Ai cần coi chừng bệnh gan?
Cứ xem cảnh các quán nhậu buổi chiều ăn nên làm ra thì hiểu ngay tại sao tỷ lệ viêm gan ở xứ mình cao hơn ở các nước khác.
Không cao sao được khi bên cạnh số nạn nhân viêm gan vì siêu vi có thêm lực lượng hùng hậu của số đối tượng viêm gan do rượu bia.
Độc chất trong rượu bia, nói cụ thể là tập hợp ethanol, trên nguyên tắc không thể gây nghiện cũng không thể hại gan nếu như các chất này được đào thải ra khỏi cơ thể trước khi kịp ra tay phá hoại. Muốn được vậy, cơ thể phải trông mong vào khả năng giải độc của lá gan.
Khổ nỗi là công suất của gan có giới hạn. Nếu hàm lượng ethanol trong máu quá cao vì gia chủ mỗi lần ngồi vào bàn đều hồ hởi đốn ngã cả mấy chai rượu mạnh, cả két bia thì gan có gồng mình cách mấy cũng làm không xuể. Lượng ethanol tích lũy trong máu vì gan chưa kịp xử lý khi đó thảnh thơi xơi tái tế bào thần kinh khiến người nhậu nhanh chân thành người nghiện!
Uống rượu nhiều tăng nguy cơ viêm gan
Cùng lúc đó, chất cồn trong rượu bia gây xơ vữa mạch máu khiến huyết áp nhích lần lên trên để bệnh cao huyết áp sớm muộn cũng gõ cửa. Chưa xong, càng “chén chú chén anh” thì nhu mô gan càng mau bị đốt cháy để tế bào gan bị trám chỗ bởi tế bào mỡ. Viêm gan nhiễm mỡ, đòn bẩy của xơ gan và ung thư gan, khi đó thành cơn ác mộng của “đệ tử Lưu Linh”.
Đáng thương cho lá gan vì gan có khả năng chịu đựng ghê gớm. Bằng chứng là gan cả đời phải tiếp xúc với độc chất nhưng gan không hề ngã bệnh trong ngày một ngày hai. Gan chỉ bệnh khi “thủ phạm” nhất định không chịu nói không với rượu bia, khi gia chủ quên tiếp sức cho lá gan bằng hoạt chất sinh học trong cây thuốc thuộc nhóm “nhuận gan lợi mật” như atisô, rau má, linh chi, bồ công anh…
Bệnh nào cũng thế. Phát hiện cho sớm bao giờ cũng dễ chữa hơn đợi đến khi phải cấp cứu. Viêm gan nhiễm mỡ do rượu bia lại ít khi có dấu hiệu báo động nóng bỏng. Thái độ biết điều với lá gan vì thế nên được chú trọng ở các đối tượng dưới đây:
- Mệt mỏi vô cớ, nhất là sau bữa ăn, dù là không ăn no đến cành hông.
- Đầy hơi sau khi thức dậy dù là trong đêm không bỏ bụng miếng nào.
Video đang HOT
- Biếng ăn dù vẫn có cảm giác đói nhưng mới ăn ít miếng bỗng no ngang.
- Sụt cân rõ rệt trong thời gian ngắn.
- Vòng bụng tăng quá nhanh trong khi vòng 3 có khuynh hướng thất thoát.
- Ngứa ngáy ngoài da không thuyên giảm với thuốc chống dị ứng.
- Dễ bị xuất huyết dưới da dù không va chạm, dễ chảy máu răng khi đánh răng, hay chảy máu cam khi thay đổi thời tiết, hoặc rong kinh ngoài kỳ kinh.
- Đã có lần bị vàng da, vàng mắt.
- Sút giảm khả năng sinh dục về cường độ lẫn tần suất.
- Đãng trí hơn trước cho dù không làm việc căng thẳng.
- Có chế độ dinh dưỡng vừa thất thường, vừa đơn điệu.
- Phải dùng không dưới 4 loại thuốc đặc hiệu mỗi ngày.
- Đã phát hiện sỏi túi mật qua siêu âm.
- Đã phát hiện tăng men gan qua đợt khám sức khỏe gần đây.
- Trước đây đã có lần xăm mình, truyền máu, châm cứu…
- Có thân nhân trực hệ đã bị bệnh gan.
- Đã phát hiện viêm gan B, viêm gan C, viêm tụy, tiểu đường, nhưng chưa được điều trị đúng bài bản.
Với kỹ thuật siêu âm, sinh hóa hiện đại của ngành y không còn quá khó để phát hiện bệnh gan. Khó hơn nhiều là làm sao cho người biết rõ mình không còn khỏe để chịu gõ cửa thầy thuốc? Tất nhiên cũng phải thông cảm khi ở nước mình, việc khám bệnh ở nhiều nơi chẳng khác nào cực hình có thu lệ phí?!
Theo Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Dân Việt)
Bệnh thường gặp khi bị mỡ máu cao
Trong số bệnh tật do mỡ máu bị rối loạn gây ra, bệnh về tim mạch là đáng sợ nhất.
Mỡ máu cao thuộc nhóm các bệnh rối loạn chuyển hóa. Bệnh còn có tên khác là rối loạn mỡ máu.
Các thành phần chính của mỡ máu gồm: cholesterol toàn phần, triglycerides, LDL - C, HDL - C,... Khi bị rối loạn mỡ máu sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí còn gây ra một số bệnh nguy hiểm.
Bệnh tim mạch: Chỉ số triglycerides cao kết hợp với tăng lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL - C) và lipoprotein tỉ trọng rất thấp (VLDL - C) tăng gấp đôi nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch nhất là động mạch vành tim, động mạch não, các bệnh của động mạch ngoại biên...
Đây là những bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh lý thường gặp.
Tiểu đường type 2: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: triglycerides cao kết hợp với tăng huyết áp và giảm lipoprotein tỉ trọng cao (HDL - C) làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2 lên từ 2-5 lần.
Đột quỵ: Đột quỵ là tổn thương não xảy ra khi nguồn cung cấp máu tới các tế bào não bị giảm. Tăng triglycerides là một trong những nhân tố gây đột quỵ do triglycerides làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch và đái tháo đường type 2.
Bệnh gan: Mỡ tích tụ trong gan là một trong các nguyên nhân của bệnh gan mãn tính. Ví dụ: gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan... Trong số các trường hợp gan nhiễm mỡ thì nguyên nhân phổ biến nhất là đái tháo đường type 2, béo phì và triglycerides cao.
Viêm tụy: Tuyến tụy là một cơ quan quan trọng, có chức năng sản xuất dịch tiêu hóa cần thiết để hấp thụ thức ăn. Lượng mỡ máu triglycerides rất cao (>13mmol/l) có thể gây viêm tụy cấp. Nếu dịch tiêu hóa bị rò rỉ bên ngoài tuyến tụy, nó có thể đe dọa đến tính mạng.
Sa sút trí tuệ: Là một chứng bệnh ảnh hưởng đến trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ và hành vi. Tuổi tác là một nguy cơ lớn đối với chứng mất trí, nhưng chỉ số mỡ máu triglycerides cao cũng vậy. Nguyên nhân là do triglycerides cao có thể gây hại cho mạch máu bên trong não, góp phần tạo nên một protein độc hại được gọi là amyloid. Chính amyloid làm tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ.
Tóm lại, rối loạn mỡ máu có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.
Do đó nếu bị rối loạn mỡ máu, người bệnh cần hạn chế dùng các loại thực phẩm có chứa các chất béo và cholesterol như bơ, sữa, thịt xông khói, dầu dừa, dầu quả cây cọ, các phủ tạng động vật, da gà, da vịt...
Với người bị béo phì nên có chế độ giảm béo. Nếu không bị tăng huyết áp, sức khỏe tốt thì có thể tập một số động tác nặng như đi bộ với tốc độ nhanh, chạy với tốc độ vừa phải vài ba trăm mét...
Với người nghiện thuốc lá, bia, rượu thì cần giảm dần để đi tới bỏ hẳn.
Khi đã bị rối loạn mỡ máu nên khám bệnh định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Trong một số trường hợp, bác sĩ khám bệnh cho chỉ định dùng thuốc làm giảm mỡ máu. Tuyệt đối không tự động mua thuốc dùng khi không có đơn của bác sĩ. Bởi vì dùng thuốc giảm mỡ máu cần phải theo dõi chặt chẽ men gan (SGOT và SGPT) và một số chỉ số sinh hóa khác.
Theo TTVN
7 nguy cơ bệnh tật khi mỡ máu cao Triglycerides là một loại mỡ đặc biệt được dự trữ thành năng lượng để cơ thể sử dụng. Đáng nói là hầu hết mọi người chỉ nhận ra họ có chỉ số triglycerides cao hoặc rất cao sau khi xét nghiệm máu mà không biết điều này khá nguy hiểm đối với sức khỏe. Khi dùng thức ăn béo, hầu hết mỡ hình...