8 trào lưu TikTok điên rồ nhất từ trước đến nay, có trò còn gây nguy hiểm tính mạng
Để đổi lấy vài like, nhiều TikToker có thể bất chấp sức khỏe của mình để thực hiện thử thách.
Xuất hiện vào năm 2016, nền tảng video ngắn TikTok đến nay đã trở thành mạng xã hội hot nhất hành tinh với nhiều tranh cãi xoay quanh. Một trong những “đặc sản” của TikTok phải kể đến những trend thử thách. Để đu trend, không ít người dùng sẵn sàng mạo hiểm với sức khỏe, thậm chí tính mạng của mình để đổi lấy những lượt tương tác, thỏa mãn mong muốn được nổi tiếng.
Trong những năm qua, những thử thách điên rồ đã gây ra nhiều thiệt hại nhất phải kể đến những trend sau:
1. “Tiên bay”
Xu hướng TikTok #fairyflying (tiên bay) khuyến khích hàng triệu người dùng tạo các video đáng lo ngại trông giống cảnh giả mạo tự tử bằng cách treo cổ. Video quay cảnh những người tham gia lơ lửng giữa không trung chỉ sử dụng tiểu xảo nhưng có thể bị hiểu nhầm thành hành vi gây chết người.
Dù chỉ là trò đùa nhưng tác động tiêu cực của nó đến sức khỏe tinh thần của người xem là thật. “Xu hướng #fairyflying có thể kích hoạt hoặc mang lại những cảm xúc tiêu cực cho những người từng có ý định tự tử hoặc có những người thân yêu đã tự tử”, Tiến sĩ Josh Stein, bác sĩ tâm thần của Newport Healthcare, nói với The Post.
2. Gà NyQuil hay “Gà buồn ngủ”
Công thức nấu ăn nướng gà trong thuốc chữa cảm lạnh và dị ứng NyQuil là một trong những trend thử thách khó hiểu nhất từng lan truyền. Theo quảng cáo ban đầu, món gà này chữa buồn ngủ. Việc sử dụng thuốc NyQuil một cách biến tướng đã bị FDA cảnh báo.
Tổ chức y tế Mỹ giải thích: “Đun sôi một loại thuốc có thể làm cho nó đậm đặc hơn nhiều và thay đổi tính chất của thuốc. Nó cũng có thể làm tổn thương phổi của bạn”.
3. Thử thách đập hộp sọ
Skull-Breaker Challenge (Thử thách đập hộp sọ) thực sự thách thức người chơi hành động đúng như tên gọi của nó. Cơn sốt này được cho là bắt nguồn từ Venezuela với “cách chơi” là mọi người cùng nhảy múa, đến đoạn giữa video một người sẽ giả vờ vấp ngã và đập đầu mình xuống đất.
Xu hướng này đã gây ra không ít thương tích ngoài ý muốn. Không có gì ngạc nhiên khi các bác sĩ phản đối kịch liệt thử thách này vì nó có khả năng gây ra “những vết thương nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng”, từ gãy xương sọ đến tê liệt và tử vong.
Video đang HOT
4. Thử thách bất tỉnh
Còn được gọi là “trò chơi ngất xỉu”, những người tham gia thử thách bất tỉnh sẽ tự bóp cổ mình cho đến khi họ bất tỉnh trong vài giây.
Một bé gái 10 tuổi ở Ý đã buộc một chiếc thắt lưng quanh cổ và vô tình ngạt thở vào tháng 1 đầu năm nay. Cô bé được đưa đến bệnh viện sau đó nhưng đã chết não. Thử thách điên rồ này nguy hiểm đến nỗi đã khiến TikTok vào cuộc ngay để xóa bỏ.
5. Thử thách lõi ngô
Ban đầu đây chỉ là một loại mẹo vặt để ăn ngô nhanh nhưng sau khi viral, nó đã trở thành một kiểu thử thách trên TikTok. Việc ăn ngô nhanh bằng cách gắn lõi ngô vào một mũi khoan đang quay là hành động nguy hiểm và có thể gây tai nạn. Rapper Jason Derulo từng bị mất một chiếc răng khi thực hiện màn thử thách.
6. Dũa răng
Thử thách này quay cảnh TikToker cố gắng sửa những chiếc răng không đều của mình bằng công cụ không thể thô sơ hơn – dũa móng tay. Về cơ bản, nó tương đương với phương pháp tạo hình men răng – một quy trình định hình để loại bỏ men răng mà nha sĩ thẩm mỹ thực hiện. Tất nhiên, nha sĩ sẽ thực hiện với công cụ và tay nghề chuyên nghiệp khác hoàn toàn.
Việc TikToker tự ý “ làm đẹp” cho răng đã gây ra sự phản đối kịch liệt từ cộng đồng nha khoa. Tiến sĩ Chad Evans, người đồng sáng lập Smile Magic Family Dental cho biết: “Bạn đang gây ra những tổn thương và sự hủy hoại không thể khắc phục đối với răng của mình”.
7. Thử thách đắp mặt bằng sáp
Tẩy lông toàn mặt từng là mốt làm đẹp cực hot thu hút hàng triệu lượt xem trên TikTok. Trend này được bắt đầu bởi một tiệm hớt tóc ở Hà Lan. Họ đã dùng sáp bôi trực tiếp lên toàn bộ khuôn mặt của khách hàng bệnh nhân. Họ thậm chí còn nhúng sáp vào mũi để nhổ những sợi lông mũi. Hình ảnh mãn nhãn khi lột sáp ra khỏi mặt khiến người xem thích thú.
Các chuyên gia về da đã gọi cách làm đẹp này là cố tình tạo chấn thương cho da, đặc biệt là những vùng nhạy cảm như vùng quanh mắt.
8. Thử thách mắng con
Từng có một thời gian những phụ huynh chơi TikTok nhiệt tình “đu trend” mắng con. Những ông bố bà mẹ này chê bai con cái của họ một cách gay gắt với lý do để tạo tiếng cười. Họ có thể gọi con mình là “lỗi lầm”, “tai nạn”. Dù mục đích thực sự là để đùa giỡn nhưng nhiều người đã dùng từ ngữ thái quá, đến mức xúc phạm và gây ra tổn thương tâm lý không nhỏ cho con trẻ.
'Flexing' vui hay 'độc hại'?
Gần đây, giới trẻ 'phát sốt' với trào lưu 'flexing' - hành động khoe thành tích cá nhân trên mạng xã hội.
'Flexing' có thể gây ra sự áp lực không cần thiết và so sánh không lành mạnh giữa các cá nhân. Ảnh: ITN .
Bên cạnh việc mang đến sự vui vẻ và ngưỡng mộ, xu hướng này cũng làm xuất hiện nỗi lo liệu có là nguyên do tạo ra sự so sánh "độc hại"?
Cách để yêu sự nỗ lực?
Trào lưu "flexing" xuất phát từ cụm từ "flex" trong tiếng Anh, có nghĩa là khoe mẽ sự giàu có hoặc thành công khiến người khác cảm thấy khó chịu. Vốn "flex" không phải là khái niệm mới vì khá phổ biến trong những bài rap.
Thời gian gần đây, nó trở thành trào lưu tại Việt Nam khi một người nổi tiếng làm trong lĩnh vực truyền thông thường xuyên khoe về cuộc sống xa xỉ của mình trên mạng xã hội. Ban đầu, "flex" khiến cư dân mạng khó chịu, nhưng dần dà lại thấy hài hước và cùng tạo nên một xu hướng.
"Flexing" nổi lên vào khoảng cuối tháng 5/2023 và bắt đầu từ khi một nhóm Facebook có tên "Flex đến hơi thở cuối cùng" được thành lập. Tính đến nay, sau chưa đầy 2 tháng, nhóm này đã thu hút hơn 1,3 triệu thành viên và con số này vẫn đang tăng theo từng phút.
Đối tượng tham gia trào lưu này không giới hạn, nhưng chủ yếu là những cá nhân trẻ tuổi. Một vài ví dụ điển hình có thể kể đến như vận động viên thành danh, du học sinh chinh phục được học bổng toàn phần hoặc nghiên cứu sinh chuyên ngành về ung thư...
Và cả những nghệ sĩ nổi tiếng cũng không nằm ngoài "cơn sốt" khoe thành tích như: Hoa hậu Lương Thùy Linh, MC Khánh Vy, YouTuber Jenny Huỳnh, Hà Myo (Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022), các nhà leo núi của gameshow Đường lên đỉnh Olympia, ca sĩ Hoàng Dũng,...
Nhạc sĩ Nguyễn Phúc Thiện, chủ nhân của loạt hit V-pop trăm triệu views trước khi liệt kê thành tích của mình có viết: "Tôi không hề giàu, chưa có nhà, cũng chẳng có xe, cũng như bao người khác thôi, rời bỏ nghề thầy giáo để giờ đây tôi có niềm tự hào của riêng mình".
Hay như với MC Nguyễn Lâm Thảo Tâm, cô "flex" về việc được trở thành MC Đài Truyền hình Quốc gia và đã dẫn chương trình chuyên về tiếng Anh đến mùa thứ 10, nhưng trước đó cô viết: "Flex năm 7 tuổi theo má qua Úc vì má có học bổng thạc sĩ. Khi đi bập bẹ tiếng Anh, khi về nói tiếng Anh như gió vì ở bển thèm nói chuyện với các bạn mà không bạn nào biết tiếng Việt".
Còn với Anh Thư (22 tuổi, Hà Nội), một thành viên thuộc nhóm "hóng hớt" đã tham gia nhóm "Flex đến hơi thở cuối cùng" từ những ngày đầu, chia sẻ: "Vào nhóm mới thấy nhiều bạn trẻ rất giỏi, khiến tôi cảm thấy ngưỡng mộ và từ đó có thêm động lực phấn đấu. Những chia sẻ của mọi người thường theo chiều hướng vui vẻ nên đọc cũng không thấy quá nặng nề hay khó chịu, dù biết rõ họ đang "khoe khoang".
Trong nhóm cũng không hẳn chỉ gồm những người rất xuất sắc ở lĩnh vực nào đó mới có thể đăng bài mà còn có những bài kiểu như "flex ngón tay có 4 đốt" hay "flex danh sách bạn bè toàn người nổi tiếng", đọc cũng thấy thư giãn và gần gũi".
Thành lập chưa đầy 2 tháng, nhóm Facebook 'Flex đến hơi thở cuối cùng' thu hút đến hơn 1,3 triệu thành viên tham gia. Ảnh chụp màn hình.
Cảnh giác mối nguy
Dù nhận được những đánh giá và thực tế phản ánh khá tích cực song một số chuyên gia đưa ra cảnh báo khi nhận định phong trào "flexing" như một mối lo ngại tác động đến tâm lý của những người trẻ.
Nhận xét về thực trạng ngày càng trở nên phổ biến của trào lưu "flexing", thạc sĩ Đặng Hoàng An - nguyên giảng viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh cho rằng, vốn tinh thần ban đầu của "flexing" không xấu nhưng nếu không kiểm soát được bản thân mà nói quá sự thật vốn có sẽ làm cho người ta tự cao, tự đại và trở thành kiêu ngạo. Và với các bạn trẻ khi đọc những nội dung về "flex" có thể dễ áp lực hoặc tủi hổ, tự ti về bản thân trước thành tựu của người khác.
Lấy ví dụ như trường hợp YouTuber Jenny Huỳnh - người sở hữu 3,22 triệu người theo dõi trên YouTube, một cái tên có sức ảnh hưởng với giới trẻ. Cô đã có bài "flex" trên YouTube với nội dung "thấy mọi người flex quá là đỉnh còn mình chỉ có một shop slime nhỏ lúc 12 tuổi" để khoe về việc mình đã có một cửa hàng kinh doanh từ rất sớm. Đây là trường hợp "khởi nghiệp" không phổ biến, nhưng Jenny Huỳnh đã làm được nhờ sự năng động từ khi còn nhỏ và có sự hỗ trợ tích cực từ phía gia đình.
Dẫu vẫn biết rằng, có khi cả triệu người Việt Nam mới có một Jenny Huỳnh may mắn và thuận lợi trong việc khởi nghiệp như thế song cách chọn thông tin này để "flex" vẫn có thể khiến những bạn đồng trang lứa, thậm chí người lớn tuổi hơn cảm thấy mình thua kém, thất bại vì vẫn chưa có gì trong tay khi mang tâm lý so sánh chưa có "một cửa hàng".
Nghệ sĩ cũng nhiệt tình 'flex'. Ảnh chụp màn hình.
Hay như Phạm Trang - người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội với 2,1 triệu người theo dõi "flex" với nội dung: "21 tuổi bạn bè xung quanh ai cũng flex có biệt thự, siêu xe, nhìn lại mình chỉ có 5 chi nhánh cửa hàng, chuẩn bị khai trương chi nhánh thứ 6. Thật là tủi thân quá đi, hihi".
Chia sẻ của Phạm Trang chỉ mang tính vui vẻ, nhưng có lẽ vẫn vô tình làm cho không ít người đọc, nhất là các bạn trẻ cảm thấy ngượng ngùng, lo lắng khi có những suy luận kiểu như: Bạn ấy 21 tuổi đã có tới 6 chi nhánh kinh doanh mà vẫn "tủi thân" vì bạn bè xung quanh đã có nhà có xe. Trong khi mình 21 tuổi và vẫn còn chưa tốt nghiệp đại học, chưa thể tự lực tài chính, vậy có phải mình quá yếu kém hay không?
Dù là "flex" một cách bông đùa, ngẫu hứng nhưng nếu chủ thể sử dụng từ ngữ, diễn đạt không khéo léo sẽ dễ gây áp lực, tự ti và so sánh độc hại với đối phương tiếp nhận thông tin. Nhất là với những người có sức ảnh hưởng rộng rãi, một bài đăng hay một lời của họ thường có tác động rất lớn tới cộng đồng người trẻ đang theo dõi họ.
Khi sức chi phối tâm lý của thế giới ảo rất mạnh với nhiều người thì điều cần ở đây là những cá nhân "flex" cần chú trọng về ngôn từ để không đi quá xa, không trở thành khoe mẽ và hạ thấp cá nhân khác.
Và với những bạn trẻ nói chung, hãy đón nhận trào lưu này bằng cái nhìn thoải mái, dành sự ngưỡng mộ tới người xuất sắc nhưng cũng lấy đó để làm "động lực" chứ không phải là "áp lực".
"Flex" - "khoe khoang" từ trước đến nay vẫn được dùng để nói về cách ứng xử chưa tốt vì thiếu sự khiêm tốn và đề cao bản thân thái quá. Vậy mà, giờ đây nó lại nhận được làn sóng ủng hộ. Phải chăng, giới trẻ đang đi ngược lại với những phẩm chất đạo đức truyền thống?
Thực tế thì, khi "flex" một cách tích cực, hóm hỉnh, đủ liều lượng và như lời cảm ơn đến bản thân vì đã nỗ lực hết mình để đạt được thành tích nào đó; cũng như người tiếp nhận chẳng mấy quan tâm đến nếu nội dung thiếu tích cực mà dành sự chú ý những bài viết hữu ích cùng những đóng góp to lớn của cá nhân đó cho xã hội ở mọi lĩnh vực thì chưa khi nào là xấu xí.
Lối ứng xử này đã được chứng minh bởi Simone Kühn, nhà nghiên cứu tâm lý học tại Đại học Hamburg: "Việc khoe về thành công và tài sản có thể kích thích vùng não liên quan đến phân tích sự đánh giá bản thân".
Flex quá hồn nhiên, coi chừng... lộ hết còn gì! Hiện là trào lưu được cộng đồng mạng hào hứng hưởng ứng, flex đem lại nhiều tiếng cười song nếu quá đà sẽ ảnh hưởng sự riêng tư, rò rỉ dữ liệu cá nhân. Flex chỉ nên dừng lại ở việc cung cấp thông tin, hình ảnh đáng yêu và không quá chi tiết - Ảnh: CTMH Hiểu ngắn gọn, flex là tự...