9 mẹo giúp ngủ ngon dành cho ‘cú đêm’
Nếu bạn thường xuyên thức chong chong như cú đêm vì khó ngủ, hãy thử 9 mẹo giúp ngủ ngon hiệu quả dưới đây.
Ai trong chúng ta cũng có lúc bị mất ngủ, có những người thường xuyên ngủ kém vì nhiều nguyên nhân. Tình trạng thiếu ngủ ảnh hưởng xấu đến cơ thể và tinh thần, và điều quan trọng nhất là bạn phải biết cách chống lại trạng thái này.
Với 9 mẹo giúp ngủ ngon đơn giản dưới đây, bạn có thể cải thiện tình trạng trên.
Chọn tư thế
Nếu bạn thường gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy xem kỹ tư thế ngủ phổ biến nhất của mình.
Nằm ngửa khi ngủ là một trong những cách tốt nhất để chống lại chứng mất ngủ, vì nó cho phép đầu, cổ và cột sống của bạn được nghỉ ngơi ở vị trí thoải mái nhất. Mặc dù tư thế ngủ này không phổ biến nhưng các bác sĩ chuyên khoa khẳng định rằng đây là một trong những lựa chọn tốt nhất cho giấc ngủ lành mạnh.
Tư thế ngủ gập người có thể hạn chế hô hấp và khiến bạn cảm thấy đau khớp hoặc lưng vào buổi sáng. Theo thống kê, tư thế ngủ nằm nghiêng, đầu gối gập lại được 41% số người trưởng thành áp dụng. Mặc dù tư thế này được khuyến khích cho phụ nữ mang thai do tác dụng cải thiện tuần hoàn nhưng nó có thể không tốt cho những người khác.
Nằm sấp có lẽ là lựa chọn tồi tệ nhất để có giấc ngủ lành mạnh và yên bình. Thật khó để giữ cột sống của bạn ở vị trí hợp lý khi bạn nằm sấp. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến lưng và cổ. Ngoài ra, cách ngủ này có thể khiến bạn cảm thấy tê mỏi do tạo áp lực quá lớn lên các khớp và cơ.
Vứt đệm cũ không phù hợp
Mẹo giúp ngủ ngon: Thay tấm đệm phù hợp hơn.
Đệm không tốt cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ và các vấn đề giấc ngủ khác. Các chuyên gia cho biết, nếu đệm của bạn đã được sử dụng hơn 7 năm thì đã đến lúc nên kiểm tra xem nó có còn nâng đỡ tốt cho cơ thể khi bạn ngủ hay không.
Video đang HOT
Các bộ phận khác nhau của cơ thể chúng ta tạo áp lực khác nhau lên đệm và khi sử dụng lâu dài, đệm sẽ mất đi khả năng nâng đỡ cơ thể, khó đảm bảo giấc ngủ ngon. Có rất nhiều loại đệm trên thị trường, bạn có thể chọn tùy chọn cho phù hợp với hình dạng cơ thể, các vấn đề sức khỏe và ngân sách của bạn.
Viết nhật ký buổi tối
Viết nhật ký vào buổi tối là mẹo giúp ngủ ngon hiệu quả.
Nếu bạn luôn phải suy nghĩ về một đống hỗn độn trước khi vào được giấc ngủ, mức độ lo lắng dễ tăng lên và bạn khó đi vào giấc ngủ. Mẹo nhỏ để thoát khỏi trình trạng này là trước khi đi ngủ 15 phút, hãy viết ra tất cả những sự việc tích cực xảy ra với bạn trong ngày. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào những điều tốt đẹp, giảm căng thẳng, lo lắng, đồng thời cải thiện thời lượng và chất lượng giấc ngủ.
Giảm thời gian ngủ trưa
Mẹo giúp ngủ ngon: Rút ngắn thời gian ngủ trưa.
Nhiều người nghĩ rằng giờ nghỉ trưa là khoảng thời gian tốt để bù vào thời gian ngủ đã bỏ lỡ vào đêm hôm trước, nhưng thực tế không phải như vậy. Ngủ trưa có thể làm giảm chất lượng của giấc ngủ vào ban đêm. Nếu quá mệt và cần nghỉ ngơi, hãy đảm bảo rằng bạn không ngủ trưa quá 30 phút.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ trưa hơn 2 giờ hoặc ngủ từ 18h-21h có chất lượng giấc ngủ ban đêm kém nhất.
Để đồng hồ khuất tầm nhìn
Nếu bạn cứ nhìn đồng hồ rồi chú ý đến khoảng thời gian đã trôi qua trong khi bản thân không thể ngủ, điều đó sẽ chỉ làm tăng sự căng thẳng và lo lắng, ngăn bạn đi vào giấc ngủ. Hãy đặt đồng hồ và báo thức ở nơi bạn không thể nhìn thấy và cố gắng tạo không khí thư giãn trong phòng ngủ bằng cách không cho âm thanh hoặc ánh sáng làm phiền.
Yoga rất hữu ích trong cuộc chiến chống mất ngủ vì nó làm dịu xuống hệ thần kinh.
Nếu bạn thường xuyên mất ngủ, hãy thử bài tập sau đây để cải thiện:
Ngồi thoải mái và thẳng lưng, đặt ngón tay cái trên lỗ mũi bên phải và ngón đeo nhẫn trên lỗ mũi bên trái.
Chặn lỗ mũi phải và hít vào hoàn toàn bằng lỗ mũi trái.
Giữ hơi thở nhẹ nhàng và thở ra bằng lỗ mũi phải.
Hít vào bằng lỗ mũi bên phải, giữ nguyên hơi thở rồi thở ra bằng lỗ mũi trái.
Hãy kéo dài từng nhịp thở và thời gian duy trì với mỗi chu kỳ mới của bài tập. Thực hiện bài tập khoảng 9 lần mỗi ngày và chờ đón sự thay đổi tích cực nhé.
Chọn thực phẩm
Nếu bạn khó đi vào giấc ngủ, lượng magiê thấp có thể là nguyên nhân. Magiê được tìm thấy trong rau bina, quả hạch, quả bơ, hạt và các sản phẩm khác, giúp thư giãn các dây thần kinh và cơ bắp, khuyến khích giấc ngủ yên bình. Ngoài ra, magiê giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân, triệu chứng dễ dẫn đến thức giấc vào ban đêm.
Chất phytochemical được tìm thấy trong quả kiwi cũng có thể giúp bạn ngủ tốt hơn. Loại trái cây này có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhnh hơn, tăng tổng thời lượng và chất lượng giấc ngủ.
Kỹ thuật đánh lạc hướng
Hãy hình dung một điều gì đó khiến bạn hạnh phúc, nó sẽ chiếm lấy tâm trí bạn với cảm giác dễ chịu. Khi ở trên giường, hãy thử tưởng tượng đến một nơi khiến bạn cảm thấy thoải mái, hạnh phúc và an toàn. Hãy tận hưởng bầu không khí dễ chịu này và trút bỏ lo lắng, căng thẳng và dần đi vào giấc ngủ.
Cố gắng tỉnh táo
Điều này có vẻ lạ, nhưng việc cố gắng tỉnh táo có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Đây là kỹ thuật “ý định nghịch lý”, được sử dụng để điều trị các vấn đề tâm lý khác nhau, bao gồm cả chứng mất ngủ. Kỹ thuật này tập trung vào việc tỉnh táo thay vì cứ lo lắng khi cố gắng chìm vào giấc ngủ .
Lần tới, khi bạn gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy chọn một cuốn sách hoặc bật vài bản nhạc hay và tập trung vào quá trình đọc hoặc nghe, bạn có thể sớm nhận ra rằng bạn ngủ sớm hơn và dễ dàng hơn.
Ngủ trưa quá nhiều làm tăng nguy cơ chết sớm và bệnh tim mạch
Ngủ trưa là một thói quen phổ biến và lành mạnh. Tuy nhiên nếu giấc ngủ kéo dài hơn 1h sẽ gia tăng nguy cơ chết sớm và mắc các bệnh về tim mạch.
Khoảng 1/3 người Anh phải chiến đấu với chứng mất ngủ. Một đêm trằn trọc và trở mình có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh vào ngày hôm sau và tình trạng thiếu ngủ lâu dài có liên quan đến bệnh béo phì, tiểu đường và cao huyết áp. Chính vì vậy, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa được cho là giúp bạn hồi phục sức khỏe và chống lại các tác động tiêu cực của tình trạng "nợ ngủ".
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học từ Đại học Y khoa Quảng Châu, Trung Quốc cho thấy, một giấc ngủ trưa không hợp lý có thể kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim mạch hay nguy cơ chết sớm. Nghiên cứu có sự tham gia của hơn 313.651 người, trong đó gần 40% những người tham gia cho biết họ có ngủ trưa. Kết quả cho thấy những người ngủ trưa hơn 1h có nguy cơ chết sớm cao hơn 30% và tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn 34%.
Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, những giấc ngủ trưa dài chỉ làm tăng nguy cơ tử vong nếu người đó ngủ nhiều hơn 6h mỗi đêm. Trong khi đó, nếu ngủ trưa ít hơn 1h ( tốt nhất là 30-45 phút) có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở những người thiếu ngủ vào ban đêm.
Về lý do sinh lý tại sao ngủ trưa ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Zhe Pan cho biết vẫn chưa có những kết luận cụ thể. Một số nghiên cứu trước đó cho thấy ngủ trưa kéo dài có thể làm tăng mức độ viêm nhiễm, liên quan đến bệnh tim và nguy cơ tử vong. Theo Tiến sĩ Zhe Pan, cần phải có thêm nghiên cứu về sự liên quan giữa giấc ngủ trưa và ngủ nhiều giờ vào ban đêm. Trong khi chờ đợi kết quả nghiên cứu, nếu muốn ngủ trưa, bạn hãy cố gắng ngủ dưới 1h là an toàn nhất cho sức khỏe. Còn đối với những người không có thói quen ngủ vào ban ngày, chưa có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy chúng ta cần cố gắng bắt đầu thói quen này./.
Hay lo lắng vào ban đêm và mất ngủ, đây là 5 mẹo dành cho bạn Không phải ngày nào cũng giống nhau và không phải ai cũng có được giấc ngủ ngon mỗi đêm. Nên đi ngủ đúng giờ, không uống rượu bia vào buổi tối, tránh các bữa ăn lớn sát giờ đi ngủ. - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Có những đêm, chúng ta cứ trằn trọc suy nghĩ về một tình huống hoặc một sự kiện...