8 loại thực phẩm xứng đáng là ’siêu thực phẩm’
Những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao thường được gắn với tên gọi ’ siêu thực phẩm’.
Vậy đó là những loại thực phẩm nào?
1. Thuật ngữ “siêu thực phẩm”
Thuật ngữ “siêu thực phẩm” được sử dụng để định nghĩa các thực phẩm có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng cụ thể (chất chống oxy hóa, vitamin hoặc khoáng chất) và các lợi ích sức khỏe bổ sung.
Tuy nhiên, không có định nghĩa khoa học nào được chấp thuận cho siêu thực phẩm. Thực phẩm được dán nhãn là “siêu thực phẩm” khi có tuyên bố rằng nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cùng lúc hoặc giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Thuật ngữ siêu thực phẩm được cho là phổ biến vào vào đầu thế kỷ 20 khi một công ty trên thế giới sử dụng thuật ngữ này vào chiến lược tiếp thị. Công ty đã tích cực tiếp thị những lợi ích sức khỏe của chuối, khuyến khích mọi người đưa loại trái cây này vào chế độ ăn hàng ngày trên cơ sở rằng chúng rẻ, dễ kiếm, bổ dưỡng, dễ tiêu hóa và có thể được tiêu thụ ở cả dạng nấu chín và ăn trực tiếp. Sau đó, ý tưởng chuối là siêu thực phẩm trở nên phổ biến hơn khi các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đán.h giá cao chất dinh dưỡng của chuối.
Chuối được cho là thực phẩm đầu tiên có tên gọi “siêu thực phẩm”.
Xét về tổng thể, một số loại thực phẩm được dán nhãn là siêu thực phẩm có khả năng mang lại lợi ích cho sức khỏe nếu được tiêu thụ với lượng phù hợp cùng với các loại thực phẩm bổ dưỡng khác. Điều quan trọng là một chế độ ăn uống lành mạnh không nên chỉ bao gồm siêu thực phẩm mà phải đa dạng những thực phẩm lành mạnh khác. Dù là siêu thực phẩm cũng chỉ nên sử dụng như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
2. Làm thế nào để bổ sung siêu thực phẩm vào chế độ ăn hàng ngày?
Video đang HOT
Khi lựa chọn các chất dinh dưỡng tốt nhất cho chế độ ăn uống, cần lưu ý không có loại thực phẩm nào đủ để cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho cuộc sống khỏe mạnh. Quá chú trọng vào siêu thực phẩm có thể coi nhẹ các loại thực phẩm lành mạnh khác giàu dinh dưỡng hơn.
Theo “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030″ của Bộ Y tế nhấn mạnh, ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm hằng ngày; phối hợp hợp lý thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật. Sử dụng hằng ngày các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng; các loại rau, củ, quả có màu sắc khác nhau. Đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua và sử dụng…
3. “Siêu thực phẩm” là những thực phẩm nào?
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất, ưu tiên những thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
Tuy có những siêu thực phẩm được thổi phồng quá mức nhưng một số loại thực phẩm được nhiều chuyên gia dinh dưỡng công nhận lợi ích sức khỏe và giá trị dinh dưỡng.
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mang lại những lợi ích dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe:
Quả mọng: Loại quả giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng chống lại bệnh tật.
Cá: Đây là nguồn cung cấp protein và acid béo omega-3 dồi dào, rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Rau lá xanh: Các loại rau lá xanh đậm chứa nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin C, canxi và các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học.
Các loại hạt : Ví dụ hạt phỉ, hạt điều, hạt hồ đào, hạnh nhân, óc chó là nguồn cung cấp protein và acid béo không bão hòa đơn tốt cho tim.
Dầu ô liu: Loại dầu thực vật này là nguồn cung cấp vitamin E, polyphenol và acid béo không bão hòa đơn.
Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan và không hòa tan, vitamin B, khoáng chất và các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học.
Sữa chua : Nhiều loại giàu canxi, protein và vi khuẩn có lợi (probiotic).
Các loại đậu: Ví dụ đậu thận, đậu nành, đậu lăng, đậu gà, đậu Hà Lan là nguồn cung cấp protein thực vật, chất xơ và folate dồi dào.
Cách nấu thức ăn tốt nhất cho sức khỏe
Chất dinh dưỡng trong thực phẩm có thể bị hao hụt đến hơn 50% nếu không biết cách chế biến phù hợp.
Hấp là một trong những cách chế biến thực phẩm giúp giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao. Ảnh: Pexels.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Dương Công Minh, khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, việc lựa chọn phương pháp chế biến phù hợp với từng loại thực phẩm không chỉ giúp giảm thiểu lượng dinh dưỡng bị hao hụt mà còn hạn chế tạo ra các chất độc hại. Thực phẩm được chế biến đúng cách không chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn góp phần cải thiện sức khỏe toàn diện cho gia đình.
Ăn sống và trộn salad
Ăn sống là cách giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Tuy nhiên, cần sơ chế ngay trước khi ăn để tránh mất chất dinh dưỡng.
Rau củ nên rửa sạch dưới vòi nước thay vì ngâm quá lâu để hạn chế mất vitamin B, C và các khoáng chất dễ hòa tan. Với trái cây, không nên gọt vỏ quá sâu vì phần vỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học tốt cho sức khỏe.
Luộc
Phương pháp luộc dễ làm mất nhiều chất dinh dưỡng do vitamin (đặc biệt là B và C) và khoáng chất hòa tan vào nước. Một nghiên cứu của Đại học Zhejiang cho thấy, luộc bông cải xanh có thể làm mất hơn 50% dưỡng chất. Để giảm thiểu mất chất, nên dùng lượng nước vừa đủ, đậy nắp khi nấu và ăn cả nước luộc hoặc sử dụng nước này chế biến món khác.
Ăn sống là cách giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của thực phẩm nhưng cần sơ chế sạch sẽ, sơ chế ngay trước khi ăn để tránh mất chất dinh dưỡng. Ảnh: Pexels.
Hấp
Hấp là một trong những phương pháp bảo toàn dinh dưỡng tốt nhất, đặc biệt là với các vitamin tan trong nước như vitamin C. Các nghiên cứu cho thấy hấp bông cải xanh, rau bina và rau diếp chỉ làm mất 9-15% hàm lượng vitamin C. Tuy nhiên, nhược điểm là món ăn thường nhạt nhẽo, có thể khắc phục bằng cách thêm các loại gia vị hoặc nước chấm như nước tương, dầu hào.
Rán
Rán là cách chế biến không lành mạnh do việc làm nóng dầu ở nhiệt độ cao có thể tạo ra aldehyd - một chất liên quan đến nguy cơ ung thư và nhiều bệnh khác. Việc dùng dầu chiên lại nhiều lần càng làm tăng sự hình thành aldehyd. Do đó, nên chọn dầu chiên lành mạnh như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu gạo, dầu phộng và tránh tái sử dụng dầu.
Xào và áp chảo
Xào và áp chảo sử dụng nhiệt độ từ trung bình đến cao với ít dầu hoặc bơ, được đán.h giá là phương pháp lành mạnh. Hai cách này giúp ngăn ngừa mất vitamin B và cải thiện khả năng hấp thụ các hợp chất thực vật, chất chống oxy hóa nhờ sự bổ sung chất béo từ dầu và bơ.
Tác hại của gạo lứt đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết Gạo lứt chứa nhiều chất xơ, ít chất béo tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn ăn không đúng cách cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Cũng giống như bất kì loại thực phẩm nào, khi ăn quá nhiều gạo lứt sẽ không tốt cho sức khỏe. Nó cũng trở thành nguyên nhân gây hại với một số người. Những...