88 tuổi bị gãy xương chậu, đầu gối không duỗi thẳng được phải làm sao?
Mướp, một loại quả quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người Việt, hóa ra lại chứa đựng nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà ít ai ngờ tới từ việc hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da đến tăng cường miễn dịch.
Mướp giúp thanh nhiệt, giải độc
Mướp có tính bình hoặc hơi hàn, vị ngọt, giúp làm mát cơ thể, đặc biệt hiệu quả trong những ngày hè nóng bức. Hàm lượng nước cao trong mướp giúp giải nhiệt, tăng cường quá trình đào thải độc tố qua đường tiết niệu.
Chất xơ trong mướp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Mướp chứa nhiều vitamin C, beta-caroten, các vitamin nhóm B và một số khoáng chất quan trọng, có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ gan trong quá trình giải độc.
Mướp giúp thanh nhiệt, giải độc cực hiệu quả trong mùa hè. Ảnh: Istock
Hỗ trợ tiêu hóa
Mướp chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đào thải, ngăn ngừa táo bón. Loại quả dân dã này đồng thời cũng có chứa một số enzym tự nhiên giúp phân giải thức ăn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
Theo Đông y, mướp có tính mát, giúp làm dịu và giảm viêm trong hệ tiêu hóa, đặc biệt có lợi cho những người có vấn đề về dạ dày hoặc đường ruột. Mướp là một loại thực phẩm ít calo và chất béo, phù hợp cho những người muốn giảm cân hoặc duy trì cân nặng khỏe mạnh. Điều này cũng gián tiếp giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng hơn.
Hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Mướp có chỉ số đường huyết (GI) thấp, nghĩa là nó được tiêu hóa và hấp thụ chậm, giúp ngăn ngừa sự tăng đột biến lượng đường trong máu sau khi ăn. Chất xơ trong mướp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mướp chỉ có tác dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết, không thể thay thế hoàn toàn thuốc điều trị tiểu đường. Người bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mướp hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào khác để hỗ trợ điều trị.
Ngăn ngừa thiếu máu
Mướp chứa một lượng sắt đáng kể, là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất hemoglobin – protein mang oxy trong máu. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu.
Video đang HOT
Mướp cũng chứa vitamin C giúp tăng cường hấp thụ sắt từ thực phẩm hay folate (Vitamin B9) đồng vai trò trong quá trình sản xuất hồng cầu. Thiếu folate có thể dẫn đến thiếu máu. Tuy nhiên, mướp không phải là nguồn cung cấp sắt dồi dào nhất, và việc bổ sung mướp vào chế độ ăn cần kết hợp với các thực phẩm giàu sắt khác để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc ngăn ngừa thiếu máu.
Mướp về dễ chế biến lạ cực bổ máu. Ảnh: Vicky Pham
Tốt cho tim mạch
Mướp có hàm lượng chất béo và cholesterol rất thấp, giúp ngăn ngừa sự tích tụ mỡ trong động mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác. Chất xơ trong mướp giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) trong máu, đồng thời tăng cường cholesterol tốt (HDL), hỗ trợ duy trì sức khỏe tim mạch.
Bên cạnh đó, mướp cũng chứa một lượng kali đáng kể, giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ tăng huyết áp – một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim. Các vitamin và chất chống oxy hóa như vitamin C, beta-carotene dồi dào trong mướp giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Ngăn ngừa đau cơ
Kali là một khoáng chất quan trọng giúp duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể, hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ bắp. Thiếu kali có thể dẫn đến chuột rút và đau cơ. Mướp cung cấp một lượng kali đáng kể, giúp ngăn ngừa tình trạng này.
Mướp cũng hứa vitamin B6, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa protein và glycogen, cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Thiếu vitamin B6 có thể gây mệt mỏi và đau cơ. Một số nghiên cứu cho thấy mướp có đặc tính chống viêm nhẹ, có thể giúp giảm đau và viêm trong các trường hợp đau cơ do viêm nhiễm hoặc chấn thương.
Cuối hè cần làm gì để khỏe mạnh?
Tháng cuối cùng của mùa hè (còn gọi là mùa trưởng hạ), đặc trưng bởi khí hậu nhiệt độ cao, nhiều mưa và ẩm ướt, do đó 'thấp' là khí chính.
Thấp là âm tà, dễ tổn thương dương khí, đặc biệt là tổn thương tỳ dương...
Bệnh tật đặc trưng của mùa trưởng hạ
Theo Đông y, khoảng tháng 6 âm lịch là mùa trưởng hạ. Khoảng thời gian này khí trời sẽ có những đặc điểm riêng, con người cũng cần có những phương pháp sinh hoạt phù hợp để nâng cao sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.
Nếu không dưỡng sinh đúng cách vào trưởng hạ, thấp tà nhập cơ thể, sẽ khiến khí trong cơ thể không thông suốt, dẫn đến chân tay mệt mỏi, người uể oải vô lực, chức năng tiêu hóa và hấp thu kém, đầy bụng, chán ăn, miệng nhạt không vị, ngực tức muốn nôn, đại tiện phân nát, thậm chí tiêu chảy, phù thũng và các triệu chứng khác.
Các triệu chứng này sẽ nặng nề hơn ở những người béo mập, người vốn có rối loạn chuyển hóa lipid... do đó những người có thể trạng thuộc dạng này càng cần lưu ý hơn trong việc giữ gìn sức khỏe.
Chán ăn có thể gặp vào mùa trưởng hạ nếu không biết cách chăm sóc sức khỏe.
Một số lưu ý để khỏe mạnh trong mùa trưởng hạ
Lưu ý về ăn uống
Ăn ít dầu mỡ và ít uống rượu là nguyên tắc đầu tiên trong ăn uống để dưỡng sinh trong mùa trưởng hạ. Đồ nhiều dầu mỡ như những món xào, rán, phủ tạng động vật... là những đồ ăn sinh ra nhiều đàm thấp trong cơ thể. Rượu là thức uống làm tăng thấp nhiệt trong cơ thể. Mùa trưởng hạ thấp nhiệt vốn đã thịnh vượng, nên các món nhiều dầu mỡ và rượu là những thứ nên hạn chế trong khoảng thời gian này.
Bên cạnh đó theo Đông y dưỡng tỳ là nguyên tắc cốt lõi trong dưỡng sinh mùa trưởng hạ nên các món ăn cũng cần tuân theo nguyên tắc này. Trong ăn uống cần có sự điều độ, nên đa dạng hóa loại thực phẩm, thời gian ăn uống phải cố định, không nên bỏ bữa sáng, không nên ăn tối muộn.
Có thể ăn một số loại thực phẩm thanh nhiệt nhưng nếu ăn thường xuyên, với lượng quá nhiều các loại thực phẩm này, có thể ảnh hưởng đến chức năng tỳ vị. Nên ăn thêm các loại trái cây, rau quả giàu vitamin và khoáng chất, như lê, táo, chuối... để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Những người có tỳ vị không tốt, có thể sử dụng hạt sen, lá sen, ý dĩ, mướp hương, đại táo... dưới dạng trà thảo dược hoặc cháo thuốc để dưỡng tỳ.
Mướp hương tốt cho người tỳ vị kém trong mùa trưởng hạ.
Lưu ý về tình chí
Thời tiết trưởng hạ nóng ẩm, dễ làm cho người ta cảm thấy bực bội, nhưng theo Đông y "ưu tư tổn thương tỳ", do đó dưỡng tỳ cần giữ tâm trạng thoải mái, không nên lo lắng, suy nghĩ quá nhiều nếu không sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ vị, dẫn đến chán ăn, đầy bụng...
Không quá ham mát
Mùa trưởng hạ nhiệt độ vẫn còn rất cao, nhiều người có thói quen làm mát cơ thể bằng điều hòa nhiệt độ, các đồ ăn, uống có tính lạnh, nhưng quá lạm dụng chúng lại là nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Trưởng hạ cần chú ý không quá ham mát, không để nhiệt độ trong và ngoài nhà chênh lệch quá lớn, người già yếu cần thận trọng khi tắm nước lạnh. Khí hậu trong nhà thích hợp là yếu tố quan trọng đảm bảo sinh hoạt lành mạnh.
Điều chỉnh nhiệt độ là chủ yếu, nhiệt độ trong nhà nên từ 25℃-28℃. Chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà không quá 10℃ là tốt nhất, có thể sử dụng chức năng hút ẩm của điều hòa để điều chỉnh độ ẩm tương đối trong nhà ở mức 40%-60%.
Ngày dài nắng nóng là đặc điểm chính của khí hậu trưởng hạ, cơ thể cũng nên thích ứng với quy luật tự nhiên bằng cách ngủ muộn dậy sớm.
Như đã nói ở trên, chúng ta có thể sử dụng một số loại thực phẩm, nước uống, trái cây có tác dụng thanh nhiệt như như bí đao, các loại đậu, cải bẹ xanh, mướp đắng... nhưng không nên lạm dụng, chỉ nên dùng ở lượng vừa đủ. Khi sử dụng mà thấy có các dấu hiệu như đầy bụng, đau bụng, đi ngoài phân lỏng... chính là những biểu hiện của tỳ vị đã bị tổn thương, cần dừng ngay việc sử dụng các thực phẩm này.
Mùa trưởng hạ nên sử dụng thực phẩm thanh nhiệt nhưng không nên lạm dụng.
Vận động hợp lý
Vận động là một trong những cách tự nhiên để khí huyết lưu thông. Mùa trưởng hạ thấp tà quá thịnh vượng có thể gây cản trở việc lưu thông của khí huyết. Ngoài ra vận động hợp lý cũng là cách rất hiệu quả để kích thích công năng tỳ vị, rất có lợi cho việc dưỡng sinh trong mùa trưởng hạ.
Cần lưu ý bổ sung nước cho cơ thể khi vận động trong thời gian này. Chúng ta cũng không nên hoạt động ngoài trời trong thời gian dài, đặc biệt cần tránh vận động quá nhiều trực tiếp dưới trời nắng, khiến cơ thể ra mồ hôi quá nhiều. Mùa trưởng hạ không ra mồ hôi là điều không nên nhưng nếu ra mồ hôi quá nhiều có thể khiến cơ thể mất nước, mất điện giải, có thể dẫn đến những tai biến nguy hiểm.
Chú ý trừ thấp
Thuốc Đông y có thể dưỡng tỳ hóa thấp như bạch biển đậu, bạch truật, phục linh, ý dĩ... Các vị thuốc này đều có thể dùng dưới dạng hãm nước uống, hoặc chế biến thành các món ăn bài thuốc giúp cơ thể trừ bớt thấp tà.
Ngoài ra, Đông y cũng có những huyệt vị có tác dụng kiện tỳ trừ thấp. Thường xuyên day ấn các huyệt dương lăng tuyền, âm lăng tuyền, túc tam lý, phong long, tam âm giao, công tôn... cũng có tác dụng trừ bớt thấp tà trong cơ thể.
Những ai không nên ăn mướp? Mướp là một loại thực phẩm phổ biến và bổ dưỡng, thường xuất hiện trong các bữa ăn gia đình, đặc biệt vào mùa hè. Tuy nhiên, những người dưới đây nên hạn chế hoặc tránh ăn mướp. Những ai không nên ăn mướp? 1. Người có tì vị kém hoặc thể hàn Mướp có tính hàn và tác dụng thanh nhiệt, do...