Ăn hải sản theo cách này rước tỷ bệnh nguy hiểm vào người
Hải sản rất giàu dinh dưỡng và là món ăn ưa thích của nhiều người. Thế nhưng ít ai biết rằng ăn hải sản cũng phải ‘đúng cách’, nếu không muốn bị dị ứng, ngộ độc, hay gặp nguy hiểm cho sức khỏe.
Kiêng uống bia khi ăn hải sản
Không nên uống bia khi ăn hải sản, đặc biệt là những người bị bệnh gout. Khi ăn hải sản đồng thời uống nhiều bia, có thể dẫn đến bệnh gout tái phát. Thực phẩm hải sản như tôm, cua… sau khi cơ thể chuyển hóa có thể hình thành axit uric, nếu axit uric quá nhiều không chỉ có thể làm bệnh gout tái phát, nếu nghiêm trọng còn có khả năng dẫn tới bệnh sỏi thận…
Kiêng ăn cùng với hoa quả có chứa nhiều tannin
Khi ăn các loại hải sản như cá, tôm, cua… nhất định cần chú ý không được ăn quá nhiều một số loại quả có chứa nhiều vitamin C để phòng ngộ độc.
Trong hải sản có chứa lượng lớn protein và canxi, còn trong hoa quả thì chứa nhiều tannin. Nếu ăn 2 thứ này cùng lúc không chỉ có thể ảnh hưởng cơ thể hấp thu protein, đồng thời canxi trong hải sản còn có thể kết hợp với tannin trong hoa quả tạo thành canxi khó hòa tan, tạo thành kích thích không tốt cho dạ dày đường ruột, thậm chí còn có khả năng có thể dẫn tới xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn…
Video đang HOT
Kiêng sau khi ăn hải sản lại uống trà
Uống trà cũng là một trong những điều cấm kỵ khi ăn hải sản. Đây là do trong lá trà cũng chứa lượng lớn tannin, cũng thế có thể kết hợp với canxi trong hải sản hình thành canxi khó hòa tan, bất kể bạn ăn hải sản trước hay sau, uống trà đều có thể gia tăng cơ hội để canxi và tannin kết hợp với nhau. Do đó chuyên gia kiến nghị khi ăn hải sản nên từ chối uống trà, muốn uống thì cũng phải tốt nhất là cách 2 giờ đồng hồ trở lên.
Không ăn hải sản và trái cây cùng lúc
Chúng ta thường có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn cho sạch miệng, dễ tiêu. Nhưng trên thực tế nếu sau khi ăn hải sản mà ngay lập tức ăn trái cây là không tốt. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và can i này tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
Không ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C vì dễ gây ngộ độc
Những món ăn chế biến từ hải sản giáp xác như tôm, cua, sò, ốc thường rất bổ dưỡng và tươi ngon. Tuy nhiên nó lại chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể. Lúc này, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Không ăn hải sản cùng với thực phẩm có tính hàn cao
Hải sản vốn dĩ đã có sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác (như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh…) dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.
Theo Tienphong
Khi hấp cua ghẹ, nên dùng nước nóng hay lạnh, nhiều người làm sai bảo sao mất ngon
Việc dùng nước nóng hay lạnh để hấp/luộc cua cũng quyết định độ ngon của món ăn.
Cua, ghẹ là loại hải sản được rất nhiều người đặc biệt yêu thích vì không chỉ tươi ngon mà còn bổ dưỡng. Một trong số cách chế biến khiến các tín đồ hải sản mê đắm chính là cua, ghẹ hấp. Hải sản tươi hiện tại được bán nhiều vì thế mọi người không phải ra hàng mới được thưởng thức món ăn này, ngay tại nhà bạn cũng có thể làm được.
Tuy nhiên, có một số chị em nội trợ thắc mắc vì sao mình hấp cua, ghẹ không ngon. Đầu bếp nhà hàng cho biết, hấp cua ghẹ không khó, nhưng nếu sử dụng loại nước để hấp sai chắn chắn khiến món ăn mất hấp dẫn. Do đó, chị em hãy tham khảo mẹo hấp cua ghẹ ngon dưới đây của đầu bếp nhà hàng nhé!
Trước tiên, hãy dùng bàn chải cọ sạch phần bên ngoài cua, ghẹ dưới vòi nước.
Xếp cua, ghẹ vào nồi. Lưu ý, khi đặt cua nhớ ngửa bụng chúng lên, còn phần vỏ thì ở bên dưới. Điều này vừa giúp cua được nóng đều và phần nước ngọt trong thịt cua không bị chảy ra ngoài trong quá trình hấp.
Thêm một lượng nước lạnh vào nồi, nước không cần nhiều, chỉ cần một chút cua, ghẹ cũng đủ chín, hơn nữa ít nước sẽ làm nước ngọt bên trong cua ghẹ không chảy ra.
Một điều lưu ý nữa là, nước sử dụng để cho vào hấp/luộc cua là cần phải sử dụng nước lạnh. Vì nước lạnh sẽ khiến cua chín từ từ và đều nhau, nước ngọt của cua cũng sẽ không bị mất. Nếu bạn sử dụng nước nóng để cho vào, khiến nhiệt độ tăng đột ngột, cua chín không đều, nước ngọt trong cua chảy mất. Ngoài ra, việc nóng đột ngột sẽ khiến chúng bị rụng chân. Dùng nước lạnh để hấp/luộc cua sẽ giữ độ ẩm cho cua khiến hương vị của món ăn tươi ngon, hấp dẫn hơn.
Chúc các bạn thành công!
Theo Khampha
Tháng 7 cô hồn nhớ kiêng ăn những món này dù thèm đến mấy nếu không muốn rước xui xẻo, bất trắc vào người Vào tháng cô hồn, có một số món ăn khoái khẩu của nhiều người cần phải kiêng kị nếu không sẽ đem lại những điều không may trong cuộc sống. Theo quan điểm dân gian, vào những ngày đầu tháng âm lịch, đặc biệt là tháng cô hồn, ngoài những món ăn đem lại may mắn như xôi gấc, các trái cây màu...