric. Tránh dùng các thuốc lợi tiểu, cocticoid.
Tránh ăn bánh ngọt và bánh quy vì chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ acid uric.
Thay vào những thực phẩm cần tránh như trên, TS. BS Nguyễn Trọng Hưng cũng chỉ ra những thực phẩm tốt cho người bệnh gout.
Theo đó, người mắc bệnh gout nên chọn các thực phẩm có hàm lượng purin thấp như: sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo và không béo, chẳng hạn như sữa chua và sữa tách béo; Trái cây tươi và rau quả, nên sử dụng các loại quả giàu vitamin C như dâu tây, dứa… vì chúng làm giảm tình trạng viêm hiệu quả, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn;
Các loại hạt, bơ đậu phộng và ngũ cốc; Chất béo, khoai tây, cơm, bánh mì và mì ống; Trứng (vừa phải); Các loại thịt như cá, thịt gà và thịt đỏ là tốt với lượng vừa phải (khoảng 100 – 120g mỗi ngày, tùy từng tình trạng của người bệnh);
Rau xanh các loại: súp lơ xanh và rau chân vịt là những thực phẩm giàu chất xơ được khuyến khích dùng cho người bệnh gout bởi chúng có thể làm giảm hấp thu đạm từ đó giảm sự hình thành acid uric. Nên sử dụng nhiều thực phẩm có tính kiềm như cải xanh, củ cải, bí… vì chúng có tác dụng trung hòa acid uric trong máu, làm chậm tiến triển của bệnh.
Ngoài ra, người bệnh gout cũng nên uống nhiều nước mỗi ngày ( từ 2 – 2,5 lít mỗi ngày tùy thuộc vào cân nặng, giới, tuổi…) và bổ sung vitamin C khoảng 500-1000mg mỗi ngày cũng có thể giúp giảm acid uric.
“Mặc dù một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng acid uric, tuy nhiên người bệnh vẫn cần tuân thủ uống thuốc để ngăn chặn các cơn gout cấp đồng thời cần đi khám định kỳ để cùng với bác sĩ tìm ra cách điều trị tốt nhất cho từng người bệnh”, TS. BS Nguyễn Trọng Hưng nói.
Chườm nóng chữa đau nhức, người đàn ông tá hoả khi biết mình 'điếc không sợ súng'
Người đàn ông ra sức chườm nóng để chữa mỏi cổ, đau lưng, chùn gối, sưng tay.... Nhưng tình trạng đau ngày càng trầm trọng buộc anh phải đến viện và tá hoả khi bác sĩ chỉ ra bệnh.
Không phải ai cũng có thể chườm nóng chữa đau nhức xương
Đủ loại đai mát - xa, túi chườm, miếng dán mà đau vẫn hoàn đau
Dự án đang vào giai đoạn nước rút, nên từ trong Tết đến giờ, anh Trung (Ba Đình, Hà Nội) không thể dứt ra để đi tập luyện hàng ngày như trước. Ngày nào cũng như ngày nào, lộ trình của anh ra khỏi nhà lúc 7h sáng và trở về nhà lúc 8h tối. Suốt thời gian ấy, anh ôm máy tính với đống báo cáo nghiệm thu.
Ngồi nhiều, lại nguyên một tư thế nên anh Trung bị mỏi lưng, gần đây ngón tay anh cũng sưng đỏ, gối chân cũng đau tưng tức... Cơ thể 70kg của anh vốn quá khổ càng trở nên nặng nề sau khoảng thời gian dài ít vận động.
Để khắc phục tình trạng này, vợ anh mua đai mat-xa vùng cổ lưng cho chồng mang đến công ty dùng. Hiệu quả chẳng được là bao, vợ anh lại mua thêm miếng dán nóng được quảng cáo "trị khỏi đau khớp gối, lưng hiệu quả".
Ban đầu, khi dán anh Trung thấy vùng đau như được làm nóng lên, cảm giác đau nhức cũng giảm đi được phần nào. Nhưng cũng giống như đai mát-xa, những cơn đau lại dày vò anh sau khi ngừng sử dụng.
Cực chẳng đã, anh buộc phải đến viện khám. Tại đây sau khi làm các xét nghiệm, các bác sĩ cho biết anh bị gout. Anh tá hoả khi biết, căn bệnh này "chống chỉ định với việc chườm nóng".
PGS-TS. BS Nguyễn Mai Hồng, nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, BV Bạch Mai cho biết, hiện nay mọi người hay mách nhau áp dụng phương pháp chườm nóng chữa viêm khớp. Tuy nhiên, với những bệnh nhân thoái hóa khớp chườm nóng có thể có chỉ định được nhưng với trường hợp có viêm khớp hoặc bệnh lý viêm khớp dạng thấp, hay bệnh gout... thì không được chườm nóng. Bởi việc chườm nóng này sẽ càng kích thích tăng sinh các mạch máu gây viêm nặng.
Đặc biệt, trong những trường hợp bệnh lý trên, việc bôi những thuốc làm nóng tại khớp cũng kích thích viêm. "Khi bệnh nhân đang có viêm khớp, tràn dịch, nóng đỏ thì chống chỉ định với chườm nóng, hoặc bôi thuốc điều trị làm nóng tại khớp", PGS.TS. BS Nguyễn Mai Hồng khuyến cáo.
Chườm nóng chỉ là một liệu pháp giảm chiệu trứng
Chia sẻ với phóng viên Infonet, PGS. TS. BS Võ Tường Kha, Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam cho biết, dân làm văn phòng hoặc các lao động chân tay do cường độ lao động làm việc cao hoặc ít vận động, thay đổi tư thế đột ngột sai tư thế dẫn đến tình trạng đau lưng hoặc vùng cổ gáy. Trạng thái này kéo dài, thường xuyên dẫn đến tình trạng bệnh lý mãn tính - thoái hoá đốt sống cổ gáy, thoái hóa đĩa đệm cột sống, phình đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm dẫn đến chèn ép đau vùng thắt lưng, cổ gáy ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống lao động và học tập.
Có thể chia thành 2 nhóm: đau vùng cổ gáy, thắt lưng, các vùng cơ xương khớp khác cấp tính và mãn tính tính.
"Đối với trường hợp cấp tính có thể xảy ra nguyên nhân do chấn thương, vận động sai tư thế gây đụng dập gân cơ, xương khớp... trường hợp này người bệnh phải đến bệnh viện để được khám và tư vấn kịp thời. Theo đó, với những trường hợp này sẽ phải dùng biện pháp y tế đặc hiệu như các thuốc chống viêm, giảm đau dùng ngoài (bôi) hoặc trong (tiêm, uống) hoặc liệu pháp vật lý trị liệu", PGS. TS. BS Võ Tường Kha nói.
Đối với những trường hợp cấp ở trạng thái co cơ, giãn dây chằng do vận động sai tư thế làm việc có thể dùng liệu pháp xoa bóp hoặc thư giãn hoặc chườm nóng... Cũng có thể dùng các nhóm thuốc giãn cơ, chống viêm, giảm đau.
Một trường hợp nữa đau cơ xương khớp cấp theo PGS. TS. BS Võ Tường Kha có nguyên nhân do lạnh, thay đổi thời tiết, môi trường (dùng quạt, điều hoà trong phòng để nhiệt độ quá thấp)... Những trường hợp này có thể chườm nóng (xoa bóp bằng dầu có tinh chất nóng như quế, gừng, tràm hoặc châm cứu kết hợp xoa bóp bấm huyệt).
Với trường hợp bị đau cơ, xương, khớp do bán cấp tính, mãn tính thì thường bị các bệnh lý mãn tính mà theo PGS. TS. BS Võ Tường Kha bệnh nhân không hiểu biết được. Mà chỉ khi khám thực thể, lâm sàng, cận lâm sàng, thông qua các kết quả chụp chiếu XQ, siêu âm, MRI, CT... mới có thể phát hiện được. Lúc này nguyên nhân đau thường do người bệnh mắc các bệnh viêm khớp vùng chậu, thoái hoá cột sống cổ lưng, thoái hóa đĩa đệm, phình đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm hoặc các bệnh lý co cơ mãn tính, xơ cứng cơ... dẫn đến tình trạng đau vùng thắt lưng, cổ gáy mãn tính...
"Những trường hợp này buộc phải đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân gây bệnh lý mãn tính. Trên cơ sở đó, mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có một phương pháp điều trị khác nhau (có thể dùng biện pháp không dùng thuốc: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt hoặc dùng phương pháp nội khoa (uống thuốc), nặng hơn bắt buộc phải dùng phương pháp ngoại khoa - phẫu thuật", PGS. TS. BS Võ Tường Kha cho hay.
Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam cũng nhấn mạnh, các biện pháp chườm nóng chủ yếu làm giảm đau, đánh lừa triệu chứng đau mỏi, tưởng giảm nhưng không hẳn...
Bởi chườm nóng và phương pháp vật lý, dùng sức nhiệt (nhiệt trị liệu) chườm vào vùng cơ, xương khớp bị đau. Với cơ chế nóng nở ra, lạnh co lại, do đó khi chườm nóng sẽ làm giãn cơ, giãn mạch máu, làm lưu thông khí huyết, giãn cơ.
"Mà theo nguyên lý của đông y thông thì bất thống, thống thì bất thông, khi giãn cơ, giãn mạch máu sẽ làm thông khí huyết thì giảm đau", PGS. TS. BS Võ Tường Kha cho hay.
"Cơ chế thứ hai, nếu chườm nóng có thuốc đông y tính vị tân, ôn (cay, nóng, tinh dầu) kèm theo thì tác động vào vị trí đau (huyệt vị) sẽ hỗ trợ việc thông kinh hoạt lạc. Với những vị thuốc này sẽ đả thông kinh lạc với nguyên gây đau do hàn (hành thấp) thì những vị thuốc này rất có tác dụng vì nhiệt thì trị hàn mà hàn thì trị nhiệt.
Cơ chế thứ ba, là đánh lừa cảm nhận ở vùng não. Theo đó, sức nóng càng cao thì xung động thần kinh truyền cảm giác nóng về vùng não sẽ dập tắt xung động thần kinh truyền cảm giác đau... dẫn đến cảm thấy dễ chịu, giảm đau", PGS. TS. BS Võ Tường Kha nói.
Trên thị trường có sẵn túi chườm nóng, túi chườm thuốc bắc, miếng dán phát nhiệt, hoặc dân gian thường dùng ngài cứu, gừng, lá lốt sao với muối để chườm hoặc cho nước nóng vào chai, bình, hoặc dùng máy sấy tóc, đèn hồng ngoại chiếu, chườm vào vùng đau mỏi.
Do đó, PGS. TS. BS Võ Tường Kha nhấn mạnh, chườm nóng chỉ là một liệu pháp giảm chiệu trứng đau chứ không phải là liệu pháp chữa nguyên nhân đau. Phương pháp chườm nóng có thể phối hợp và đạt hiệu quả tốt khi có sự chỉ định của bác sĩ am hiểu về cơ xương khớp (nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng...), y học cổ truyền. Tuy nhiên, với những người bị đau kéo dài, bị mãn tính vẫn cần phải đi khám để được chữa trị hiệu quả.
Biết 3 bí mật này, những người nghiện thịt chó nhất cũng phải từ bỏ Thịt chó rất nhiều đạm do đó người có bị gout, mỡ máu, xơ gan... nên thận trọng khi tiêu thụ món ăn này. Ăn thịt chó dễ nhiễm giun, sán Thịt chó hiện không được kiểm dịch, thường nhiễm các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là virus gây bệnh dại; có thể nhiễm hóa chất tồn dư, nhất là các...